DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài2. Mục tiêu nghiên cứu3. Câu hỏi nghiên cứu4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu5. Phạm vi nghiên cứu6. Phương pháp nghiên cứu7. Dự kiến kết quả đạt được8. Cấu trúc nội dung của đề tàiPHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUI. CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.1. Du lịch sinh thái1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về DLST1.1.1.2. Quan điểm về DLST1.1.1.3. Đặc trưng và nguyên tắc của du lịch sinh thái1.1.2. Làng nghề và làng nghề truyền thống1.1.2.1. Định nghĩa1.1.2.2. Đặc điểm của các làng nghề1.1.3. Sơ lược về làng nổi1.1.4. Nhu cầu và cầu dịch vụ1.1.4.1. Khái niệm về nhu cầu, mong muốn và lượng cầu1.1.4.2. Đặc trưng của nhu cầu và cầu du lịch1.1.5. Hành vi người tiêu dùng và quyết định mua1.1.5.1. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng1.1.5.2. Mô hình hành vi tiêu dùng cá nhân1.1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng1.1.5.4. Quá trình quyết định của người mua1.1.5.5. Mong đợi và nhận thức của người tiêu dùng về dịch vụII. CƠ SỞ THỰC TIỄN1.2.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam1.2.1.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái1.2.1.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế1.2.2. Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam1.2.2.1. Tình hình phát triển du lịch làng nghề1.2.2.2. Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Huế1.2.2.3. Mô hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam1.2.3. Các mô hình làng nổi trên thế giới1.2.3.1. Ngôi làng nổi Làng Ko Panyi, Thái Lan1.2.3.2. Ngôi làng Giethoorn, Hà Lan1.2.3.3. Ngôi làng nổi ở phía Đông London1.2.3.4. Ở Việt Nam ngôi làng nổi ở Vịnh Hạ Long1.2.4. Hiện trạng khách du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế1.2.4.1. Nguồn khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế1.2.4.2. Thống kê lượt khách quốc tế đến với TTH1.2.4.3. Doanh thu từ du lịch của tỉnh Thừa Thiên HuếCHƯƠNG II: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI LÀNG NỔI VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI PHÁ TAM GIANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾA. TỔNG QUAN VỀ PHÁ TAM GIANG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU2.1. Giới thiệu về phá Tam Giang2.1.1. Điều kiện tự nhiên2.1.1.1. Đặc điểm địa hình2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên46B. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU2.1. Nghiên cứu định lượng.2.1.1. Mục tiêu2.1.2. Quy trình nghiên cứu482.1.2.1. Xây dựng bảng hỏi482.1.2.2. Xác định quy mô mẫu492.1.2.3. Thu thập bảng hỏi502.1.2.4. Phân tích và xử lý số liệu50C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU522.1. Thống kê thông tin mẫu522.1.1. Phân loại du khách522.1.2. Giới tính532.1.3. Độ tuổi542.1.4. Nghề nghiệp542.1.5. Tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của du khách552.1.6. Thu nhập hằng tháng của du khách562.2. Hành vi của du khách562.2.1. Mức độ ưu tiên đối với các hoạt động của du khách562.2.2. Hình thức đi du lịch592.2.3. Mục đích của chuyến đi602.2.4. Số lần du khách đến Huế602.2.5. Thời gian lưu trú của du khách612.2.6. Ngân sách của du khách đến Thừa Thiên Huế622.3. Khảo sát nhu cầu của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế632.3.1. Số lần du khách đã đến phá TG, số lần đã tham gia du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch làng nổi632.3.2. Nhận thức của du khách về dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống642.3.3. Suy ngĩ của du khách về dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống662.3.4. Tỉ lệ khách có mong muốn tham gia và các yếu tố hấp dẫn du khách trong dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống672.3.4.1. Tỉ lệ khách có mong muốn tham gia672.3.4.2. Các yếu tố hấp dẫn du khách trong dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống672.3.5. Các hoạt động cần thiết của dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống692.3.5.1. Hoạt động vui chơi giải trí692.3.5.2. Hoạt động tìm hiểu văn hóa địa phương712.3.5.3. Hoạt động nghĩ dưỡng, hoạt động bổ trợ và các hoạt động khác2.4. Mức giá và thời gian sử dụng dịch vụ mà du khách đề xuất782.4.1. Thời gian sử dụng dịch vụ mà du khách đề xuất782.4.2. Mức giá sử dụng dịch vụ mà du khách đề xuất782.5. Ý kiến của nhà quản lý và chuyên gia về dịch vụ DLST kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống ở Phá Tam Giang tỉnh TTH2.5.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TTH2.5.2. Công ty lữ hànhPHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận822. Kiến nghị2.1. Kiến nghị với chính quyền địa phương2.2. Đối với sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.2.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Dự kiến kết quả đạt được 6
