48Xem:http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ch%C6%B0%C6%A1ng_Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu%E1%BB%91c#.C4.90i.E1.BB.81u_33. %E1%BB%87p_Qu%E1%BB%91c#.C4.90i.E1.BB.81u_33.
các biện pháp giải quyết tranh chấp được quy định tại Hiệp ước Bali. Quy định cho phép các bên tranh chấp sử dụng các phương thức giải quyết theo Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc đã mở rộng hơn quyền lựa chọn biện pháp giải quyết của các quốc gia thành viên khi có tranh chấp xảy ra. Việc các bên tranh chấp lựa chọn và thỏa thuận một biện pháp khác để giải quyết tranh chấp trong hòa bình là điều cần thiết khi việc sử dụng các phương thức giải quyết theo Hiệp ước Bali không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, ASEAN khuyến khích các bên hữu quan chủ động giải quyết thương lượng hữu nghị trước khi sử dụng biện pháp giải quyết khác được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đồng thời các bên tranh chấp cần sẵn sàng tiếp nhận các đề nghị giúp đỡ từ các quốc gia thành viên khác trong việc giải quyết tranh chấp.
2.3. PHÁN QUYẾT VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT
Các tranh chấp được đưa ra xem xét tại Hội đồng cấp cao sẽ được giải quyết tại các cuộc họp của Hội đồng. Sau khi các quốc gia thành viên của Hội đồng Cấp cao thảo luận và cùng nhất trí về giải pháp được đề xuất, Hội đồng cấp Cao sẽ đưa ra phán quyết về việc giải quyết tranh chấp. Phán quyết của Hội đồng Cấp cao bao gồm các quyết định, trong đó ghi nhận những biện pháp mà Hội đồng đề xuất cho các bên thực hiện nhằm giải quyết vụ tranh chấp. Các quyết định này của Hội đồng chỉ mang tính khuyến nghị và không có giá trị pháp lý bắt buộc. Hội đồng Cấp cao với những phán quyết của mình sẽ tăng mức độ thể chế trong ASEAN và đẩy mạnh liên kết giữa các quốc gia trong khu vực.
Các đại diện cấp Bộ trưởng của các quốc gia ngoài ASEAN đồng thời là bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào thủ tục ra quyết định.49 Theo đó, đại diện của quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á và có liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp sẽ không có quyền bỏ phiếu tán thành hay không tán thành một quyết định của Hội đồng Cấp cao, tuy nhiên, vẫn có thể được phép có mặc tại cuộc họp để lắng nghe trước khi Hội đồng đưa ra phán quyết cuối cùng. Do đó, bên tranh chấp mà không phải là quốc gia trong ASEAN có thể biết được quá trình thảo luận và thông qua phán quyết giữa các các quốc gia thành