Xem: Quy tắc tố tụng Hội đồng cấp cao Hiệp ước Bali, Điều 19.

Một phần của tài liệu Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN (Trang 27)

Các quyết định của Hội đồng cấp cao chỉ mang tính khuyến nghị, không có giá trị pháp lý ràng buộc các bên phải lựa chọn thi hành, các bên hoàn toàn có thể tìm đến một cơ chế hay biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp. Do đó, việc thiếu đi các biện pháp để đảm bảo thi hành quyết định của Hội đồng cấp cao cũng là điều dễ hiểu.

********

An ninh – chính trị là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và việc giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực này cũng là một điều hết sức quan trọng để giữ vững hòa bình, ổn định khu vực. Tuy nhiên, ASEAN vẫn chưa xây dựng được cơ chế thực sự hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp phát sinh có khả năng ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực, đặc biệt là các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Những đóng góp và kết quả mà ASEAN đạt được chủ yếu thông qua việc tìm kiếm các biện pháp ngoại giao, nhất là đám phán, thương lượng. Chính cách thức này đã phần nào hạn chế vai trò của ASEAN với tư cách là tổ chức quốc tế khu vực. Giải quyết tranh chấp về an ninh – chính trị ở ASEAN sử dụng rất nhiều các biện pháp hòa bình cụ thể, trong đó có sử dụng tiến trình khu vực mà Hội đồng Cấp cao Hiệp ước Bali là trọng tâm của tiến trình này. Đến nay, Hội đồng Cấp cao và Hiệp ước Bali năm 1976 vẫn được ASEAN sử dụng làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp về an ninh – chính trị (ghi nhận trong Hiến chương ASEAN). Dù có nhiều hạn chế về mặt quy định pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng, nhưng ASEAN vẫn chưa có sự sửa đổi, bổ sung hay xây dựng nên một cơ chế giải quyết tranh chấp mới trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN (Trang 27)