Hoàn thiện về mặt pháp lý các văn kiện điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN (Trang 35)

Chương 3 NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ

3.2.1.Hoàn thiện về mặt pháp lý các văn kiện điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

1998 về xác định chủ quyền của hai quốc gia Malaysia và Indonesia đối với các đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan; hay vụ tranh chấp xác định chủ quyền của Malaysia và Singapore đối với các đảo Pedra Branca (thường biết đến với tên gọi là Pulau Batu Puteh ở Malaysia), Middle Kocks và South Ledge năm 2003).58

3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

3.2.1. Hoàn thiện về mặt pháp lý các văn kiện điều chỉnh việc giải quyếttranh chấp tranh chấp

Củng cố và không ngừng nâng cao tính pháp lý chặt chẽ của cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN là rất cần thiết để ASEAN trở thành một cộng đồng vững mạnh, một khối liên minh vững chắc chứ không chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác đơn thuần về mọi mặt giữa các quốc gia, ASEAN không chỉ được xây dựng để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, sự phát triển giữa các quốc gia trong khu vực mà còn nhằm tạo dựng chỗ đứng có tầm ảnh hưởng ở Châu Á và trên thế giới. Một mức độ liên kết lỏng lẻo trên cơ sở một hành lang pháp lý yếu, luôn coi trọng những giải pháp mang tính ngoại giao, thân tình và chịu sự chi phối không nhỏ của yếu tố chính trị trong việc quyết định mọi vấn đề, từ quan trọng đến cụ thể thì sẽ không đạt được điều này. Để thực hiện việc tăng cường và củng cố cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau một cách chặt chẽ, trong đó việc hoàn thiện các văn kiện pháp lý về giải quyết tranh chấp hiện có và đưa các văn kiện đó vào thực tế đời sống là rất quan trọng.

Trong lĩnh vực an ninh – chính trị, việc sửa đổi, bổ sung hoặc tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp khác là một thực tế cần được xem xét và giải quyết. Có thể thấy, hiện nay, cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp ước Bali năm 1976 không còn phù hợp về mặt thực tiễn, nhất là trong bối cảnh các tranh chấp an ninh truyền thống, đặc biệt trong vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia ASEAN vẫn còn tồn tại khá nhiều; các tranh chấp an ninh phi truyền thống thì ngày càng phát triển phức tạp. Tinh thần hòa bình giải quyết tranh chấp và việc xây dựng một tiến

57 Xem: Ths. Bạch Quốc An (2007), “Vai trò của ASEAN trong việc trong việc giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học, 9, tr. 3. biên giới, lãnh thổ”, Tạp chí Luật học, 9, tr. 3.

trình khu vực là hoàn toàn hợp lý, nhưng cần sửa đổi, bổ sung cho tiến trình đó. Hiện nay, ASEAN đang trong quá trình đưa Hiến chương vào cuộc sống, vì thế, nếu muốn tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp về an ninh – chính trị thì cần gắn nó với quá trình này, coi đây là một trong những bước quan trọng để hoàn thiện về mặt pháp lý Hiến chương ASEAN.

Cần sửa đổi quy định trong Hiệp ước Bali năm 1976, cụ thể như quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp, quy trình giải quyết tranh chấp. Hội đồng Cấp cao là cơ quan đảm nhận vai trò giải quyết tranh chấp mang tầm khu vực, vì vậy, có nên chăng, hoặc là (i) cần phải được thay đổi về cơ cấu thành viên là những người chuyên trách về giải quyết tranh chấp, giống như các thành viên của Ban Hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại; (ii) hoặc là phải được xây dựng thành cơ quan riêng, thường trực trong vấn đề này. Điều này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giải quyết tranh chấp, tạo niềm tin cho các nước thành viên trong việc lựa chọn và sử dụng cơ chế của Hiệp ước Bali. Thêm vào đó, để tránh trường hợp, Hội đồng Cấp cao và quy tắc tố tụng của Hội đồng không được viện dẫn để áp dụng do nước thành viên là một bên tranh chấp cố tình gây khó dễ cho bên tranh chấp kia, nên quy định việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng sẽ được áp dụng mà chỉ cần có yêu cầu giải quyết tranh chấp của một bên. Điều đặc biệt quan trọng là, cần tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý cho các kết luận, khuyến nghị của Hội đồng Cấp cao, nếu không, mọi nỗ lực đưa tranh chấp ra trước Hội đồng cũng như mọi cố gắng để giải quyết tranh chấp sẽ không có ý nghĩa gì. Và từ việc tạo ra tính ràng buộc của các phán quyết của Hội đồng Cấp cao thì cũng cần thiết phải xây dựng một cơ chế với các biện pháp thích hợp để đảm bảo thi hành.59

Một phần của tài liệu Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN (Trang 35)