1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN và WTO

14 589 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp Cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định tại Nghị định thư 2004 bao gồm Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp SEOM, Ban thư ký và ngoài ra một số c

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Hợp tác kinh tế - thương mại toàn cầu luôn ẩn chứa bên trong mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh Từ thực tế đó, các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế về luôn có cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của mình Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và WTO - Tổ chức thương mại thế giới sẽ giúp chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này

B NỘI DUNG CHÍNH

I Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN và WTO

1 Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN

a Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp

Cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định tại Nghị định thư 2004 bao gồm Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp (SEOM), Ban thư ký và ngoài ra một số cơ quan khác đó là Ban hội thẩm (do SEOM thành lập) và Cơ quan phúc thẩm (do Hội nghị bộ trưởng kinh tế (AEM) thành lập)

- Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) (Điều 2) SEOM sẽ giám sát việc thi hành

Nghị định thư này và các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định liên quan, trừ khi có quy định khác trong hiệp định liên quan đó Đồng thời, SEOM có chức năng và thẩm quyền đó là có quyền

- Ban hội thẩm

Ban hội thẩm có chức năng là đánh giá một cách khách quan tranh chấp được Ban hội thẩm xem xét bao gồm cả việc xem xét các tình tiết liên quan tới vụ việc, việc áp dụng và tuân thủ các điều khoản của Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định liên quan nào và đưa ra kết luận và khuyến nghị liên quan tới vụ việc

-Cơ quan phúc thẩm (Điều 12)

Cơ quan phúc thẩm do Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) thành lập với chức năng nhiệm

vụ giải quyết các kháng cáo đối với các tranh chấp mà Ban hội thẩm đã xem xét (lưu ý chỉ có các bên của tranh chấp, không phải là bên thứ ba mới có quyền kháng cáo với báo cáo của Ban hội thẩm)

Trang 2

- Ban thư ký (Điều 19)

Ban thư ký phải có trách nhiệm trợ giúp Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đặc biệt là về các yếu

tố pháp lý, lịch sử và thủ tục của những vấn đề đang được giải quyết, đồng thời hỗ trợ về mặt thư

ký và kỹ thuật Ban thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ SEOM trong việc giám sát và theo dõi việc thực hiện các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua

b Trình tự, thủ tục, giải quyết tranh chấp

Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại theo quy định của Nghị định thư năm 2004 sẽ bao gồm các bước như sau

- Tham vấn (Điều 3)

Trong trường hợp có bất đồng về việc áp dụng, giải thích hay thực hiện các thỏa thuận kinh tế của ASEAN, các quốc gia thành viên sẽ dành cơ hội thích đáng cho thủ tục tham vấn để hòa bình, hữu nghị giải quyết tranh chấp Nếu các nước thành viên cho rằng theo quy định của bất kỳ thỏa thuận kinh tế nào của ASEAN, những lợi ích mà họ trực tiếp hay gián tiếp được hưởng đang bị hủy bỏ hoặc bị tổn hại hoặc mục tiêu thỏa thuận đó bị cản trở do một nước thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình quy định trong thỏa thuận thì có thể khiếu nại tới thành viên đó

- Giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm (Điều 5,6,7,8,9 và Phụ lục II về trình tự, thủ tục làm việc của Ban hội thẩm)

Nếu nước thành viên nhận được khiếu nại không trả lời trong vòng 10 ngày hoặc không bước vào tham vấn trong vòng 30 ngày hoặc tham vấn không thành công trong vòng 60 ngày thì nước khiếu nại có quyền đưa vụ việc lên cơ quan giải quyết tranh chấp là hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) và yêu cầu cơ quan này thành lập Ban hội thẩm Panel Kết quả làm việc của Ban hội thẩm là một báo cáo đệ trình lên SEOM Nếu các bên không có kháng cáo thì bản báo cáo này sẽ được SEOM thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nghịch

- Khiếu nại quyết định của Ban hội thẩm lên Cơ quan phúc thẩm (Điều 12)

