1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN

40 2,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 267 KB

Nội dung

Trong vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên nói chung cũngnhư giữa các nước thành viên trong khu vực với các nước ngoài khối, ASEAN luônkhẳng định nguyên tắc “tôn trọng c

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations– ASEAN), một tổ chức quốc tế khu vực được ra đời theo Tuyên bố Bangkok vềthành lập ASEAN năm 1967 với mục đích chính thúc đẩy hòa bình và ổn định trongkhu vực Từ một tổ chức còn ở mức độ liên kết lỏng lẻo, đến nay ASEAN đã trởthành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và đang dần khẳng định vịthế của mình trên trường quốc tế mà việc thành lập và xây dựng Cộng đồngASEAN cũng như việc cho ra đời bản Hiến chương đã minh chứng cho điều này

Tuy nhiên, càng bước vào công cuộc hội nhập sâu và rộng trên tất cả các lĩnhvực, thì mỗi nước ASEAN nói riêng và thế giới nói chung đều phải đứng trướcnhững thách thức to lớn, trong đó, vấn đề nổi bật hơn cả là giữ gìn nền hòa bình, anninh của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và của toàn nhân loại Để làm được điều đó,việc xây dựng nên những nguyên tắc chung và các cơ chế cho việc giải quyết tranhchấp, bất đồng cũng như các tình thế nguy hiểm là điều hết sức quan trọng Ý thứcđược vấn đề này từ rất sớm, ASEAN trải qua các giai đoạn phát triển, đã xây dựng

và dần hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị trong khu vực

Dù vậy, do tính chất biến động phức tạp của các tranh chấp; các vấn đề xuất phát từbản chất hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của ASEAN; truyền thống vănhóa, pháp luật của các nước trong khu vực, cũng như nhiều lý do khách quan và chủquan khác nhau mà cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị hiện tại củaASEAN còn nhiều hạn chế, thiếu tính thực tiễn và hiệu quả Đây sẽ là trở ngạikhông nhỏ cho sự phát triển và vững mạnh của ASEAN, đặc biệt là trong thời kỳASEAN đang tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình hành động như hiệnnay để có được bước chuyển vượt bậc

Mặt khác, khi nghiên cứu một vấn đề nhất định nào đó, để nhận thức đúng vàhiểu được bản chất của vấn đề, cần phải phân tích tất cả các khía cạnh ưu và nhượccủa nó; mối quan hệ của vấn đề cần nghiên cứu với nguồn gốc phát sinh vấn đề; đặt

nó trong mối tương quan với các vấn đề có liên quan khác Vấn đề giải quyết tranhchấp an ninh – chính trị của ASEAN cũng không phải là ngoại lệ Cơ chế giải quyết

Trang 2

an ninh – chính trị của ASEAN hiện nay có thể nói sự hạn chế nhiều hơn tính hiệuquả Tuy vậy, muốn cho sự hợp tác toàn diện của ASEAN được phát triển, sự nỗ lựckhông ngừng của mỗi thành viên ASEAN được thành công, ASEAN cần phải tìmhiểu và giải quyết những vấn đề có tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển

và những nỗ lực đó, mà cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEANhiện nay chính là một trong các vấn đề mang tầm ảnh hưởng này Hơn nữa, ViệtNam cũng là một trong mười thành viên của ASEAN, nếu cơ chế giải quyết tranhchấp an ninh – chính trị của ASEAN được hoàn thiện, sự hợp tác khu vực của ViệtNam cũng sẽ đạt được nhiều bước tiến mới

Từ việc nhận thức được tính cần thiết của vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài

“Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN” nghiên cứu thực

hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận góp phần làm rõ hơn sự phát triển của

cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN và pháp luật củaASEAN về giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị, tạo cơ sở khoa học để làm rõ

và bước đầu hoàn thiện pháp luật quốc gia về giải quyết tranh chấp an ninh – chínhtrị trong ASEAN

Về mặt thực tiễn, khóa luận giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về cơ chếgiải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN Việc hình thành và phát triển

cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN đã tạo ra một nền tảngquan trọng trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định khu vực

3 Mục đích nghiên cứu khóa luận

Khóa luận nghiên cứu sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh– chính trị của ASEAN xuất phát từ mô hình ngoại giao là chủ yếu sang một hệthống dựa trên các quy định của pháp luật với tham chiếu cụ thể là bối cảnhASEAN Từ đó có cơ sở để đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trịcủa ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong khu vực

Khóa luận với mục đích là làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của

cơ chế giải quyết an ninh – chính trị trong khuôn khố ASEAN; những quy định về

Trang 3

cơ quan, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN Từ

đó, người viết đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của các cơ chế này vàkiến nghị, những phương hướng để hoàn thiện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Xuất phát từ yêu cầu của đề tài là nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp

an ninh – chính trị của ASEAN nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài khóaluận đi sâu vào nghiên cứu ở các nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp

an ninh – chính trị như: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranhchấp, các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp,cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các quyết đinh của cơ quan giải quyếttranh chấp trong lĩnh vực an ninh – chính trị của ASEAN

5 Phương pháp nghiên cứu khóa luận

Để hoàn thành mục đích và những nhiệm vụ đặt ra, người viết sử dụngphương pháp nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp nghiêncứu cụ thể khác như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp liệt

kê, phương pháp tổng hợp… Đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu đặc trưng củakhoa học pháp lý như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp và diễn dịch,

… được sử dụng chủ yếu trong khóa luận

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củakhóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị củaASEAN

Chương 2: Cơ quan và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp an ninh – chínhtrị của ASEAN

Chương 3: Những đánh giá và kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp anninh – chính trị của ASEAN

Do giới hạn về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm, bài khóa luân chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, côgiáo đề bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Trang 4

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN

Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức khu vực là một trong nhữngphương pháp hòa bình giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong Hiến chương LiênHợp Quốc Thực tiễn quốc tế cho thấy, các tổ chức quốc tế khu vực, trong điều lệhoạt động của mình đều ghi nhận việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyếttranh chấp Và cùng quá trình hợp tác, phát triển, các tổ chức này đã hình thành nêncác cơ chế giải quyết tranh chấp riêng, phù hợp với đặc điểm chung về điều kiệnlịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia trong khu vực cũng nhưmức độ hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức khu vực đó ASEAN là một tổchức quốc tế khu vực, được hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồngthuận, bình đẳng và cùng có lợi Trong thập kỷ đầu mới thành lập, hoạt động củaASEAN chủ yếu tập trung vào các vấn đề văn hóa, chính trị và tăng cường mốiquan hệ hiểu biết lẫn nhau để củng cố, hợp tác phát triểu mối quan hệ đoàn kếttrong khu vực Đông Nam Á Các quốc gia thành viên cố tránh va chạm, căng thẳng,các tranh chấp, xung đột chủ yếu được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giảihoặc theo cơ chế chung của hệ thống pháp luật quốc tế Thời kỳ này, ASEAN chưa

có một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng trong khu vực

Ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao với sự có mặtcủa đại diện 5 nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore

và Thái Lan, một tuyên bố hết sức ngắn gọn (chưa đầy 3 trang với 7 mục tiêu) đã rađời Hiệp hội ASEAN đã hình thành trên cơ sở của Tuyên bố Bangkok với mục tiêugói gọn trong 2 điểm cơ bản: Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức quy tụ tất cảcác nước Đông Nam Á; Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành một khu vực Hòa bình– Tự do – Thịnh vượng.1 Tuyên bố Bangkok năm 1967 ghi nhận khẳng định bước

1 Xem thêm: http://www.baomoi.com/Tuyen-bo-bangkok-1967-Tu-tam-nhin-den-hanh-dong/

122/4675117.epi

Trang 5

đầu của các nước ASEAN cùng nhau thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực thông quaviệc tôn trọng công lý, các nguyên tắc pháp luật trong quan hệ giữa các quốc gia vàHiến chương của Liên Hợp Quốc Tại Tuyên bố Bangkok, những thành viên sánglập nên ASEAN đã nhận thức rất rõ ràng, đối với vận mệnh chung của các dân tộcĐông Nam Á, đặt trong một thế giới ngày càng tùy thuộc lẫn nhau thì cách tốt nhất

để thực hiện lý tưởng tha thiết về hòa bình, tự do, công bằng xã hội và phát triểnphúc lợi kinh tế là tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường quan hệ láng giềng tốt,trong đó, hợp tác tích cực và toàn diện là điều không thể thiếu.2 Tuy nhiên, Tuyên

bố này chủ yếu nhấn mạnh vào sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hộigiữa các quốc gia thành viên ASEAN mà chưa thực sự đề ra một cơ chế giải quyếttranh chấp rõ rệt cho các tranh chấp giữa các nước này Do vậy, các tranh chấp xảy

ra được giải quyết chủ yếu dựa trên cơ sở hợp tác, thiện chí của các nước trong khốiđồng thời áp dụng cơ chế chung của hệ thống pháp luật quốc tế mà trước hết là theonguyên tắc và quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc về hòa bình giải quyếttranh chấp quốc tế

Trong vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên nói chung cũngnhư giữa các nước thành viên trong khu vực với các nước ngoài khối, ASEAN luônkhẳng định nguyên tắc “tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệgiữa các nước trong vùng và tuân tủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên HợpQuốc”3 để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, thúc đẩy hòa bình và ổn định khuvực Đồng thời dựa trên những đặc điểm tương đồng về truyền thống lịch sử, vănhóa giữa các nước trong khu vực, trong quá trình giải quyết các tranh chấp quốc tế,ASEAN còn coi việc thực thi nguyên tắc tôn trọng hòa bình, truyền thống văn hóa

và pháp luật của các nước thành viên làm nguyên tắc chỉ đạo chung

Để cụ thể hóa nguyên tắc về giải quyết tranh chấp và đảm bảo hòa bình, anninh khu vực Đông Nam Á, tháng 2 năm 1976, tại Hội nghị thượng đỉnh các nướcASEAN lần thứ nhất diễn ra ở Bali (Indonesia), các nhà lãnh đạo cao cấp của nămnước thành viên sáng lập ASEAN đã thỏa thuận và thông qua Hiệp ước Thân thiện

và Hợp tác ở Đông Nam Á (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia,

2 Xem: Lê Mai Anh (2008), “Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á (Hiến chương ASEAN)”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 3, tr 71.

3 Xem: Tuyên bố Bangkok về thành lập ASEAN.

Trang 6

còn gọi là Hiệp ước Bali – TAC) Hiệp ước này đã đánh dấu cơ sở pháp lý đầu tiêncho quan hệ hợp tác bền vững của các nước ASEAN, đồng thời tạo nguyên tắc ứng

xử chung cho tất cả các quốc gia thành viên trong khối, trong đó có nguyên tắc ứng

xử hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế Từ tinh thần hòa bình giảiquyết tranh chấp quốc tế của ASEAN được ghi nhận trong Tuyên bố Bangkok năm

1967, Hiệp ước Bali đã dành chương IV để quy định cụ thể về vấn đề này Các quyđịnh của Hiệp ước tiếp tục khẳng định “quyết tâm và thiện chí ngăn không để xảy racác vụ tranh chấp Trong trường hợp xảy ra các vụ tranh chấp và nảy sinh các vấn

đề tác động trực tiếp đến họ, các bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe dọa

sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực và sẽ luôn luôn giải quyết các tranh chấp nhưvậy với nhau thông qua thương lượng hữu nghị”.4 Một tiến trình khu vực đã đượcxác định trước trong trường hợp các bên tranh chấp không giải quyết tranh chấpbằng con đường thương lượng, đó là các bên sẽ thỏa thuận thành lập Hội đồng Cấpcao (các thành viên thuộc cấp Bộ trưởng - High Council) để xem xét giải quyết Hộiđồng sẽ xem xét vụ tranh chấp, ra khuyến nghị về các biện pháp giải quyết tranhchấp cũng như các biện pháp cần thiết để ngăn chặn xung đột do tranh chấp gây ra

Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 34 diễn ra tại Hà Nộingày 23 tháng 1 năm 2001, Quy tắc tố tụng của Hội đồng Cấp cao (Rules ofprocedure of the High Council of Treaty of Amity and Cooporation in SoutheastAsia) đã được thành viên Hiệp ước Bali thông qua, tạo cơ sở cho quy trình giảiquyết tranh chấp Việc thông qua Quy tắc tố tụng của Hội đồng Cấp cao được đánhgiá là bước khởi đầu quan trọng, góp phần tăng cường sức mạnh và hiệu quả cho cơchế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị Tuy nhiên, với nội dung bao gồm 25nguyên tắc, quy định nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cấp cao, trình tựxem xét các cuộc tranh chấp trong khu vực… bản Quy tắc vẫn không tạo ra nhữngbước đột phá so với các quy định của Hiệp ước Bali

Hiệp ước Bali cũng đã được bổ sung năm 1987 bằng Nghị định thư Manila(ngày 15 tháng 12 năm 1987), theo đó phạm vi các chủ thể áp dụng Hiệp ước được

mở rộng đối với các nước ngoài khối nếu có liên hệ trực tiếp đến vụ tranh chấpđang được giải quyết.5

4 Xem: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 (Hiệp ước Bali), Điều 13.

5 Xem: Nghị định thư Manila năm 1987 về bổ sung Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Điều 2.

Trang 7

Để tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực an ninh – chínhtrị, năm 2003, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 (họp tại Bali, Indonesia) đã raTuyên bố hòa hợp ASEAN (2003 Declaration of ASEAN Concord II, còn gọi làTuyên bố Bali II – BAC II), trong đó ghi nhận việc thành lập và xây dựng Cộngđồng an ninh (ASC) (sau này gọi là Cộng đồng chính trị - an ninh, APSC) là mộttrong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN Với các chương trình hành động cụthể, trong đó có các kế hoạch xây dựng Cộng đồng trên năm lĩnh vực chính, baogồm tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN.

Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, quan hệ hợp tác giữa các nước thànhviên ASEAN ngày càng được mở rộng và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội Nhằm hướng tới việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN vữngmạnh trên ba trụ cột: Cộng đồng chính trị an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồngvăn hóa xã hội, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tại Singapore đã thôngqua một văn kiện hết sức quan trọng: Hiến chương ASEAN (Charter of theAssociation of Southeast Asean Nations) ngày 20 tháng 11 năm 2007, hơn một nămsau đó, Hiến chương có hiệu lực (ngày 15 tháng 12 năm 2008).6 Sự ra đời của Hiếnchương ASEAN phản ánh sự trưởng thành của Hiệp hội, thể hiện tầm nhìn và quyếttâm mạnh mẽ của các nước thành viên nhằm mục tiêu xây dựng một ASEAN hòabình, ổn định và phát triển với vị thể mới hơn, liên kết chặt chẽ hơn và ràng buộcpháp lý hơn Đồng thời, Hiến chương ASEAN cũng dành một chương quy định vềviệc giải quyết tranh chấp, hệ thống hóa những thỏa thuận trước kia của ASEAN vàtạo cơ sở pháp lý việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấptrong mọi lĩnh vực của ASEAN.7

Hiến chương ASEAN được đánh giá là một sản phẩm mang đậm nét truyềnthống văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á, là tiếng nói chung phản ánh mức độ

“thống nhất trong đa dạng” về một Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn kết và ràngbuộc hơn về pháp lý để giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực, hỗ trợđắc lực cho các nước thành viên phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập khu

6 Xem thêm: Woon, Walter “ The ASEAN Charter Dispute Settlement Mechanisms ” The Making of the

ASEAN Charter Ed Tommy Koh, Rosario Manalo and Walter Woon Singapore: World Scientific, 2008.

7 Xem thêm: http://cil.nus.edu.sg/dispute-settlement-in-asean/

Trang 8

vực và quốc tế.8 Về cơ bản, nội dung của Hiến chương không phải là những vấn đềhoàn toàn mới mà đó là sự đúc kết và hệ thống hóa trong một văn kiện pháp lýnhững mục tiêu, nguyên tắc và thỏa thuận đã có của ASEAN, có sửa đổi, bổ sungcho phù hợp với tình hình mới Thông qua Hiến chương, ASEAN và các quốc giathành viên nêu rõ cam kết và việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trongcác tuyên bố và văn kiện của ASEAN Đó là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủquyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ra quyết định bằng tham vấn

và đồng thuận…

Với cách tiếp cận đó, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, nhiều quy định vềcác cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Hiến chương ASEAN cũng đượctổng hợp và hệ thống hóa từ các văn kiện khác của ASEAN Ví dụ, nguyên tắc giảiquyết tranh chấp kịp thời bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế không sử dụng vũ lựchoặc đe dọa sử dụng vũ lực khi có tranh chấp, tôn trọng sự thỏa thuận… đã đượcghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp ước Bali năm 1976.9

Điều 22 Hiến chương ASEAN khẳng định ASEAN duy trì và thiết lập các cơchế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN Khi nói về

“các lĩnh vực hợp tác của ASEAN”, người ta có thể nghĩ đến các lĩnh vực hợp tác

về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng… Đó cũng là lý do để cácnhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhau xây dựng ASEAN với batrụ cột chính (bao gồm Cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN; Cộng đồng kinh tếASEAN và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN); tương ứng với đó là các Hội đồng(Hội đồng Cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tếASEAN và Hội đồng Cộng đồng văn hóa ASEAN).10 Trong lĩnh vực hợp tác ngoạikhối, ASEAN cũng khẳng định ASEAN phát triển các mối quan hệ hợp tác thânthiện, đối thoại cùng có lợi với các quốc gia, khu vực, các tổ chức quốc tế và các thểchế quốc tế Song, các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN lại không chia theocác lĩnh vực hợp tác đó Vì vậy, khi muốn giải quyết một tranh chấp nào đó người ta

8

Xem thêm: Tommy Koh (Ambassador At-Large, Sing), Rosario G Manalo (European Students programe,

Ateneo de manila university, the Philippines), Walter woon (Attorney – General, Sing), “The making of the Asean Charter”.

9 Xem thêm: Woon, Walter “The ASEAN Charter Dispute Settlement Mechanisms ” The Making of the ASEAN

Charter Ed Tommy Koh, Rosario Manalo and Walter Woon Singapore: World Scientific, 2008.

10 Xem thêm: Declaration of Asean Concord II, Annex, Asean Security Community.

Trang 9

phải tìm theo các văn kiện của ASEAN để xem lĩnh vực đang tranh chấp có đượcquy định trong các văn kiện cụ thể nào của ASEAN không, thuộc quy định nào củaHiến chương ASEAN, từ đó mới xem xét các quy định về các cơ chế giải quyếttranh chấp phù hợp Đây cũng là một nét đặc thù trong các cơ chế giải quyết tranhchấp của ASEAN theo Hiến chương ASEAN, với phương châm duy trì các cơ chếgiải quyết tranh chấp đã có và thiết lập thêm các cơ chế giải quyết tranh chấp chophù hợp với yêu cầu mới.

Khi đề cập đến một cơ chế giải quyết tranh chấp người ta thường nghĩ đếntổng thể thống nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình tự, thủ tụcgiải quyết tranh chấp và việc thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp Tuy nhiên,Hiến chương ASEAN lại có một cách tiếp cận khá khác Mặc dù Hiến chương cómột chương quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các văn kiện củaASEAN, nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở việc đề ra những nguyên tắc chungtrong giải quyết tranh chấp và phân ra những loại tranh chấp nào thì áp dụng cácloại cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại các văn bản nào để giải quyết.Toàn bộ các vấn đề về cách thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp… được quyđịnh trong các văn bản cụ thể về giải quyết tranh chấp hoặc trong các văn kiện cụthể khác của ASEAN

Do đó, tư tưởng chỉ đạo của Hiệp ước Bali về việc giải quyết tranh chấp làtích cực sử dụng phương pháp ngoại giao phòng ngừa, kết hợp với vận dụng cácbiện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp hiện vẫn được ưa chuộng trong thực tiễngiải quyết tranh chấp quốc tế Tuy nhiên những quy định của Hiệp ước Bali về giảiquyết tranh chấp mới chỉ dừng lại ở mức độ thừa nhận những biện pháp mang tính

tự nguyện mà các bên tranh chấp (không kể là thành viên ASEAN hay bên ngoàiHiệp hội) có thể sử dụng để ngăn ngừa hoặc hòa giải bất đồng, tranh chấp nảy sinh.Các quy định như vậy chưa tạo được cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của một tổchức quốc tế khu vực so với những biện pháp đã được thể chế hóa trong Hiếnchương Liên Hợp Quốc Đây là điểm hạn chế đáng kể trong một số văn kiện pháp

lý của ASEAN, vì thế đã phần nào làm mờ nhạt tính thể chế pháp lý của Hiệp hộikhi hội nhập vào quan hệ quốc tế thời đại toàn cầu hóa Hiến chương ASEAN đãkhắc phục một cách cơ bản hạn chế trên bằng việc dành hẳn chương VIII để quy

Trang 10

định về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, theo đó các nước thành viên đãnhất trí, ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cảcác lĩnh vực Hiến chương ASEAN một mặt khẳng định giá trị pháp lý và thực tiễncủa các biện pháp truyền thống về giải quyết tranh chấp theo Hiến chương LiênHợp Quốc (khoản 1 Điều 33) đối với giải quyết tranh chấp phát sinh từ thực tế ápdụng và giải thích Hiến chương, mặt khác xác định việc duy trì và phát triển các cơchế thích hợp đối với từng lĩnh vực hợp tác về kinh tế, thương mại, an ninh, chínhtrị, văn hóa, xã hội…11

Như vậy, Hiến chương đã trở thành văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, làm

cơ sở cho sự phát triển vững mạnh của ASEAN Hiến chương đã tiếp tục ghi nhậnmục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN tiếp nối từ các văn kiện trước, đồngthời ghi nhận những vấn đề cơ bản về ASEAN trong đó có vấn đề về cơ chế giảiquyết tranh chấp của ASEAN, được quy định tại chương IV của Hiến chương TheoHiến chương quy định, khi tranh chấp xảy ra, các bên sẽ nỗ lực giải quyết tranhchấp một các hòa bình, kịp thời thông qua các biện pháp như thương lượng, đốithoại, tham vấn Từ khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực đến nay, các cuộc hộinghị trong khuôn khổ ASEAN đều chú trọng tới việc cụ thể hóa Hiến chương vàđưa Hiến chương vào cuộc sống, trong đó có vấn đề về cơ chế giải quyết tranhchấp Hơn nữa, trong tư duy của các nhà lãnh đạo ASEAN thì Hiến chươngASEAN không chỉ có giá trị cho hiện tại mà còn nhằm để thế hệ mai sau tiếp tụcđược hưởng thành quả phát triển mà Hiến chương đem lại do vậy, giá trị pháp lý,chính trị đích thực của văn kiện quốc tế này đã được khẳng định ở ngay những điềukhoản cơ bản ghi nhận tại Hiến chương.12

1.2 NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN

1.2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN

11 Xem: Lê Mai Anh (2008), “Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á (Hiến chương ASEAN)”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 3, tr 73 – 74.