8 Cấu trúc nội dung của đề tài 6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1.1 Du lịch sinh thái 8
1.1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về DLST 8
1.1.1.2 Quan điểm về DLST 9
1.1.1.3 Đặc trưng và nguyên tắc của du lịch sinh thái 10
1.1.2 Làng nghề và làng nghề truyền thống 11
1.1.2.1 Định nghĩa 11
1.1.2.2 Đặc điểm của các làng nghề 12
1.1.3 Sơ lược về làng nổi 14
1.1.4 Nhu cầu và cầu dịch vụ 14
1.1.4.1 Khái niệm về nhu cầu, mong muốn và lượng cầu 15
1.1.4.2 Đặc trưng của nhu cầu và cầu du lịch 16
1.1.5 Hành vi người tiêu dùng và quyết định mua 16
1.1.5.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng 16
1.1.5.2 Mô hình hành vi tiêu dùng cá nhân 17
1.1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 18
1.1.5.4 Quá trình quyết định của người mua 19
1.1.5.5 Mong đợi và nhận thức của người tiêu dùng về dịch vụ 22
II CƠ SỞ THỰC TIỄN 25
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 25
1.2.1.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái 25
1.2.1.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế 26
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam 35
1.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch làng nghề 35
1.2.2.2 Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Huế 36
1.2.2.3 Mô hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam 37
1.2.3 Các mô hình làng nổi trên thế giới 38
Trang 21.2.3.1 Ngôi làng nổi Làng Ko Panyi, Thái Lan 38
1.2.3.2 Ngôi làng Giethoorn, Hà Lan 39
1.2.3.3 Ngôi làng nổi ở phía Đông London 39
1.2.3.4 Ở Việt Nam- ngôi làng nổi ở Vịnh Hạ Long 40
1.2.4 Hiện trạng khách du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 40
1.2.4.1 Nguồn khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế 40
1.2.4.2 Thống kê lượt khách quốc tế đến với TTH 41
1.2.4.3 Doanh thu từ du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế 43
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI LÀNG NỔI VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI PHÁ TAM GIANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 45
A TỔNG QUAN VỀ PHÁ TAM GIANG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 45
2.1 Giới thiệu về phá Tam Giang 45
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 45
2.1.1.1 Đặc điểm địa hình 45
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 46
B QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 48
2.1 Nghiên cứu định lượng 48
2.1.1 Mục tiêu 48
2.1.2 Quy trình nghiên cứu 48
2.1.2.1 Xây dựng bảng hỏi 48
2.1.2.2 Xác định quy mô mẫu 49
2.1.2.3 Thu thập bảng hỏi 50
2.1.2.4 Phân tích và xử lý số liệu 50
C KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
2.1 Thống kê thông tin mẫu 52
2.1.1 Phân loại du khách 52
2.1.2 Giới tính 53
2.1.3 Độ tuổi 54
2.1.4 Nghề nghiệp 54
2.1.5 Tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của du khách 55
2.1.6 Thu nhập hằng tháng của du khách 56
2.2 Hành vi của du khách 56
2.2.1 Mức độ ưu tiên đối với các hoạt động của du khách 56
2.2.2 Hình thức đi du lịch 59
2.2.3 Mục đích của chuyến đi 60
2.2.4 Số lần du khách đến Huế 60
2.2.5 Thời gian lưu trú của du khách 61
2.2.6 Ngân sách của du khách đến Thừa Thiên Huế 62
Trang 32.3 Khảo sát nhu cầu của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp
với làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế 63
2.3.1 Số lần du khách đã đến phá TG, số lần đã tham gia du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch làng nổi 63
2.3.2 Nhận thức của du khách về dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống 64
2.3.3 Suy ngĩ của du khách về dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống 66
2.3.4 Tỉ lệ khách có mong muốn tham gia và các yếu tố hấp dẫn du khách trong dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống 67
2.3.4.1 Tỉ lệ khách có mong muốn tham gia 67
2.3.4.2 Các yếu tố hấp dẫn du khách trong dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống 67
2.3.5 Các hoạt động cần thiết của dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống 69
2.3.5.1 Hoạt động vui chơi giải trí 69
2.3.5.2 Hoạt động tìm hiểu văn hóa địa phương 71
2.3.5.3 Hoạt động nghĩ dưỡng, hoạt động bổ trợ và các hoạt động khác 74
2.4 Mức giá và thời gian sử dụng dịch vụ mà du khách đề xuất 78
2.4.1 Thời gian sử dụng dịch vụ mà du khách đề xuất 78
2.4.2 Mức giá sử dụng dịch vụ mà du khách đề xuất 78
2.5 Ý kiến của nhà quản lý và chuyên gia về dịch vụ DLST kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống ở Phá Tam Giang tỉnh TTH 80
2.5.1 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TTH 80
2.5.2 Công ty lữ hành 81
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1 Kết luận 82
2 Kiến nghị 83
2.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương 83
2.2 Đối với sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 84
2.3 Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TG: :Tam GiangDLST :Du Lịch Sinh TháiTTH :Thừa Thiên HuếHST :Hệ Sinh TháiCĐĐP : Cộng Đồng Địa PhươngVQG : Vườn Quốc Gia
Trang 5PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thanh một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến vàđược coi là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn thu rất lớn cho ngânsách Nhà Nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, góp phầnbảo tồn và phát triển văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Tại nhiều quốc gia dulịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu Du lịch đã nhanh chóng trở thành mộtngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Trong bối cảnh đó, Việtnam cũng không ngoại lệ, Việt Nam không ngừng mở rộng mối quan hệ quốc tếtình hình kinh tế - chính trị ổn định, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, thânthiện cho khách du lịch bốn phương
Được đánh giá là một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia, tiềmnăng du lịch to lớn của Thừa Thiên Huế được thể hiện qua những điều kiện hếtsức thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú với hơn 900 di tích lịch sử,trong đó 103 di tích xếp hạng quốc gia Cố Đô với 16 điểm di tích được UNESCOcông nhận là di sản văn hóa nhân loại Nhã nhạc cung đình Huế cũng đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Đó là chưa kể đến
về điều kiện tự nhiên cũng “chẳng nơi nào có được” từ song Hương núi Ngự cùngvới hệ thống quần thể di tích như kinh thành hay lăng tẩm, cho đến những danhlam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Lăng Cô- được công nhận là vịnh đẹp nhất thếgiới.Huế còn được biết đến như là một “thành phố festival đặc trưng của ViệtNam” quanh năm hội hè Đó là chưa nói đến những lễ hội nhỏ hơn được tổ chứcthường niên như: Lễ tế Xã Tắc; Quang Trung lên ngôi; lễ hội đền Huyền Trân
Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có một vùng đầm phá TamGiang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á (21.594ha, dài 67km, rộng hơn 4km,
gồm 1 phá và 4 đầm) như câu ca xưa: “Thương em anh cũng muốn vô - Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang" Hơn nữa, nét văn hóa phong tục tập quán sinh hoạt
đặc trưng riêng biệt còn nguyên sơ chưa bị lai tạp của cộng đồng ngư dân đầmphá Và duy nhất trong dịp Festival 2004 , du khách đã được chiêm ngưỡng toàn
Trang 6cảnh đầm phá Tam Giang khi được ngồi trên khinh khí cầu, với giá 40.000 đồng/người trong một thời gian ngắn chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa, thế mà nhiều
du khách đã mê mẫn trước vẻ đẹp của đầm phá Tam Giang
Tràn đầy tiềm năng là thế, gặt hái được nhiều danh hiệu là thế nhưng khách
du lịch đến Huế đa số chỉ lưu trú trong thời gian ngắn chỉ dao động khoảng 2 đêm/khách, Thu nhập từ du lịch hiện nay vẫn chưa cao so với tiềm năng vốn có củatỉnh Phải chăng các sản phẩm du lịch ở Huế giữ chân được du khách và cần phảitạo ra sản phẩm du lịch mới? Hơn nữa, trong nền kinh tế phát triển bận rộn hiệnnay du khách muốn trãi nghiệm nhiều dịch vụ mà không đủ thời gian, vậy cần phải
làm gì? Chính vì lý do trên mà tôi quyết định làm đề tài “khảo sát nhu cầu của khách du lịch về du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giang Tỉnh thừa Thiên Huế” cho đề tài nghiên cứu cấp
trường của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Qua việc khảo sát hành vi và nhu cầu sử dụng dịch vụ du của khách hàng
để đề xuất mô hình kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghềtruyền thống tại phá Tam Giang Tỉnh Thừa Thiên Huế
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài cần tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Hành vi của người tiêu dùng đối với các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịchlàng nghề như thế nào ?
Trang 7 Các yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến khách hàng khi sử dụng dịch vụ
Nhận thức của khách hàng về dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi
và làng nghề truyền thống như thế nào?
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làngnổi và làng nghề truyền thống tại phá Tam Giang Tỉnh Thừa Thiên Huế không? Vìsao?
Nếu có dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyềnthống khách hàng mong đợi gì về nó?
Những vấn đề nào được khách hàng quan tâm nhất khi sử dụng dịch vụ dulịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại phá Tam GiangTỉnh Thừa Thiên Huế?
Sự lựa chọn dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghềtruyền thống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Xây dựng mô hình kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làngnghề truyền thống tại phá Tam Giang Tỉnh Thừa Thiên Huế thì cần phải có giảipháp gì?
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu của khách du lịch về du lịch sinh thái
kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giang tỉnh ThừaThiên Huế
4.2 Khách thể nghiên cứu: Thực hiện điều tra ngẫu nhiên đối với khách
du lịch nội địa và khách quốc tế khi đi du lịch sinh thái, du lịch làng nghề tại pháTam Giang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi của khách hàng đối với du lịch sinhthái, du lịch làng nghề và khảo sát nhu cầu của họ về sử dụng dịch vụ du lịch sinh
Trang 8thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giang tỉnh ThừaThiên Huế, từ đó đề xuất mô hình kinh doanh mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu củakhách du lịch về dịch vụ này.
5.2 Về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn Phá Tam Giang tỉnh Thừa ThiênHuế Cụ thể:
- Làng đan lát Bao La, Thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền
- Làng rau Thủy Lập xã Quảng Lợị
- Làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền
5.3 Về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: Trong năm 2014
6 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp:
- Các nguồn thu thập chính: Sở Du Lịch (xin trực tiếp) tập hợp thông tin,
sách, báo, số liệu từ báo cáo của các phòng ban, tạp chí, internet, các công trìnhnghiên cứu ở trong và ngoài nước,… có liên quan đến nội dung đề tài
- Các loại thông tin cần thu thập: (thời gian từ năm 2008 – 2013)
+ Tổng lượng khách nội địa và nước ngoài
+ Tổng lượng khách đến các điểm tham quan di tích Huế, du lịch sinh tháidựa vào cộng đồng và du lịch làng nghề
Số liệu sơ cấp:
Tiến hành phỏng vấn điều tra
Các thông tin cần thu thập: nhu cầu của du khách về du lịch sinh thái kếthợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại phá Tam Giang Tỉnh Thừa ThiênHuế
Phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi, (phỏng vấn khách hàng từ tháng 7đến tháng 10 năm 2014)
Trang 9Đối tượng điều tra: khách Việt nam và nước ngoài, đang vàđã kết thúcchuyến tham quan (Chọn đối tượng này là vì: thị trường khách du lịch nội địa làthị trường tiềm năng,cần tăng cường thu hút đặt biệt trong nền kinh tế thị trườnghiện nay; Khách nước ngoài là khách muốn tham gần với thiên nhiên để thoát khỏicuộc sống hối hả, tấp nập của nước họ)
6.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin số liệu:
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 0 với thang đo Likert 5 điểm
từ 1 tương ứng với rất không quan trọng/rất không đồng ý/rất không ảnh hưởng đến 5 tương ứng với rất quan trọng/rất đồng ý/rất ảnh hưởng.
theo các yếu tố: quốc tịch, độ tuổi, nghề nghiệp.
Kiểm định Independent-Sample T-Test: Phân tích sự khác biệt trong đánh
giá giữa các nhóm du khách hàng theo yếu tố giới tính
7 Dự kiến kết quả đạt được
Đề tài nghiên cứu hoàn thành sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành vi củangười tiêu dùng đối với các dịch vụ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, du lịchlàng nghề, nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làngnổi và làng nghề truyền thống tại phá Tam Giang Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như
kỳ vọng của họ về dịch vụ mới này Từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề choviệc xây dựng nên mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với làngnổi và làng nghề truyền thống tại phá Tam Giang Tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứngnhu cầu cấp thiết nhất hiện nay của khách du lịch khi du lịch sinh thái, du lịch lànglàng nghề ở Phá Tam Giang
8 Cấu trúc nội dung của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm các phần:
Trang 10 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Khảo sát nhu cầu của khách du lịch về du lịch sinh thái kết hợpvới làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương III: Đề xuất một số định hướng xây dựng mô hình kinh doanh dulịch sinh thái kết hợp với làng nổi và làng nghề truyền thống tại Phá Tam Giangtỉnh Thừa Thiên Huế
PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năm 2002 được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn làm “Năm Quốc tế Dulịch sinh thái – International Year of Ecotourism” Liên hợp quốc kêu gọi các nướcđẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng DLST và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về DLST,
tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình DLST ở các nước, các khu vực, chuẩn
bị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho Hội thảo Quốc tế về DLST tổ chức vào năm
2002 Chủ trương này đã thúc đẩy nhiều nước đang phát triển, muốn dựa vàoDLST để cải thiện nền kinh tế ốm yếu của mình Hưởng ứng lời kêu gọi của Liênhợp quốc, nhiều quốc gia như Mexico, Úc, Malaysia…đã xây dựng chiến lược và
kế hoạc DLST quốc gia
b Ở Việt Nam
Bắt đầu từ cuối những năm 1990, DLST đã gây được sự chú ý ở cấp độquốc gia với sự tham gia của các tổ chức lớn như Tổng cục du lịch Việt Nam,IUCN…Với sự tài trợ của các tổ chức Quốc tế, chúng ta đã mở nhiều lớp tập huấn,nhiều hội thảo về DLST Tuy nhiên, mới chủ yếu tập trung vào các Vườn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã…
Trang 12Đã có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên cứu và
áp dụng DLST ở Việt NamVí dụ năm 2004, Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức phát triển bền vữngFundeso và Cơ quan hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nangquản lý phát triển DLST ở các khu bảo tồn Việt Nam” Trong các tài liệu chínhthức này, những vấn đề quy hoạch điểm DLST, quy định kiến trúc, kết cấu điểmDLST, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thị du lịch…được trình bày rất rõ ràng
Ngoài định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dungDLST :
DLST là loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức cảnh quan hay nghiên cứu về HST Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững’’
(Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái 2000)
DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng cua HST, đồng thời ta có cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ ngồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương.
(Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998)Cho đến nay, khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độkhác nhau, với những tên gọi khác nhau Chung quy lại, DLST được hiểu là loại
Trang 13hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và nuôi dưỡng,quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái
Ngoài ra, DLST còn có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau:
Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)
Du lịch môi trường (Environmental tourism)
Du lịch đặc thù (Particular tourism)
Du lịch xanh (Green tourism)
Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
1.1.1.3 Đặc trưng và nguyên tắc của du lịch sinh thái
a Đặc trưng của du lịch sinh thái
Các đặc điểm của DLST mà ta có thể nhận thấy:
Du khách DLST sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giảicần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên
và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các HST
và văn hóa bản địa
DLST nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu
tố cần đó là:
- Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường
Trang 14- Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Các đặc điểm trên đã tạo ra sự khác biệt và trở thành đặc trưng của DLST:
Mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái thông qua các Hướngdẫn viên có nghiệp vụ
Tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thứcđược giáo dục để cải tiến bản thân du khách thành những người tiên phong trongcông tác bảo vệ môi trường
Làm giảm thiểu các tác động của du khách đối với văn hóa và môi trường:đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn tài chính do DLST mang lại và chútrọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo vệ thiên nhiên
b Nguyên tắc của du lịch sinh thái
Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên: du khách có cáchoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa
Khách DLST chấp nhận hoàn cảnh tự nhiên, điều kiện tự nhiên với nhữnghạn chế của nó
Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Lượng du khách luôn luôn được kiểm soát điều hòa
Phải đảm bảo lợi ích lâu dài, hài hòa cho các bên liên quan
Hướng dẫn viên và các thành viên tham gia DLST phải có nhận thức cao vềmôi trường sinh thái, am hiểu về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội…
Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên, đối tác tham gia vào DLST
1.1.2 Làng nghề và làng nghề truyền thống
1.1.2.1 Định nghĩa
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề” theo giáo
sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ,
Trang 15làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”.
Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm.
Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công
là chủ yếu Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, côngnghệ sản xuất mang tính đơn chiếc nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuậthoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có
sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một sốkhông nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuấtsản phẩm
Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ Hầuhết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồnnguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương cũng có thể có một số nguyênliệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốcnhuộm song không nhiều
Trang 16Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờvào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạocủa người thợ, của các nghệ nhân Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệchưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công,giản đơn ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứngdụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề
đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn tuy nhiên, một số loại sảnphẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuậtlao động thủ công tinh xảo việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thứctruyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trongtừng làng sau hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủcông truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã cónhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn
Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, cótính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Các sản phẩm làng nghềtruyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sảnphẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa,công sở nhà nước các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ côngtinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thểphân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), ĐôngTriều (Quảng Ninh) từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên cáctrống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bứcthêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về vănhoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc
Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tínhđịa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là cáclàng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tạichỗ của các địa phương ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có cácchợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề cho đếnnay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hayliên tỉnh và một phần cho xuất khẩu
Trang 17Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô
hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tưnhân
1.1.3 Sơ lược về làng nổi
Hiện nay chưa có khái niệm nào về làng nổi, nhưng theo cách dễ hiểu nhấtthì làng nổi chính là những ngôi nhà nổi trên mặt nước
Đến thời điểm hiện tại, trên thế giới rất nhiều những ngôi làng nổi được xâydựng như:
- Một ngôi làng nổi được xây dựng trên các vùng biển của Royal VictoriaDock phía đông London
Hình 1.1 Ngôi làng nổi tại Royal Victoria Dock, London
Hình 1.2 Ngôi làng nổi ở Campuchia
1.1.4 Nhu cầu và cầu dịch vụ
Tìm hiểu khái niệm và các khái niệm liên quan đến nhu cầu và cầu dịch vụgiúp đề tài nhận biết loại nhu cầu mà dịch vụ DLST kết hợp với làng nổi và làng
Trang 18nghề truyền thống sẽ thỏa mãn cho khách hàng, cũng như dự đoán tính khả thitrong việc khảo sát nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ.
1.1.4.1 Khái niệm về nhu cầu, mong muốn và lượng cầu
a Nhu cầu
Theo PGS.TS Bùi Thị Tám (2009):”Nhu cầu (Needs) là khái niệm cơ bản
nhất đặt nền tảng nhất cho marketing Nhu cầu của con người là trạng thái cảm nhận được sự thiếu hụt một cái gì đó Con người có rất nhiều nhu cầu và nhu cầu
đó thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi các yếu tố khác của chính bản than con người và môi trường, điều kiện sống của họ các nhu cầu này bao gồm: các nhu cầu cơ bản cho tồn tại (basic physical needs) như ăn mặc, an toàn, các nhu cầu xã hội (social needs) như vui đùa, giao lưu, tình cảm, cộng đồng; các nhu cầu được thừa nhận và tôn trọng (esteem needs) như danh tiếng, kiến thức hiểu biết;
và nhu cầu tự khẳng định mình (self-actualization needs)”.
Nhu cầu có thể cảm nhận bằng các giác quan (vật chất) và không cảm nhậnđược bằng các giác quan (tinh thần) Quan niệm tháp nhu cầu trong sản phẩm dịch
vụ bao gồm 7 nhu cầu: sinh lý, an toàn, quan hệ xã hội, tôn trọng, thẩm mỹ, hiểubiết và tự khẳng định bản thân Như vậy nó vẫn có 5 nhu cầu từ tháp nhu cầu củaMaslow và bổ sung thêm 2 nhu cầu bổ sung đó là thẩm mỹ và hiểu biết
b Mong muốn
Định nghĩa về mong muốn, PGS.TS Bùi Thị Tám (2009) cũng đã nêu:
“Mong muốn (wants) là hình thức thể hiện nhu cầu của con người và được định hình bởi văn hóa và đặc điểm cá nhân của từng người” Mong muốn của con
người được thể hiện qua hình thức, rất dễ thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu
tố xã hội, văn hóa và tâm lý
Trang 191.1.4.2 Đặc trưng của nhu cầu và cầu du lịch
TS Nguyễn Thượng Thái (2007) nhận định: nhu cầu và cầu dịch vụ có
các đặc trưng cơ bản sau:
Tính phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường:
phát triển nhanh chóng về số lượng và cao hơn về chất lượng
Tính vô hạn, không có điểm dừng cuối cùng: nhận thức luôn nhỏ hơn kỳ
vọng làm cho nhu cầu dịch vụ tăng lên, cứ đáp ứng được thì cầu lại phát triển ởmức cao hơn Nhu cầu về hàng hóa mang tính hữu hạn nhưng nhu cầu về dịch vụkhông có điểm dừng và đòi hỏi ngày càng cao hơn khi thu nhập của con ngườităng lên
Tính phong phú, đa dạng: nhu cầu về dịch vụ ngày càng đa dạng về quy
mô, chủng loại, chất lượng, phụ thược vào giới tính, phong tục tập quán, củakhách hàng Nhu cầu và cầu du lịch có trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh, sinh hoạt hằng ngày của con người
Tính đồng bộ, tổng hợp: nhu cầu du lịch có tính chất liên hoàn, đồng bộ,
tổng hợp, xuất phát từ người tiêu dùng dịch vụ nên đòi hỏi các nhà cung ứng thiết
kế các dịch vụ trọn gói để thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Tính thời điểm, thời vụ: nhu cầu và cầu dịch vụ thường tập trung vào một số
thời điểm nhất định
Tính linh hoạt cao (dễ bị thay đổi): nhu cầu và cầu dịch vụ dễ bị thay đổi,
thay thế bởi các dịch vụ khác, đặc biệt là khi không đáp ứng hay thỏa mãn ngay
Tính biên độ không đồng đều: Biên độ giao động giữa các loại hình dịch vụ
và giữa các tập hợp khách hàng cùng tiêu dùng một sản phẩm là không đồng đềunhau
Tính lan truyền: dịch vụ có tính vô hình nên có tính lan truyền nhanh hơn
các hàng hóa hữu hình
1.1.5 Hành vi người tiêu dùng và quyết định mua
1.1.5.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng
Theo Mowen và Minor thì “hành vi người tiêu dùng” được hiểu một cáchđơn giản là khoa học nghiên cứu các “đơn vị mua” (buying units) và các quá trìnhtrao đổi bao gồm mua, tiêu dùng, loại thải hàng hóa và dịch vụ
Trang 20Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhằm vào nghiên cứu ba giai đoạn củaquá trình trao đổi bao gồm: giai đoạn xử lý thông tin và mua, giaii đoạn tiêu dùng/
sử dụng và giai đoạn đào thải Tuy nhiên, đa số trên thực tế nghiên cứu hành vingười tiêu dùng chủ yếu tập trung nghiên cứu vào giai đoạn đầu – giai đoạn thunhận, xử lý thông tin và ra quyết ðịnh mua và các nguyên lý áp dụng chung cho cảnghiên cứu hành vi tổ chức và hành vi cá nhân cho người tiêu dùng
1.1.5.2 Mô hình hành vi tiêu dùng cá nhân
Các công cụ Marketing mix mà công ty sử dụng bao gồm các Ps cùng vớicác nhân tố bên ngoài khác như môi trường kinh tế, chính trị,văn hóa, côngnghệ, tác động đến quá trình xử lý thông tin và nhận thức của khách hàng về sảnphẩm dịch vụ mà công ty cung cấp Cùng một môi trường và lượng thông tingiống nhau về sản phẩm thì các khách hàng khác nhau thì có thể xử lý và hiểu về
Trang 211.1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
a Văn hóa (Culture)
Với góc độ trong ứng dụng trong hoạt động marketing, yếu tố văn hóađược hiểu một cách đơn giản như các giá trị, các chuẩn mực xã hội, tập tục truyềnthống, niềm tin của nhóm người, tộc người và của một đất nước
Tiểu văn hóa (Subculture): đó là một bộ phận, nhóm người hoặc tộc người
có những nét giá trị, niềm tin, chuẩn mực riêng
Đẳng cấp, giai tầng xã hội (social class): các đẳng cấp xã hội hình thành
tương đối bền vững trong đó các thành viên có những đặc điểm chia sẽ chung vềgiá trị, mối quan tâm và hành vi Trong một đất nước, đẳng cấp xã hội không phảiđược xác định bởi một nhân tố nào đó mà bởi một nhóm nhân tố như nghềnghiệp,thu nhập, trình độ học vấn
b Các nhân tố xã hội
Hành vi người tiêu dùng còn bị tác động bởi nhiều nhóm nhân tố xã hộikhác như:
Ảnh hưởng của nhóm: hành vi và thái độ ứng xử của mỗi nhóm cá nhân
thường chịu tác động của nhóm mà họ gần nhất, đặc biệt là gia đình, hàng xóm vàđồng nghiệp (trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhóm này gọi là nhóm sơcấp) Ngoài ra, họ còn bị tác động bởi quan hệ xã hội tạo ra một cách chính thứcnhưng ít thường xuyên hơn (còn gọi là các nhóm thứ cấp) ví dụ thành viên thuộcmột nhóm, hiệp hội hoặc tín ngưỡng
Ảnh hưởng của nhóm tham khảo (reference group): Nhóm tham khảo của
một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay giántiếp đến thái độ hay hành vi của người đó Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếpđến một người gọi là những nhóm thành viên Đó là những nhóm mà người đótham gia và có tác động qua lại Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình,bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếpthường xuyên Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏiphải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn
Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có
ảnh hưởng lớn nhất Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua
Trang 22Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó Do từ bố mẹ mà một người cóđược một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về thamvọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu Ngay cả khi người mua không còn quan
hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn
có thể rất lớn
Vai trò và địa vị: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị Người ta lựa chọn
những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội Nhữngngười làm Marketing đều biết rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của sản phẩm vànhãn hiệu Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội vàtheo cả vùng địa lý nữa
Các đặc điểm cá nhân: Nhóm yếu tố này bao gồm độ tuổi và yêu cầu tiêu
dùng phụ hợp với độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống, cátính và “cái tôi” của người tiêu dùng Có thể nói trong nghiên cứu marketing,nghiên cứu các đặc điểm dân số học nói trên có vai trò quan trọng trong việc xácđịnh sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Trên cơ sở đó có thể phân đoạnđúng thị trường và xây dựng chiến lược marketing mix phù hợp
