Ảnh hưởng và tác động đến người dân:

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ (Trang 38 - 40)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.5.1.Ảnh hưởng và tác động đến người dân:

Về nhận thức:

Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, đa phần các chị em đã thay đổi cả về các nhận thức lẫn quan niệm trước đây. Các chị em đều xác định được vai trò vị trí của mình và tầm quan trọng của mình trong xã hội. Các quan điển về sinh con, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới đều được chị em nhìn nhận đúng thực tế, không chỉ có chị em phụ nữ thay đổi mà cả nhận thức của người chồng cũng đã khác xưa. Điều này cho thấy rằng, môi trường sống và các quan niệm lệch lạc cùng với kém hiêu biết, nếu tác động thay đổi kip thời sẽ giúp cho người dân nhận ra vấn đề và để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

Về cuộc sống:

Vị trí của người phụ nữ trong gia đình được nhìn nhận đúng và có vai trò quan trọng. Gia đình chị Nguyễn Thị Câng trước đây thường xuyên xảy ra cải cọ nhau do người chồng có những quan niệm phong kiến và thiếu hiểu biết, xung quanh làng xóm ai cũng biết và can ngăn nhưng không hiệu quả. Từ khi có dự án về triển khai và tuyên truyền tập huấn, gia đình anh chị đã tham gia các buổi tập huấn của dự án, đặc biệt về nội dung bạo lực trong gia đình. Từ đó đến nay, gia đình anh trở nên sống hòa thuận và yêu thương nhau, hàng xóm láng giềng ai cũng ngạc nhiên và khen ngợi.

Về lối sống, các phong tục tập quán và quan niệm:

Mặc dù không nắm bắt và hiểu biết nhiều về các quá trình trước, song qua báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế và một vài báo cáo của chính quyền xã và thôn, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ sinh con đã giảm hẳn trước đây, các quan niệm và hủ tục lạc hậu dần dần được đẩy lùi và xóa bỏ, quan hệ làng xóm được cũng cố và cải thiện. Các tổ chức trong thôn được thành lập để giúp đở nhau tron cuộc sống, trong đó có hội phụ nữ hoạt động rất hiêu quả trong thời gian qua. Tỷ lệ học sinh đến trường cao lên và trong đó, đáng ghi nhận là số lượng sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng có số lượng rất đáng nể đối với một thôn vừa được tái định cư chưa lâu. Các tệ nạn xã hội cũng giảm và nhiều gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Tất cả những vấn đề trên ngoài những tác động của dự án thì nổ lực của người dân là rất lớn và đáng ghi nhận. Điều đó để nói lên rằng, cuộc sống của các hộ dân tại thôn định

cư Lương Viện nói chung và chị em phụ nữ nói riêng đang gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ.

Nhu cầu nguyện vọng của các chị em phụ nữ

Bảng đánh giá nhu cầu tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực cho người dân:

Do gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình bước đầu khi lên tái định cư, cho nên hầu hết người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ đều muốn nhu cầu, tiếng nói của mình đến chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng và các ban ngành có liên quan quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ để dần dần ổn định cuộc sống, có điều kiện an cư lạc nghiệp, thích nghi với nhu cầu và cuộc sống mới. Nhất là các chị em phụ nữ muốn được tạo điều kiện để hòa nhập vào trong xã hội, sớm được khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình.

Người dân rất mong muốn được tham gia nhiều các buổi tập huấn để cũng cố và nâng cao hiểu biết trong cuộc sống. Đặc biệt là các nội dung thiết thực liên quan đến cuộc sống đời thường và diễn ra hàng ngày và nhất là cho chị em phụ nữ-những người dễ bị tổn thương trong xã hội.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ (Trang 38 - 40)