12 Xem: Lê Mai Anh (2008), “Các vấn đề pháp lý cơ bản trong Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á (Hiến chương ASEAN)”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 3, tr 71.

Trang 11

ASEAN là một tổ chức quốc tế khu vực bao gồm 10 nước thành viên, được

“Gắn kết với nhau bới một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong mộtkhu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, tiến bộ

xã hội và thịnh vượng chung, nhằm thúc đẩy các lợi ích, nguyện vọng và lý tưởngquan trọng”.13 Với tinh thần hợp tác hòa bình để cùng phát triển, các tranh chấp anninh – chính trị xảy ra trong khuôn khổ ASEAN sẽ đều được giải quyết trên cơ sởcác biện pháp hòa bình Điều này được cụ thể hóa trong hầu hết các văn kiện pháp

lý ký kết trong khuôn khổ ASEAN, và đã trở thành nguyên tắc chung được ghi nhậntrong văn bản pháp lý quan trọng nhất hiện nay của ASEAN, Hiến chương ASEAN

Với thực trạng tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia thành viênhiện nay, việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp sẽ có ý nghĩa quantrọng cho việc thực hiện mục tiêu nói trên Trong Tuyên bố Bangkok năm 1967, cácnước ASEAN bước đầu khẳng định sẽ cùng nhau thúc đẩy hòa bình và ổn định khuvực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc pháp luật trong quan hệ giữa cácquốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc Tuy nhiên,Tuyên bố chủ yếu nhấn mạnh vào sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội vàvăn hóa giữa các quốc gia thành viên mà chưa thực sự đề cập việc giải quyết tranhchấp về biên giới, lãnh thổ

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Bali, Indonesia năm

1976, các quốc gia thành viên kí kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam

Á, Hiệp ước đề ra sáu nguyên tắc chỉ đạo quan hệ các quốc gia thành viên, trong đónêu rõ các tranh chấp giữa những nước này cần được giải quyết bằng biện pháp hòabình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở hợp tác hiệu quảgiữa các bên Cùng với những nguyên tắc trên, Hiệp ước đã đề ra các nguyên tắc vàbiện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắcthỏa thuận, kiềm chế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.14

Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp đã trở thành nguyên tắc chungđược ghi nhận trong văn bản pháp lý quan trọng nhất hiện nay của ASEAN, đó làHiến chương ASEAN Với tất cả những mục tiêu, tôn chỉ đưa ra, Hiến chương

13 Xem: Lời mở đầu Hiến chương ASEAN.

14 Xem: Ths Bạch Quốc An (2007), “Vai trò của ASEAN trong việc trong việc giải quyết các tranh chấp về

biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học, 9, tr 4 – 5.

Trang 12

ASEAN khẳng định nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, cụ thể “Các quốcgia thành viên sẽ nỗ lực giải quyết một các hòa bình và kịp thời các tranh chấpthông qua đối thoại, tham vấn và thương lượng”.15 Khi có tranh chấp xảy ra, các bêntranh chấp có quyền lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua conđường ngoại giao hay tài phán hoặc các bên cũng có quyền viện dẫn những hìnhthức giải quyết hòa bình các tranh chấp được quy định tại Điều 33 Hiến chươngLiên Hợp Quốc hoặc các văn bản luật quốc tế khác mà bên tranh chấp là các quốcgia thành viên đã tham gia.16

Bên cạnh đó, các nước ASEAN có nhiều nét tương đồng về truyền thống lịch

sử và văn hóa, nền nông nghiệp lúa nước cũng như tinh thần quật cường đấu tranhbảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ từ đó đã dẫn đến mộttrong những đặc trưng chung của văn hóa pháp luật, đó là việc ưu tiên coi trọng giữgìn mối quan hệ hài hòa trong gia đình, tập thể, xã hội và rộng hơn là giữa các quốcgia với nhau, hết sức tránh xung đột, mâu thuẫn, tránh và hạn chế việc kiện tụngtrước tòa án Nếu xảy ra xung đột, việc giải quyết chúng một cách hài hòa, thânthiện bằng biện pháp mềm dẻo, không chính thức, có tính truyền thống như thôngqua con đường ngoại giao, thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải hay thôngqua bên thứ ba được ưu tiên lựa chọn để giải quyết những xung đột, tranh chấp

ASEAN tuân thủ những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôntrọng 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình nhưng trong nguyên tắc ứng xử có sự mềmdẻo, uyển chuyển, nguyên tắc đồng thuận / nhất trí (Consensus) vẫn được vận dụngtrong suốt hơn 40 năm qua Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau vẫnđược tôn trọng.17 Vì vậy, ngoài nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, cácnguyên tắc giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN đó là giữa các quốc giathành viên không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở hợp tác hiệuquả giữa các bên, tôn trọng nguyên tắc thoả thuận, kiềm chế không sử dụng vũ lựchoặc đe doạ dùng vũ lực khi có tranh chấp

1.2.2 Biện pháp giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN

15 Xem: Hiến chương ASEAN, Điều 22 khoản 1.

16 Xem: Hiến chương ASEAN, Điều 25, 28.

17Xem: PGS.TS Nguyễn Văn Lịch (2007), “ASEAN tuổi 40 những thành tựu nổi bật”, ASEAN – 40 năm nhìn lại và hướng tới, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh, tr 3.

Trang 13

Về biện pháp giải quyết tranh chấp, nhìn chung các văn kiện của ASEAN đềughi nhận và khuyến khích các bên quyết tâm và có thiện ý ngăn ngừa không để nảysinh ra các tranh chấp Cụ thể:

Trong Hiệp ước Bali năm 1976 (TAC), khi có tranh chấp phát sinh, TAC

khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trước khi lựachọn biện pháp khác

Các bên tranh chấp có thể lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp như:

Trong Hiến chương ASEAN, các biện pháp giải quyết tranh chấp khá đa dạng.

Các bên tranh chấp có thể sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác nhaunhư:

Ngoài ra, các bên có thể viện dẫn các hình thức giải quyết tranh chấp đượcquy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên Hợp Quốc hoặc các văn bản luật quốc

tế khác mà các quốc gia thành viên ASEAN là bên tranh chấp tham gia miễn là cácphương thức giải quyết tranh chấp này đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của ASEAN làgiải quyết bằng hình thức “hoà bình”

Trang 14

Điều 33 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định các biện pháp giải quyếttranh chấp mà các bên có thể lựa chọn, bao gồm:

Ngay sau khi ASEAN được thành lập, có rất nhiều vấn đề cần được quan tâmgiải quyết để ổn định tình hình chung của khu vực, trong đó, an ninh – chính trịđược chú trọng hơn cả nhằm đảm bảo một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác toàndiện sau này của ASEAN Hiệp ước Bali năm 1976 được kí kết là một nhu cầu tấtyếu cho việc giải quyết tranh chấp về an ninh – chính trị, đặc biệt là các tranh chấp

về biên giới, lãnh thổ Thực tế cho thấy, trong thời kì đầu thành lập ASEAN, cũngnhư tại thời điểm Hiệp ước Bali chưa ra đời, các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ(tiêu biểu là các tranh chấp về phân định đường biên giới đất liền, phân định chỉquyền quốc gia đối với vùng, lãnh thổ nhất định) của các nước ASEAN xảy ranhiều, các tranh chấp này thường rất phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đếnhòa bình, an ninh khu vực Hiện nay, hầu hết các quốc gia ASEAN đều chưa hoànthành việc giải quyết tranh chấp này, ví dụ như tranh chấp giữa Thái Lan và Lào về

18 Xem: Hiệp ước Bali, Điều 14.

Trang 15

biên giới trên bộ dọc sông Mê Kông, giữa Thái Lan và Myanma trong việc phânđịnh lãnh hải trong vùng biển Andaman và chủ quyền với một số đảo, đảo đá; tranhchấp giữa Malaysia với Philippines về vùng biền Xulu và vấn đề Xaba, vớiSingapore về hoạch định biên giới trong eo biển Johor …19 Đặc biệt, có những cuộctranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa nhiều quốc gia trong ASEAN, các tranh chấp này

bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố kinh tế, luật pháp, ngoại giao chiến lược và cáclợi ích địa – chính trị khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, sự tồn tại vàphát triển của ASEAN mà đến nay vẫn chưa được giải quyết như: tranh chấp Quầnđảo Hoàng Sa (Paracel Archipelago) giữa Việt Nam và Trung Quốc (bao gồm cảĐài Loan), Quần đảo Trường Sa (Spratly Archipelago) cũng là đối tượng tranh chấpcủa Brunei, Trung quốc (bao gồm cả Đài Loan), Malaysia, Philippines và ViệtNam.20

Hiệp ước Bali nhằm mục đích thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện

và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các nước tham gia Hiệp ước, góp phần vào sứcmạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ trên của nhân dân các nước khu vực ĐôngNam Á Chính vì vậy, các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ thân thuộc và hợp tácĐông Nam Á đã được ghi nhận, trong đó có nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa

sử dụng vũ lực và có quan hệ biện chứng với nó là nguyên tắc giải quyết những bấtđồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Các tranh chấp và bất đồng thuộcphạm vi điều chỉnh của Hiệp ước Bali đã được ghi nhận rõ ở Điều 14 “các tranhchấp mà sự tồn tại của nó có thể phá rối hòa bình và hòa hợp trong khu vực” Còntại Điều 14 sau khi sửa đổi bằng Nghị định thư năm 1987 thì quy định “các tranhchấp hoặc tình hình chắc chắn phá hoại hòa bình và hữu nghị khu vực” Như vậy,tiêu chí để xác định tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của Hiệp ước Bali phải làtranh chấp hoặc tình hình mà sự tồn tại của chúng có khả năng phá hoại hòa bình và

an ninh khu vực Tuy nhiên, điều kiện trên chỉ là điều kiện cần, muốn được giảiquyết theo các điều khoản của Hiệp ước phải có điều kiện đủ là sự chấp thuận sửdụng điều khoản của Hiệp ước của tất cả các bên tranh chấp.21

19 Xem: Ths Bạch Quốc An (2007), “Vai trò của ASEAN trong việc trong việc giải quyết các tranh chấp về

biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học, 9, tr 4.

20 Xem thêm: noi-2009/659-hoang-vit

http://nghiencuubiendong.vn/toa-dam-hoi-thao/hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-thu-nhat-ha-21 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011, tr 263 – 264.

Trang 16

Việc hình thành và phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trịcủa ASEAN đã tạo ra một nền tảng quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình, ổnđịnh khu vực Và đỉnh cao của sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN là sự rađời của bản Hiến chương ASEAN, đánh dấu một mốc quan trọng về mặt pháp lýcho sự tồn tại và phát triển vững mạnh của ASEAN nói chung và cơ chế giải quyếttranh chấp của ASEAN nói riêng, là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện

cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN Trong quá trình giảiquyết tranh chấp an ninh – chính trị ASEAN, những nguyên tắc giải quyết tranhchấp được quy định trong Hiến chương ASEAN là kim chỉ nam mà các quốc giacần phải tuân theo khi xảy ra tranh chấp, đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyếttranh chấp Các tranh chấp an ninh – chính trị xảy ra trong khuôn khổ ASEAN sẽđều được giải quyết trên cơ sở các biện pháp hòa bình Trải qua các giai đoạn pháttriển của mình, ASEAN đã xây dựng và từng bước hoàn thiện dần cơ chế giải quyếttranh chấp an ninh – chính trị phù hợp với điều kiện khu vực

Chương 2 CƠ QUAN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA

ASEAN2.1 CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thực tế cho thấy, các tranh chấp về an ninh – chính trị xảy ra nhiều giữa cácnước thành viên ASEAN, đặc biệt là tranh chấp về biên giới lãnh thổ Để đảm bảo

an ninh, hòa bình khu vực, ngay từ Tuyên bố Bangkok, ASEAN đã khẳng định mụcđích hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN là “Thúc đẩy hòa bình và ổn địnhkhu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa cácquốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp Quốc”.22

22 Xem thêm: Tuyên bố Bangkok năm 1967.

Trang 17

Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp, thực sự cần đến một cơ chế cụ thể, cácquốc gia ASEAN đã sớm nhận thức được điều này và đã kí kết tại Bali, IndonesiaHiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) năm 1976

Tiếp đó, Tuyên bố Bali II trên cơ sở khẳng định việc tôn trọng các nguyêntắc chủ đạo của ASEAN, tiếp tục đề cao và phát huy các cơ chế và công cụ sẵn cócủa ASEAN về hợp tác chính trị - an ninh, trong đó coi “Hiệp ước Hợp tác và thânthiện là quy tắc xử sự then chốt điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia và là công

cụ chính trị để thúc đẩy hòa hình và ổn định trong khu vực”, và “các vấn đề về biển

và liên quan là những vấn đề mang tính biên giới, và bởi vậy, chúng phải được giảiquyết trên phạm vi khu vực theo hướng có lý hài hòa và toàn diện”23

Cho đến nay, Hiến chương ASEAN vẫn dẫn chiếu việc sử dụng văn kiện này

để giải quyết các tranh chấp về an ninh – chính trị “Các tranh chấp không liên quanđến việc áp dụng hoặc giải thích bất kì một văn kiện nào của ASEAN sẽ được giảiquyết một cách hòa bình phù hợp với Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam

Á (TAC) và các quy định thủ tục của Hiệp ước này”24

Hiệp ước Bali được đánh giá là văn kiện quan trọng, không chỉ đề ra cácnguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên ASEAN mà trở thành

bộ quy tắc chỉ đạo quan hệ giữa các nước này, dặt cơ sở cho việc xây dựng khu vựcĐông Nam Á hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển Theo quy định củaHiệp ước Bali, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là một Hội đồngCấp cao (High Council) do các bên tham gia tranh chấp thành lập khi có tranh chấpxảy ra Hội đồng Cấp cao “là bộ phận quan trọng trong Cộng đồng an ninh ASEANbởi vì nó phản ánh những cam kết của ASEAN nhằm giải quyết tất cả những khácbiệt, tranh chấp và xung đột một cách hòa bình”25 Hội đồng Cấp cao chỉ đóng vaitrò tương đối hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp; Hội đồng không có thẩmquyền đương nhiên mà thẩm quyền của Hội đồng được xác định trên cơ sở thỏathuận ý chí của các bên tranh chấp; Hội đồng giải quyết các tranh chấp đã tồn tại và

có nguy cơ đe dọa đến hòa bình và hợp tác trong khu vực; quyết định của Hội đồngchỉ mang tính khuyến nghị và không có giá trị pháp lý bắt buộc.26

23 Xem thêm: Tuyên bố Bali II năm 2003.

24 Xem: Hiến chương ASEAN, Điều 24, khoản 2.

25 Xem thêm: Tuyên bố Bali II năm 2003.

26 Xem: Hiệp ước Bali, Điều 14, 15, 16.

Trang 18

Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cấp cao bao gồm một đại diện cấp Bộtrưởng của mỗi Bên tham gia ký Hiệp ước Tuy nhiên, với sự mở rộng phạm vi ápdụng Hiệp ước, ngoài các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và là thành viên củaHiệp ước, các nước ngoài khu vực Đông Nam Á cũng được áp dụng cơ chế giảiquyết tranh chấp thông qua tiến trình khu vực khi tham gia Hiệp ước – với sự đồngthuận của tất các quốc gia Đông Nam Á đã ký kết Hiệp ước và Brunei, và có liên hệtrực tiếp đến vụ tranh chấp.27 Vai trò của Hiệp ước Bali càng được củng cố khi cácnước ASEAN tiến hành sửa đổi Hiệp ước này và bổ sung quy định: Các quốc giangoài khu vực Đông Nam Á cũng có thể tham gia Hiệp ước với sự đồng ý của tất cảcác quốc gia thành viên.28 Trên cơ sơ quy định này, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9diễn ra tại Bali (Indonesia) từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 10 năm 2003, Trung Quốc

và Ấn Độ đã chính thức tham gia Hiệp ước Sự tham gia của các quốc gia ngoàiASEAN đã khẳng định vị trí, vai trò của Hiệp ước Bali đồng thời tạo môi trườngngày càng thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong khuvực.29

Với cơ chế quy định tại Hiệp ước Bali, ASEAN khó có thể trở thành “bánh

xe chính” của quá trình giải quyết tranh chấp khu vực Việc tìm kiếm các biện phápnâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế này là cần thiết Vì vậy, nhằm giải quyếttranh chấp một cách hiệu quả và nhanh chóng, Quy chế hoạt động và quy tắc tốtụng của Hội đồng Cấp cao được Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 34

tổ chức tại Hà Nội năm 2001 thông qua Sau 25 năm kể từ khi kí Hiệp ước Bali,việc thiết lập Hội đồng Cấp cao mới có cơ sở và điều kiện để trở thành hiện thực.Đây là khoảng thời gian tương đối dài nhưng đánh dấu bước tiến của ASEAN trongxây dựng và củng cố lòng tin, đặt nền móng cho việc duy trì hòa bình và hợp tácgiải quyết tranh chấp khu vực.30 Theo đó, thành phần của Hội đồng Cấp cao đã đượcthay đổi, ngoài một đại diện ở cấp Bộ trưởng của mỗi nước thành viên Hiệp ước(mười quốc gia ASEAN), còn có đại diện ở cấp Bộ trưởng của các quốc gia ngoàiASEAN nhưng là thành viên của Hiệp ước Bali đồng thời có liên hệ trực tiếp đến

27 Xem: Nghị định thư Manila 1987 về bổ sung Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Điều 2.

28 Xem: Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước Bali, Điều 1 Trên thực tế, Hiệp ước Bali được sửa đổi hai lần, lần thứ nhất vào ngày 15/12/1987 và lần thứ hai vào ngày 25/7/1998.