Trong trường hợp không đồng ý với báo cáo của Panel, các bên tranh chấp sẽ kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm Đây là cơ quan thường trực gồm 7 thành viên do Hội nghị Bộ trưởng kinh tế (AEM) thành lập Khi có đề nghị xem xét phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ thành lập một nhóm phúc thẩm riêng cho từng vụ tranh chấp gồm 3 thành viên Cơ quan phúc thẩm có nhiệm

Trang 3

vụ xem xét báo cáo của Ban hội thẩm nhưng chỉ xem xét đối với các kết luận và giải thích pháp lý được nêu trong báo cáo này Báo cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ được đệ trình lên SEOM thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nghịch

- Thi hành phán quyết

Bên thua kiện có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của SEOM trong vòng 60 ngày kể từ khi Báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được SEOM thông qua, trừ khi các bên thỏa thuận một khoảng thời gian dài hơn SEOM sẽ giám sát hoạt động này thông qua việc xem xét thực hiện các phán quyết của bên thua kiện tại mỗi cuộc họp của mình cho đến khi phán quyết được thi hành Tối thiểu 10 ngày trước khi mỗi phiên họp được tổ chức, bên thua kiện phải

đệ trình lên SEOM một bản báo cáo nêu rõ quá trình thực hiện phán quyết đó

Nếu như hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên vi phạm đã thua kiện không chịu thi hành phán quyết, bên thắng kiện được yêu cầu bồi thường và việc bồi thường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên

Nếu trong vòng 20 ngày kể từ khi hết hạn thi hành phán quyết mà các bên không thỏa thuận được

về việc bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu SEOM cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa bằng cách đình chỉ thi hành các ưu đãi hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định của ASEAN Trong 30 ngày kể từ khi hết thời hạn thi hành phán quyết, SEOM sẽ cho phép bên thắng kiện tiến hành các biện pháp này

Song song với việc sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp nói trên thì các bên tranh chấp còn có thể thỏa thuận áp dụng các biện pháp trung gian, môi giới, hòa giải, trọng tài được quy định trong Nghị định thư năm 2010 được thông qua tại phiên họp lần thứ sáu của Hội đồng điều phối vào ngày 8/4/2010 tại Hà Nội Những biện pháp này có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào nhưng không được thực hiện trước khi có yêu cầu tham vấn vì đây là thủ tục bắt buộc để khởi động quy trình giải quyết tranh chấp quy định tại Nghị định thư năm 2004 Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bên bị khiếu nại nhận được yêu cầu tham vấn, nếu các biện pháp trung gian, môi giới, hòa giải không thể giải quyết được tranh chấp thì bên khiếu nại có quyền yêu cầu SEOM thành lập Ban hội thẩm Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, các bên tranh chấp vẫn có thể thỏa thuận tiếp tục thực hiện các biện pháp trung gian, môi giới, hòa giải (khoản 1 Điều 1)

2 Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của WTO

Trang 4

a Cơ quan giải quyết tranh chấp:

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan

có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua quyết định trong cơ chế này: Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB); Ban hội thẩm (Panel); Cơ quan Phúc thẩm (SAB)

Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB):

Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa)

Ban hội thẩm (Panel):

Ban Hội thẩm bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp

Cơ quan Phúc thẩm (SAB):

Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp

b Trình tự, thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thi hành phán quyết

Bao gồm các giai đoạn: Tham vấn; Môi giới, trung gian, hòa giải; Thành lập Ban hội thẩm; Hoạt động của Ban hội thẩm; Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm; Trình tư Phúc thẩm; Khuyến nghị các giải pháp; Thi hành; Bồi thường và trả đũa

Tham vấn (Consultation)

Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4 DSU) Việc tham vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các quyền tiếp theo của các Bên Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu (trường hợp khẩn cấp – ví dụ hàng hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày)

Trang 5

Môi giới, Trung gian, Hoà giải

Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn qui định các hình thức giải quyết tranh chấp mang tính

