Tiểu Luận bt nhóm asean lần 2 Bình luận mô hình liên kết của cộng đồng kinh tế asean (AEC) (9 điểm)

22 2.3K 3
Tiểu Luận bt nhóm asean lần 2 Bình luận mô hình liên kết của cộng đồng kinh tế asean (AEC) (9 điểm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên nhóm trưởng: Cao Thanh Huyền. Số điện thoại : 0947122888. Email : thanhhuyen.hlu@gmail.com MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. A.BÌNH LUẬN MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC): I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC): 1.Khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Khái niệm pháp lý quốc tế này đã được các nhà lãnh đạo ASEAN xác lập trong một số văn bản pháp lý như: Tuyên bố về tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Hiến chương ASEAN, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. 2.Tiền đề hình thành: a.Tiền đề kinh tế: Sự ra đời của AEC chính là sự phát triển khách quan và là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài gần 4 thập kỉ của ASEAN. Các quan hệ hợp tác về kinh tế được tiến hành, điển hình như: Thỏa thuận ưu đãi thương mại thế quan (PTA) 1977 cho cả khối; Khu vực thương mại tự do ASEAN(AFTA) được thành lập; thiết lập khu vực đầu tư ASEAN(AIA), thông qua cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3,… khẳng định ASEAN không chỉ bó hẹp hoạt động trong khu vực Đông Nam Á mà muốn 2 trở thành hạt nhận của quá trình hợp tác Đông Á. Nhờ vậy, đến năm 2003, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu trong hợp tác kinh tế, đặc biệt là đã xây dựng được một nền tảng thể chế tương đối vững chắc để thiết lập một AEC. b.Bối cảnh quốc tế và khu vực: xu thế toàn cầu hóa và chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của nền kinh tế thế giới, quá trình hợp tác kinh tế ở Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương; xu thế bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do; sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc; tác động từ chiến lược kinh tế của các nước lớn đòi hỏi các nhà lãnh đạo ASEAN phải hợp tác thành lập một cộng đồng kinh tế chung để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, các bên kinh doanh cùng có lợi. 3.Mục tiêu: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) không những chỉ có các mục tiêu kinh tế cụ thể mà còn mang các mục tiêu chính trị với tính chất là“ một quyết tâm chính trị cả gói trong cộng đồng ASEAN”. Mục tiêu tổng thể của AEC là tạo ra “ một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu” mà cụ thể như: Là cơ sở cho việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, để gắn bó các nền kinh tế thành viên trước xu hướng ly tâm và chia rẽ; Nâng cao cấp độ liên kết kinh tế ASEAN, giúp cho các nước ASEAN không bị hòa tan vào các liên kết kinh tế khu vực rộng lớn hơn, 3 như liên kết Đông Á hoặc APEC; Nhất thể hóa thị trường và cơ sở sản xuất của các nền kinh tế thành viên thông qua tự do hóa các yếu tố của sản xuất.; Hoàn thiện hệ thống thể chế, nhất là tạo ra một khuôn khổ pháp lý buộc các nước kém phát triển hơn trong khối hội nhập kinh tế nhanh hơn nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế thành viên; Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN trước sức ép cạnh tranh của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ. Như vậy, việc thành lập AEC là nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của liên kết kinh tế khu vực như đã nêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020: xây dựng ASEAN thành một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao; có sự chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sự chung chuyển tự do hơn đối với các nguồn vốn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói, sự chênh lệch về xã hội và kinh tế được giảm bớt vào 2020. II.BÌNH LUẬN MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỦA AEC: 1 . Khái quát chung về m ô hình liên kết của AEC : 1.1.Cấu trúc nội dung: Theo các văn bản pháp lý của ASEAN, nội dung của AEC bao gồm: Thứ nhất, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất : Dưới góc độ tiêu dùng, AEC sẽ là một thị trường thống nhất, nơi người tiêu dùng được tự do lựa chọn các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong khu vực cũng như sản 4 xuất ở nước mình. Dưới góc độ sản xuất, AEC sẽ là một cơ sở sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Để làm được điều đó, cần đảm bảo 5 yếu tố cốt lõi : tự do thương mại hàng hóa, tự do thương mại dịch vụ , tự do đầu tư, tự do dòng vốn, tự do di chuyển lao động lành nghề. Các yếu tố kể trên đều đã và đang được ASEAN đẩy mạnh, tạo điều kiện và thực hiện thông qua các biện pháp, hành động cụ thể. Thứ hai, một khu vực kinh tế cạnh tranh cao : Có 6 yếu tố chủ yếu trong khu vực kinh tế cạnh tranh của ASEAN : chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dung, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế, thương mại điện tử. Mỗi yếu tố này cũng đều đang được triển khai, tiến hành thông qua nhiều chương trình và biện pháp khác nhau. Thứ ba, một khu vực phát triển kinh tế đồng đều : Phát triển khu vực kinh tế đồng đều của AEC tập trung vào hai nội dung chính: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên. Đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ASEAN đã đưa ra bản kế hoạch tổng thể giai đoạn 2004-2014, với nội dung nhằm hướng tới các mục tiêu mang tính định hướng rất cụ thể, rõ ràng. Đối với việc thu hẹp khoảng cách phát triển, ASEAN cũng xác định được các biện pháp cụ thể và trọng tâm được đề cập trong sáng kiến hội nhập ASEAN (tháng 11/2000). 5 Thứ tư, một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu: Để đạt được điều này ASEAN hướng tới việc duy trì vai trò trung tâm của mình trong các quan hệ kinh tế đối ngoại, như trong đàm phán về thương mại tự do ( FTAs) và trong các thỏa thuận về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEPs). Bên cạnh đó, ASEAN cũng tăng cường sự tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu. 1.2. Phương thức xây dựng và thực hiện: Để thực hiện các mục tiêu trên, ASEAN đã xác định các phương thức xây dựng và thực hiện AEC: Thứ nhất, kế thừa, đẩy nhanh và hoàn thành các chưong trình, sáng kiến kinh tế hiện có với các “thời hạn rõ ràng”: phương thức này ưu tiên tập trung hoàn tất và nâng cấp 3 trụ cột hiện tại của ASEAN là AFTA, AFAS và AIA; xác định tăng cường triển khai Sáng kiến hội nhập IAI. Thứ hai, xây dựng các sáng kiến, chương trình và tiếp tục hoàn thiện cơ chế liên kết kinh tế như: Nhóm đặc trách cao cấp đưa ra các sáng kiến và tư vấn kịp thời các vấn đề ảnh huởng đến lộ trình xây dựng và thực hiện AEC; các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ truởng chịu trách nhiệm thực thi và giám sát việc thực hiện còn Ban thư kí theo dõi và giám sát hoạt động của các quốc gia thành viên và báo cáo tiến độ thực hiện lên cấp trên. Thứ ba, áp dụng công thức –X trong hợp tác kinh tế để đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế: công thức –X (hay ASEAN-X, 10-X) cho phép các quốc gia chưa đủ điều kiện có thể thực hiện các cam kết kinh tế chậm hơn 6 so với lộ trình chung nhưng không được hưởng các ưu đãi mở cửa từ các quốc gia thực hiện theo lộ trình chung. Thứ tư, phát triển nguồn lực và truyền thông với các biện pháp như: Xây dựng quỹ phát triển ASEAN; thúc đẩy sự tham gia của ADB, WB, IFC, các đối tác đối thoại, đối tác thuơng mại và khu vực tư nhân; xây dựng và triển khai các chuơng trình nghiên cứu và đào tạo; tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực của các nước thành viên. Về truyền thông: khởi động một kế hoạch truyền thông toàn diện, xây dựng một mạng lưới để chia sẻ thông tin, thảo luận và phản hồi cởi mở trong quá trình thực hiện. Thứ năm, tăng cường hợp tác với bên ngoài: ASEAN phải trở thành “một mắt xích năng động và mạnh mẽ hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu” nhưng ASEAN và mỗi nước thành viên vẫn phải đảm bảo sự tự cuờng để khỏi bị lệ thuộc vào những biến động bên ngoài. Chiến dịch hợp tác kinh tế với bên ngoài của ASEAN dựa trên 3 trụ cột chính: tham gia tích cực vào hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO; tham gia tích cực vào hợp tác kinh tế Đông Á và Châu Á-Thái Bình Dương (trong khuôn khổ APEC); tham gia tích cực vào hợp tác với các bên đối ngoại thông qua các FTA. 1.3. Thiết chế pháp lý của AEC được xác định bao gồm: 7 Hội nghị cấp cao ASEAN (quyền quyết định tối cao), Hội đồng điều phối ASEAN (gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN), Hội đồng AEC (bao gồm các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực kinh tế của các nước thành viên ASEAN), Ban thư ký ASEAN; Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng (bao gồm 13 cơ quan là AFTA , AIA, AFMM, AMAF, AMEM, AMMin, AMMST, TELMIN, ATM, M- ATM , AMBDC, ACE, Trung tâm ASEAN - Nhật bản tại Tokyo. 