29 Xem: Ths Bạch Quốc An (2007), “Vai trò của ASEAN trong việc trong việc giải quyết các tranh chấp về

biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học ,9, tr 5.

30 Xem: Ths Bạch Quốc An (2007), “Vai trò của ASEAN trong việc trong việc giải quyết các tranh chấp về

biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học, 9, tr 7.

Trang 19

vụ tranh chấp (là các bên tranh chấp) mà Hội đồng nhận thấy là phù hợp với Hiệpước và quy tắc tố tụng của Hội đồng Hội đồng Cấp cao có một Chủ tịch, là đại diệncủa quốc gia thành viên của Hiệp ước (đồng thời đang là Chủ tịch ủy ban Thườngtrực của ASEAN – ASEAN Standing Committee) hoặc là một đại diện khác củamột quốc gia ở Đông Nam Á có thể được Hội đồng Cấp cao quyết định phù hợp vớinhững quy tắc đã được đưa ra.31

Các biện pháp Hội đồng Cấp cao có thể đưa ra bao gồm: trung gian; môigiới; hòa giải; điều tra và các biện pháp thích hợp khác để ngăn không cho tranhchấp hoặc tình hình xấu đi Ngoài ra, Hội đồng Cấp cao có thể đứng ra làm trunggian hoặc theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, hoạt động như một ủy bantrung gian, điều tra hay hòa giải.32

Hội đồng Cấp cao có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữacác nước thành viên Hiệp ước và những tình hình có nguy cơ đe dọa đến hòa bình,hòa hợp trong khu vực.33 Tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồngCấp cao sẽ chỉ phát sinh trên cơ sở ý chí của các bên tranh chấp và ý chí này phảiđược thể hiện dưới hình thức văn bản gửi lên Hội đồng Cấp cao, trong đó nêu rõ:

(1) Chấp thuận đưa vụ việc ra giải quyết tại Hội đồng Cấp cao;

(2) Cơ sở xác định thẩm quyền của Hội đồng Cấp cao;

(3) Nội dung tranh chấp và yêu cầu cụ thể của các bên.34

Việc áp dụng các quy tắc, quy trình giải quyết tranh chấp theo Quy tắc thủtục của Hội đồng Cấp cao cũng phải có sự thừa nhận bằng văn bản như vậy của cácbên.35 Như vậy, Hội đồng Cấp cao Hiệp ước Bali không phải là cơ quan thườngtrực với các thành viên chuyên trách mà cơ quan giải quyết tranh chấp này là do cácbên thành lập khi có tranh chấp và chấp nhận đưa tranh chấp ra trước Hội đồng

2.2 TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

31

Xem: Trần Thăng Long (2006), “Về một số cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hiện nay”, Tạp chí

Nhà nước và pháp luật, 12, tr 68.

32 Xem: Hiệp ước Bali, Điều 15.

33 Xem: Hiệp ước Bali, Điều 14.

34 Xem: Hiệp ước Bali, Điều 14, 16; Quy chế hoạt động của Hội đồng Cấp cao Hiệp ước bali, Điều 6, 7, 8, 9

35 Hiệp ước Bali, Điều 16.

Trang 20

Theo quy định của Hiệp ước Bali 1976, trong trường hợp xảy ra các vụ việc

và phát sinh các vấn đề tác động đến các bên tranh chấp, đặc biệt là các vụ tranhchấp có khả năng phá hoại hòa bình và hòa hợp khu vực thì các bên tranh chấp phảituyệt đối tuân thủ nguyên tắc không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực (Cóthể căn cứ vào các văn kiện của Liên hợp quốc thì vũ lực được hiểu là sức mạnh vềquân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao mà quốc gia này sử dụng bất hợp phápvới quốc gia khác).36

Do đó, trình tự giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị trong khuôn khổASEAN có thể chia ra làm hai giai đoạn:37 Ở giai đoạn thứ nhất, các bên sử dụngbiện pháp thương lượng hữu nghị là tập hợp bao gồm các biện pháp đối thoại, thamvấn, trung gian hoặc hòa giải Nếu giai đoạn thứ nhất kết thúc không thành công,tiến hành giai đoạn thứ hai là giải quyết tranh chấp bằng tiến trình khu vực theo quyđịnh tại Hiệp ước Bali Cụ thể như sau:

2.2.1 Giai đoạn đầu tiên

Trong giai đoạn này, các bên sử dụng các biện pháp thương lượng hữu nghị.Trong Hiệp ước Bali chỉ ghi nhận “các bên luôn luôn giải quyết các vụ tranh chấpvới nhau thông qua thương lượng hữu nghị”38 Trong khoa học luật quốc tế, thuậtngữ “thương lượng hữu nghị” được hiểu là tập hợp các biện pháp ngoại giao để giảiquyết tranh chấp, cụ thể là bao gồm biện pháp đối thoại, tham vấn, trung gian hoặchòa giải Đặc trưng của tập hợp các biện pháp này là luôn dựa trên tinh thần hữunghị, thân thiện và hợp tác giữa các bên để tiến hành các cuộc thương lượng phùhợp với nhau như đối thoại, tham vấn, đàm phán trực tiếp hoặc thông qua bên thứ

ba nhằm tiến tới giải quyết tranh chấp mà không làm phương hại tới quan hệ hữunghị và thân thiện vẫn đã tồn tại giữa các bên hữu quan

36 Xem thêm: Ths Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế,

Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.

37 Xem thêm: Trường đại học luật Hà Nội, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011, tr 264 – 265.

38 Xem: Hiệp ước Bali, Điều 13.

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w