“chính trị” khác như môi giới, trung gian, hoà giải Các hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất kỳ thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đã được thành lập và đã tiến hành hoạt động) Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải

do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm (Điều 5 DSU)

Thành lập Ban hội thẩm (Panel Establishment)

Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lập Ban hội thẩm Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét cùng một vấn đề thì DSB có thể xem xét thành lập một Ban hội thẩm duy nhất

Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp

Trình tự Phúc thẩm (Appelate Review)

Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản Khi có yêu cầu này thủ tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu

Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp và các Bên thứ ba có quyền đệ trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan này Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết) Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ quyết

Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies)

Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi phạm qui định của WTO,

cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc Bên có biện pháp vi phạm phải tuân thủ qui định của WTO về cách thức thực hiện khuyến nghị đó

Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại biện pháp liên quan (vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên thua thực hiện các dàn xếp nhất định để thoả mãn các Bên liên quan

Thi hành (Implementation)

Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo Nếu không thực hiện được ngay, Bên đó có thể được

Trang 6

gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên quan Trong thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất

kỳ thành viên nào cũng có thể đưa vấn đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự của DSB;

Bồi thường và trả đũa

Bồi thường và trả đũa là các biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích của Bên thắng kiện trong thời gian Bên thua kiện không thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) (giai đoạn trong khi chờ đợi Bên thua kiện thực hiện khuyến nghị) Các biện pháp này không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của Bên vi phạm

Nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa song song hoặc trả đũa chéo Mức độ và thời hạn trả đũa do Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) quyết định căn cứ trên thủ tục qui định về vấn đề này trong Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU)

Trọng tài

Thủ tục trọng tài có thể được các Bên tranh chấp thoả thuận sử dụng trong các trường hợp sau đây:

Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU: trọng tài có thể được sử dụng trong các thủ

tục sau:

- xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua không thể thực hiện ngay khuyến nghị;

- xác định mức độ trả đũa trong trường hợp Bên thua có kiến nghị về vấn đề này

Trong trường hợp này thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên Ban hội thẩm ban đầu làm trọng tài viên Nếu các thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện làm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng Thư ký WTO chỉ định

Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU:

Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (cơ chế sử dụng Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm…) DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong đó vấn đề tranh chấp đã được các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất

II So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN và WTO, một số ý kiến nhận xét đánh giá.

1 So sánh

Trang 7

1.1 Những nét tương đồng

Thứ nhất, cả hai cơ chế đều được thành lập để giải quyết những tranh chấp liên quan đến kinh tế thương mại trong các nước thành viên của mình nhằm chọn ra những giải pháp tối ưu nhất cho các nước thành viên khi có mâu thuẫn

Thứ hai, về hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp của hai tổ chức đều có thẩm quyền và chức

năng tương tự nhau, Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp SEOM của ASEAN có chức năng tương

tự như cơ quan giải quyết tranh chấp DSB của WTO bao gồm quyền thiết lập ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm giám sát việc thi hành các phán quyết kết luận và khuyến nghi trong báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm Bên cạnh đó thì thẩm quyền và chức năng của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm tương tự nhau là những cơ quan độc lập, gồm những cá nhân có tiêu chuẩn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nhất định có nhiệm vụ, chức năng là làm sáng tỏ nội dung tranh chấp, đưa ra khuyến nghị một giải pháp để các bên hữu quan giải quyết tranh chấp của họ, tìm kiếm thông tin, tổng hợp và đệ trình báo cáo lên cơ quan cấp trên

Thứ ba, về thủ tục giải quyết tranh chấp của ASEAN bao gồm bốn giai đoạn là tham vấn, hội thẩm,

phúc thẩm và thi hành phán quyết Tương tự như vậy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng bao gồm bốn giai đoạn này Ngoài ra các bên có thể lựa chọn có biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như tham vấn, trung gian, môi giới, hòa giải, trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng tương đồng

Thứ tư, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, hai cơ chế giải quyết tranh chấp đều hoạt động dựa

theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (đồng thuận nghịch) đó là việc thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ được thông qua tại cơ quan giải quyết tranh chấp cấp trên Với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết thì các vấn đề nêu trên sẽ không được thông qua nếu tất cả các thành viên của cơ quan giải quyết tranh chấp đó đều nhất trí không thông qua

Qua đó có thể thấy rằng hai cơ chế giải quyết của hai tổ chức có khá nhiều điểm tương đồng với nhau Bởi vì khi thành lập cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại quy định trong Nghị định thư 2004 của ASEAN không phải là sản phẩm sáng tạo, riêng biệt của các quốc gia ASEAN

mà trên thực tế là sự ghi nhận với những thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh khu vực, cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Hơn nữa cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được áp dụng khá phổ biến và thành công trên thực tế

1.2 Khác nhau

Trang 8

Về phạm vi giải quyết tranh chấp, nếu nhìn qua chúng ta sẽ thấy đều là giải quyết những tranh

chấp liên quan đến kinh tế thuơng mại nhưng thực chất phạm vi của chúng rất khác nhau về quy

mô và những tranh chấp được điểu chỉnh giải quyết ở hai cơ chế

Phạm vi giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định tại Nghị định thư 2004 là những tranh chấp kinh tế thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN có nghĩa là ở đây chỉ giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ, không áp dụng đối với các doanh nghiệp có tranh chấp với chính phủ Còn WTO là: khiếu kiện có vi phạm, khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện dựa trên “sự tồn tại một tình huống khác” Như vậy chúng ta có thể thấy phạm vi giải quyết tranh chấp của WTO rộng hơn và được quy định cụ thể hơn ASEAN rất nhiều.

- Về cơ quan giải quyết tranh chấp ta thấy rằng, đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,

DSB là cơ quan giải quyết nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng DSB chỉ tham gia vào giai đoạn đầu là thành lập ban hội thẩm bà giai đoạn cuối là thông qua các báo cáo, kết luận và giải quyết các vụ việc Còn đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thì SEOM thành lập ban hội thẩm và thông qua các báo cáo của ban hội thẩm, các đánh giá khách quan và chứng cứ để giúp SEOM đưa ra quyết định cuối cùng, tuy vậy đối với một số trường hợp SEOM có thể trực tiếp

xử lý tranh chấp mà không cần thành lập ban hội thẩm

- Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Dù cùng trải qua bốn giai đoạn giống nhau nhưng ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau nhất định

Cụ thể đó là:

+ Giai đoạn tham vấn:

Ở WTO: đây là bước bắt buộc trước khi đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền xét xử Các quốc gia

khác có thể xin tham gia vào việc tham vấn này nếu bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất” trong việc tham vấn này

Ở ASEAN: đây là bước không bắt buộc Và không có thủ tục xin can dự.

+ Giai đoạn hội thẩm:

Ở WTO: thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi bên được tham vấn từ chối

tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn (Điều 6 Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO-DSU) Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có thể đưa ra trước thời hạn này nếu các bên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn, hoà giải không dẫn đến kết quả gì Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá trình tham vấn, xác định chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ pháp lý cho khiếu kiện Đối với WTO, nhờ có nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyền được giải quyết tranh chấp bằng hoạt động

Trang 9

của Ban hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo Về việc thông qua báo cáo của ban hội thẩm thì báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO và được DSB thông qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển cho các thành viên trừ khi một Bên tranh chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB đồng thuận phủ quyết Báo cáo (các Bên tranh chấp và các thành viên WTO khác có quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý do bằng văn bản đối với Báo cáo của Ban hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thông qua Báo cáo)

Ở ASEAN: Nếu tham vấn không giải quyết được thì vấn đề này sẽ được trình lên Hội nghị quan

chức kinh tế cao cấp SEOM SEOM thành lập Ban hội thẩm không được muộn quá ba mươi ngày sau ngày tranh chấp được đệ trình lên Sau đó SEOM sẽ đưa ra quy định cuối cùng về quy mô, thành phần và quy chế làm việc của Ban hội thẩm Về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thì các đại diện SEOM của các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào việc đưa ra phán xử của SEOM SEOM sẽ ra phán xử trên cơ sở đa số Về xử lý kết quả của Ban hội thẩm, SEOM sẽ xem xét báo cáo của Ban hội thẩm trong quá trình thảo luận của mình và đưa ra phán xử về tranh chấp trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày Ban hội thẩm trình báo cáo Trong các trường hợp ngoại lệ, SEOM có thể có thêm mười ngày nữa trong việc đưa ra phán xử về việc giải quyết tranh chấp

+ Giai đoạn phúc thẩm:

Ở WTO: Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cơ quan Phúc thẩm ra báo cáo trong thời

hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết) Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại

bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của Ban hội thẩm Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ quyết

Ở ASEAN: các bên tranh chấp có thể kháng nghị lại phán xử của SEOM với Các Bộ trưởng Kinh

tế ASEAN ("AEM") trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày SEOM ra phán xử AEM phải đưa

ra quyết định trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày có kháng nghị Trong các trường hợp ngoại

lệ, AEM có thể có thêm mười (10) ngày nữa để đưa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp

- Về việc thi hành phán quyết:

Ở WTO: nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ khi

hết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa song song Mức độ và thời hạn trả đũa do Cơ quan Giải quyết

Trang 10

tranh chấp (DSB) quyết định căn cứ trên thủ tục qui định về vấn đề này trong Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU)

Ở ASEAN: Với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại của ASEAN là đình chỉ ưu đãi,

đình chỉ thực hiện nghĩa vụ và trả đũa chéo Ngoài ra, ASEAN không quy đỉnh rõ về mức độ và thời gian trả đũa do cơ quan nào quyết định

2 Một số ý kiến nhận xét, đánh giá

Sau khi tìm hiểu cũng như so sánh về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN và WTO, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến nhận xét về những ưu nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp này của ASEAN, từ đó có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn vấn đề này

Một thực tiễn cho thấy rằng ASEAN có xu hướng tạo thành một mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO trong khu vực Mặc dù nó thiếu đi sự độc đáo và riêng biệt nhưng Nghị định thư 2004 và 2010 vẫn tạo ra và hoàn thành về mặt pháp lí một cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng chuyển sang cơ chế xét xử mang tính pháp lí hoàn toàn Bằng cách áp dụng một

cơ chế tương tự với DSU, tính chấp nhận của nó sẽ được đảm bảo khi 9/10 thành viên của ASEAN

là thành viên của WTO đồng thời DSU cũng được coi là một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế -thương mại đáng tin cậy trong WTO

Ngoài những mặt đã đạt được thì ta còn nhận thấy một số hạn chế mà cơ chế giải quyết của ASEAN gặp phải, cụ thể:

Thứ nhất, khoảng thời gian giải quyết tranh chấp quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp gần 15 tháng Điều này dẫn đến hậu quả là vi phạm pháp luật bị duy trì, gây thiệt hại cho các bên, tốn kém về tài chính trong quá trình duy trì giải quyết tranh chấp

Thứ hai, thiếu tính minh bạch, công khai trong quá trình giải quyết tranh chấp Tính thiếu minh bạch, công khai thể hiện ở chỗ là cuộc họp của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đều phải giữ kín Các nước thành viên chỉ biết được kết quả mà không biết cụ thể quá trình xem xét, giải quyết tranh chấp được diễn ra như thế nào Hậu quả là giảm đi sự tin tưởng, nghi ngờ sự khách quan, vô tư, công bằng của các cơ quan giải quyết tranh chấp

Thứ ba, vai trò của các cơ quan trong giải quyết tranh chấp không thật sự rõ ràng Như Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM), cơ quan này chỉ có vai trò trong việc thành lập Cơ quan phúc thẩm Mọi hoạt động trong việc xem xét các kháng cáo đều do Cơ quan phúc thẩm thực hiện

Ngày đăng: 29/01/2016, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w