1.4. Cấp độ liên kết: Theo lý thuyết, các liên kết kinh tế khu vực được phân ra thành các cấp độ: Thứ nhất, câu lạc bộ thương mại ưu đãi ( PTC): được thành lập bởi hai hay nhiều nước khi họ thực hiện các biện pháp cắt giảm một số loại thuế quan nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ các nước thành viên. Tuy nhiên, các nước này vẫn giữ biểu thuế quan không đổi đối với các nước khác không phải là thành viên. Theo đó, các nước trong khối giảm mức thuế quan đối với mậu dịch qua lại giữa các nước này, trong khi vẫn giữ nguyên mức thuế quan đối với các nước khác. Thứ hai, khu vực thương mại tự do ( FTA): được hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả các thuế xuất nhập khẩu và tất cả các hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các nước khác. Thứ ba, liên minh thuế quan ( CU): hai hay nhiều nước thành lập liên minh thuế quan khi các nước này bãi bỏ toàn bộ 8 thuế nhập khẩu đối với tất cả các hàng hóa mua bán với nhau và thêm vào đó, thống nhất quy tắc đánh thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa bên ngoài. Thứ tư, thị trường chung ( CM): được thành lập khi hai hay nhiều nước thiết lập ra một liên minh thuế quan và thêm vào đó là sự cho phép các yếu tố cơ bản của sản xuất di chuyển tự do giữa những nước này. Thứ năm, liên minh kinh tế tiền tế ( EMU: đây là bước phát triển cao nhất của các liên kết kinh tế khu vực hiện nay. Trong hình thức liên kết này, đồng tiền của các nước khác nhau được thay thế bằng một đồng tiền chung vào ngân hàng chung với quyết định chính sách tiền tệ chung. Không còn rào cản đối với các yếu tố cơ bản của sản xuất ; hàng hóa ,dịch vụ ,vốn và lao động có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên ; và mục tiêu lạm phát chung được thực hiện, rủi ro về tiền tệ bị loại bỏ bằng việc áp dụng đồng tiền chung. 2.Bình luận về mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Thông qua việc tìm hiểu những nội dung khái quát nhất về mô hình liên kết của AEC, ta có thể rút ra một số ý kiến bình luận sau: Thứ nhất, trong quá trình phát triển, AEC chủ yếu mới chỉ dựa vào 4 yếu tố đầu tiên trong các yếu tố đã nêu trong cấu trúc nội dung, đó là: tự do lưu chuyển bốn yếu tố của sản xuất là hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động, nhưng sự tự do các yếu tố dịch vụ, vốn và lao động chỉ ở mức yếu: tự do một số lĩnh vực dịch vụ chứ chưa phải là tất cả, tự do di chuyển vốn hơn so 9 với trước đây chứ chưa phải là hoàn toàn tự do di chuyển vốn, tự do di chuyển lao động lành nghề chứ chưa phải tự do di chuyển mọi hình thức lao động. Hay nói cách khác, AEC chỉ là mô hình liên kết khu vực dựa trên và nâng cao những liên kết kinh tế sẵn có của ASEAN (AFTA, AFAS, AIA,…) và bổ sung thêm nội dung mới là tự do di chuyển lao động lành nghề. Điều này được thể hiện cụ thể ở những điểm sau: (i)Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được thành lập vào năm 1992 với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại trong nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ tất cả các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan, tạo ra một thị trường thống nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường khu vực, thúc đẩy phân công lao động trong nội bộ khối ASEAN và phát huy lợi thế của từng nước. Thông qua cấu trúc nội dung của mô hình liên kết AEC có thể thấy, nội dung của tự do hóa thương mại hàng hóa-một trong 5 yếu tố cốt lõi để xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất của ASEAN chính là dựa trên những mục tiêu của AFTA và tiến tới hoàn thành liên kết kinh tế này. Thông qua AFTA, ASEAN đã và đang đạt được tiến bộ đáng kể trong việc xóa bỏ thuế quan. Tuy nhiên, tự do di chuyển hàng hóa cũng đòi hỏi không chỉ thuế suất bằng 0 mà còn phải xóa bỏ những hàng rào phi thuế quan (như biện pháp hạn ngạch để hạn chế về số lượng hàng nước ngoài nhập khẩu). Thêm vào đó, phải nâng cao những yếu tố quan trọng khác nhằm tạo thuận lợi cho sự tự do dịch chuyển hàng hóa như hài hòa các 10 [...]... dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và những đóng góp của Việt nam, Khóa luận tốt nghiệp, Phạm Thị Bích, Hà Nội, 20 10; 3 .Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – từ tầm nhìn tới hành động, Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thu Trang, Hà Nội, 20 11 4.Websites: http://www.aseansec.org/, tháng 12 / 20 06 http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName .20 04-04 -22 .20 18 /20 06 /20 06_00051/MItem .20 06- 12- 14 .28 51/MArticle .20 06 12- 14.3858/marticle_view... AEC là các nền kinh tế cộng chứ không phải là một thực thể kinh tế đơn nhất (đã được nhất thể hóa như Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu) Xét trên thực tế, nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có nhiều điểm khác biệt với cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC) EEC đã xác định ngay từ đầu là một thị trường chung và từng bước hài hòa chính sách kinh tế của các nước thành viên ( Điều 2 Hiệp ước Roma),... liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ 14 chế liên kết hiện có của ASEAN Và có thể coi AEC là một thị trừơng chung trừ hay một FTA+ B.ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀO NĂM 20 15: I.Những thành tựu nổi bật mà AEC đã đạt được trong quá trình xây dựng của mình: Thứ nhất, APTA đã có những tác động tích cực như đem lại sự ổn định cho khu vực, liên kết hợp tác kinh tế trong... không có một đầu tàu kinh tế nào tương tự như Đức, Pháp, Anh ở EEC do đó có thể thấy EEC vẫn là một mức độ liên kết kinh tế cao hơn Mặt khác, phương thức hợp tác của AEC vẫn là phương thức liên chính phủ và ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận Điều này hoàn toàn khác so với “phương thức cộng đồng của Cộng đồng kinh tế Châu Âu, theo đó tất cả các vấn đề thuộc phạm vi của Cộng đồng đều được các quốc... cho Cộng đồng kinh tế Châu Âu Như vậy, có thể nói, chính sách kinh tế của các thành viên EU đã đồng bộ với mức độ cao EU áp dụng một chính sách ngoại thương chung, sử dụng một đồng tiền chung, các ranh giới địa lý và kinh tế hầu như đã xóa bỏ Trong khi đó, AEC mới đang hướng tới mục tiêu hội tụ chính sách, quy định giữa các thành viên ASEAN Tóm lại, với những mục tiêu của mình, AEC chỉ là mô hình liên. .. theo để hướng tới AEC 2. Thách thức từ tiến độ hội nhập kinh tế khu vực chậm chạp: Một trong những thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN là sự chậm trễ của các nước trong việc thực hiện các cam kết hội nhập của khu vực “lộ trình tổng thể thực hiện mục tiêu AEC 18 vào năm 20 15” Tại hội nghị cấp cao ASEAN 17 diễn ra tại Hà Nội, đại diện ASEAN đã đưa ra một số... một liên minh thuế quan, tiến tới một thị trường chung Tuy nhiên, theo kinh nghiệm hợp tác của các khối kinh tế khác cho thấy, để đạt được mức độ liên kết này cũng phải mất ít nhất 10 năm FTA+ cơ bản sẽ được hoàn thành vào năm 20 15, tức là sớm nhất vào năm 20 25, ASEAN mới có thể trở thành một liên minh thuế quan và 20 35 mới có thể trở thành một thị trường chung Thứ ba, AEC có thể bị 19 hoà tan vào liên. .. vào liên kết Đông Á hoặc Châu Á – Thái Bình Dương nếu tiến trình liên kết kinh tế Đông Nam Á trở lên mạnh mẽ dẫn đến hình thành khu vực thương mại tự do toàn Đông Á, mà AEC vẫn chỉ dừng lại ở mức độ liên kết như FTA+; hoặc các nước thành viên ASEAN theo đuổi các hiệp định thương mại song phương với các nước ngoài khu vực / Phụ lục: (1) Hình thức của AEC (nguồn: Đề án Chính phủ năm 20 06): -Đồng tiền... X X X Liên AEC sách kinh tế -Tự do đầu tư X -Tự do lao động -Thuế quan chung -Tự do hàng hóa; X -Tự do dịch vụ Khu vực Liên minh Thị trường thương thuế quan 20 chung minh kinh tế mại tự do tiền tệ _ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Pháp luật quốc tế, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình Dương, Hà Nội, 20 11; 2. Tiến... năm 20 03 đến 20 08, kim ngạch nội khối ASEAN đã tăng gấp 2 lần, đạt 1.710 tỉ USD Tất cả các nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới Đây là những thành tựu rất to lớn và quan trọng giúp cho triển vọng phát triển của AEC ngày một vững vàng, mạnh mẽ II.Những thách thức trên con đường phát triển của AEC: 1.Thách thức trong việc hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN: . 0947 122 888. Email : thanhhuyen.hlu@gmail.com MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. A.BÌNH LUẬN MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC): I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC): 1.Khái. bằng việc áp dụng đồng tiền chung. 2. Bình luận về mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Thông qua việc tìm hiểu những nội dung khái quát nhất về mô hình liên kết của AEC, ta có thể. (AEC): 1.Khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cộng đồng kinh tế ASEAN( AEC) là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan