Các hoạt động chính:

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ (Trang 31 - 34)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4.1.Các hoạt động chính:

Các hoạt động phụ nữ tập trung vào công tác nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới và vai trò của họ trong sản xuất, sinh sản và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động chi tiết xin xem ở phụ lục 2. Về cơ bản nó bao gồm các hoạt động sau:

• Cung cấp khóa tập huấn về giới và vai trò của giới

• Cung cấp các phương pháp phân tích về giới như là cơ hội để phát triển về Quyền quản lý và ra quyết định trong gia đình.

• Tổ chức tập huấn, phổ biến về phương pháp / công cụ phân tích giới, luật bình đẳng giới, luật chống bạo lực gia đình và các công ước quốc tế về bình đẳng giới

• Tập huấn về Lập kế hoạch và sản xuất kinh doanh

• Cung cấp dịch vụ, hướng dẫn phân tích, quản lý tài sản tái sản xuất và bảo vệ sức khỏe.

• Tập huấn cho phụ nữ cách đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

• Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ góp ý để phát triển kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở địa phương

• Tập huấn các kỹ năng giới thiệu, giao tiếp và làm việc theo nhóm có cả nam và nữ.

Thương thuyết với các tổ chức khác để phụ nữ có vị thế cao hơn trong việc đề ra những quyết định của họ.

Các nội dung trong chương trình của dự án rất phong phú trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Dưới đây là một vài nội dung:

Nội dung: Tập huấn về giới, vai trò giới Kết quả

- Tổng số người tham gia: 90 - Tổng số người hưởng lợi: 90

Đến cuối đợt tập huấn, người dân cả 2 thôn có được kiến thức cơ bản về giới và vai trò giới. Từ đó mỗi giới hiểu, thông cảm và chia sẻ, trách nhiệm với nhau trong công việc, trong giáo dục con cái đặc biệt tôn trọng trong nhau suy nghĩ và ứng xử.

Thuận lợi và khó

- Thuận lợi :

- Được chính quyền cũng như người dân tạo điều kiện, hợp tác tốt trong tất cả mọi hoạt đông triển khai từ hoạt động phát tờ rơi, áp phích cho đến phát thanh hay tập huấn.

- khó khăn:

Thời gian của người dân phải đi làm cả ngày nhưng trên hết là do trình độ văn hóa thấp (Đa phần người tham gia tập huấn không biết chữ, chiếm 60%)

Các lớp tập huấn được tổ chức có thể theo nguyện vọng của chị em. Ngoài ra, nội dung tập huấn không chỉ dành cho phụ nữ và chỉ có phụ nữ tham gia mà còn cả nam giới tham gia

Nội dung: Phân biệt đối xử giới Kết quả:

- Tổ chức tập huấn ở thôn Định Cư Lương Viên tại xã Phú Đa với 30 người tham gia trong đó có 15 nam và 15 nữ.

- Thông qua hoạt động tập huấn bà con nhận thức được những suy nghĩ, quan niệm, lời nói hay hành vi lâu nay rất đỗi vô tư của bản thân mình đã gây nên tình trạng phân biệt đối xử giới (chủ yếu là nam giới phân biệt với phụ nữ, cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái) Từ đó họ hiểu rằng mọi sự phân biệt đối xử đều làm phương hại, gây cản trợ đến những người thân yêu.

Tác động xã hội:

- Có thể nói quan niệm phân biệt đối xử giới có tính chất truyền thống của người việt nam (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô) nên để thay đổi nó cần có thời gian và liên tục. - Nội dung phân biệt đối xử giới được tập huấn ở một cộng đồng thiệt thòi - cộng đồng vạn đò tái định cư mà dễ tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em gái nên ý nghĩa của nó vô cùng to lớn.

- Thông qua tập huấn giúp bà con nhất là nam giới biết chia sẻ, quan tâm, chăm sóc và tôn trọng phụ nữ hơn

- Đặc biệt ý nghĩa là cộng đồng nhận thức được phải tạo điều kiện và cơ hội như nhau để mọi người trong cộng đồng, nhất là phụ nữ và em gái để cùng nhau phát triển

Nội dung: Tập huấn phương pháp/công cụ phân tích giới như phương phân tích cơ hội tiếp cận và quyền kiểm soát, quyền ra quyết định

Kết quả:

- Tổng số người tham gia: 79 - Tổng số người hưởng lợi:79

Nhờ buổi tập huấn mà trang bị cho các chị em những kiến thức cơ bản về giới, vai trò giới, lợi ích giới. trách nhiệm giới và bình đẳng giới. Từ đó giúp chị em nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản thân để họ tự tin, mạnh dạn và chủ động nắm quyền kiểm soát, quyền ra quyết định cũng như quyền được tiếp cận các cơ hội từ các chương trình, các dự án phát triển nhằm nâng cao vị thế và vai trò giới trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác động xã hội:

Được chính quyền cũng như người dân tạo điều kiện, hợp tác, tham gia đầy đủ và nhiệt tình trong tất cả mọi hoạt đông triển khai.

+khó khăn:

Thời gian dành cho hoạt động quá ít( chỉ từ 8h cho đến 2h) nên không thể truyền đạt hết những kiến thứ cơ bản. Hơn nữa một số chị em mang một tâm thế là “phụ nữ phải chịu thiệt hơn đàn ông” nên họ vẫn còn bàng quang với buổi tập huấn.

Nội dung: Phổ biến về Luật bình đẳng giới, luật chống bạo lực gia đình Kết quả:

- Tổng số người tham gia: 48 - Tổng số người hưởng lợi: 165

- Để đảm bảo mục tiêu dự án( 70%) người dân hiểu biết về luật, trong tổng số 187 người dân thì phải có 127 người được tiếp cận luật, do kinh phí dự án có hạn nên chỉ tập huấn một nhóm nồng cốt gồm 13 người( 5 nam và 8 nữ) để đi tuyên truyền và phát tờ rơi cho hơn 130 hộ( xã Phú Đa) ngoài ra kết hợp với áp phích và phát thanh. Nhờ đó sau khi tập huấn mọi người đều nhận tờ rơi và ngay ngày mai thì công tác phát

tờ rơi được tiến hành, sau 2 ngày công tác phát tờ rơi được hoàn tất với 130 tờ rơi cho 130 gia đình nhờ vậy mà người dân ở thôn đều được tiếp cận với luật phòng chống bạo lực gia đình, chiếm( 70%) và được tiếp cận( 100%) thông qua phát thanh

Tác động xã hội:

Thuận Lợi

Được chính quyền cũng như người dân tạo điều kiện, hợp tác tốt trong tất cả mọi hoạt đông triển khai từ hoạt động phát tờ rơi, áp phích cho đến phát thanh hay tập huấn.

- khó khăn:

Trong nhận thức của người dân( đa phần đàn ông) đều nghĩ là họp phụ nữ nên khi gọi tới họ e ngại, đùn đẩy làm mất thời gian dẫn đến số nam giới tới ít hơn. Ngoài ra ở thôn Cự Lại Bắc không có nhà cộng đồng nên địa điểm tập huấn luôn thay đổi và vì không có nhà cộng đồng nên người dân thường đi ra vào, một số chị khi đi còn đưa cả con nhỏ nữa nên gây mất tập trung và lộn xôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ (Trang 31 - 34)