Thực trạng đời sống của các hộ dân thôn định cư Lương Viện

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ (Trang 25 - 26)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1.Thực trạng đời sống của các hộ dân thôn định cư Lương Viện

Tình hình kinh tế: Thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữa địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản. Tính chất của công việc khiến cho người dân thôn định cư có nhiều thay đổi khác xa so với cuộc sống trên cạn của các vùng ngư nghiệp khác. Hầu hết các hộ đều làm nghề đánh bắt, và nuôi trồng. Nhiều hộ gia đình còn làm thêm các nghề phụ như thợ nề, làm công nhân và nhiều người đi làm ăn xa trên các vùng của cả nước. Nguồn vốn tự nhiên của các hộ dân, ngoài đầm phá ra còn có một ít diện tích đất canh tác nhỏ trong vườn không đáng kể để sản xuất một số cây rau màu. Thu nhập từ trên đầm phá vẫn là chính và quanh năm suốt tháng người dân chuyển đổi ngư cụ trên đầm để đánh bắt phù hợp sinh vật và con nước.

Về cơ sở hạ tầng: Sau khi được chuyển lên bờ từ năm 1985, các hộ dân nằm trong chương trình hổ trợ của chính quyền huyện Phú Vang và dự án đã tạo điều kiện về cấp đất, hỗ trợ và cho vay một phần vốn để xây dựng nhà cửa. Các con đường dẫn vào thôn được bê tông hóa, xây dựng được nhà cộng đồng, nhà sinh hoạt thôn. Nhà ở được xây dựng kiên cố, phương tiện sinh hoạt trong các hộ ngày càng được cải thiện. .

Trong thời gian trước khi mới lên tái định cư, người dân gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết về môi trường sống thay đổi, về văn hóa và các mối quan hệ chưa dễ dàng thích nghi. Trong khi đó, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục người dân chưa được và chưa dễ dàng tiếp cận. Và đồng thời, cùng với các đặc điểm về nhân khẩu như đông con, mù chữ, đau yếu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là những vấn đề người dân đang đối mặt và nguy cơ tái hiện và trở về cuộc sống cũ lênh đênh trên đầm phá là có thể xảy ra. Mặc dù bước đầu các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn, song dần dần nhờ vào sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự can thiệp của các dự án nên các hộ dân ở đây đã từng bước ổn định cuộc sống.

Riêng đối với phụ nữ của thôn: Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời gian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ hội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi

hội cũng còn là nơi để triển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình, các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ (Trang 25 - 26)