Các yếu tố tâm lý: sự lựa chọn của ngưởi tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng
đáng kể bởi các yếu tố tâm lý của họ, bao gồm các yếu tố chính: nhu cầu, động cơ,nhận thức, sự học hỏi, niềm tin và thái độ của họ
1.1.5.4 Quá trình quyết định của người mua
Quá trình đi đến quyết định mua của người tiêu dùng cá nhân thông thường
đi theo mọt trình tự nhất định từ việc nhận biết nhu cầu của bản than, tìm kiếmthông tin về sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu, đến việc so sánh đánh giá giữanhững giải pháp lựa chọn với mối quan hệ trong khả năng thực hiện nguốn lực vàtác động của những đặc tính cá nhân về sở thích, cá tính, thói quen… có thể tómlược quá trình này qua 3 giai đoạn chính sau đây:
a Lựa chọn và ra quyết định
Quá trình lựa chọn một dịch vụ bắt đầu bằng việc nhận biết một nhu cầu cánhân Trong phạm vi nghiên cứu marketing và hành vi người tiêu dùng, ứng dụng củaphân loại nhu cầu giúp cho người làm marketing nhận biết tốt hơn những động lựcthúc đẩy người tiêu dùng trải qua các quá trình lựa chọn và quyết định mua dịch vụ
Trang 23Hình 1.4 Quá trình quyết định và đánh giá dịch vụ trãi nghiệm
Nguồn: PGS.TS, Bùi Thị Tám, (2009)
Khi nhận biết được cầu, người tiêu dùng có thể sẽ tìm kiếm thông tin cề cácloại sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu đó Quá trình tìm kiếm thông tincủa người tiêu dùng có thể ở các mức độ khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhautùy theo loại sản phẩm, dịch vụ mà họ cần đặc điểm cá nhân người tiêu dùng vàcác yếu tố môi trường bên ngoài, đặc biệt là thông tin marketing
Từ các thông tin thu được, người tiêu dùng sẽ có một số lựa chọn theo loại,nhóm hoặc sản phẩm cụ thể và họ sẽ đánh giá lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợpvới nhu cầu và điều kiện của họ
Thông thường, việc đánh giá dịch vụ để lựa chọn là tương đối khó khăn dothiếu những thông số, những đặc tính cụ thể về chất lượng tìm kiếm của dịch vụ.Hơn nữa, trong dịch vụ sự lựa chọn dịch vụ cho mỗi nhóm loại nhất định thìthường ít hơn so với hàng hóa thông thường Một trong những lý do quan trọng là
do sự khác biệt chất lượng dịch vụ nguồn cung thông qua hệ thống bán lẻ rất hạnchế do đặc trưng của dịch vụ so với hàng hóa thông thường mang lại Do vậy,khách hàng thường lựa chọn giải pháp dễ tiếp cận nhất và chấp nhận được
Khác với hàng hóa thông thường, khi quyết định mua dịch vụ thì kháchhàng không có cơ hội nhìn thấy hay thử nghiệm mà quá trình sẩn xuất thường gắnliền với quá trình tiêu dùng Trong nhiều trường hợp khách hàng còn phải trả tiềntrước (một phần hoặc toàn bộ) do vậy rủi ro trong quyết định mua là khá cao.Nhiệm vụ của người marketing là phải cung cấp thông tin tốt nhất cho khách hàng
Trang 24có thể tiếp cận được thông tin về dịch vụ, sản phẩm tăng khả năng đanh giá chấtlượng dịch vụ tìm kiếm, giúp họ giảm bớt tâm lý lo ngại khi ra quyết định, tạolong tin lâu dài của khách hàng.
b Tiêu dùng và trải nghiệm
Đối với khách hàng do khó có thể đánh giá chất lượng dịch vụ trước khimua nên quá trình tiêu dùng, trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhđánh giá của một nhà cung cấp sản phẩm cụ thể, từ đó tác động đến hành vi muasau này Điều này giải thích tầm quan trọng sự trãi nghiệm của người tiêu dùngnhư hai học giả nổi tiếng về nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Gilmore và Pine
đã chỉ rõ “kinh nghiệm là Maarketing” – “The experience is the marketing” Trongchiến lược kinh doanh dịch vụ, nhiều công ty đã vận dụng khá thành công nguyêntắc này trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Do sản phẩm dịch vụ là một quá trình tương tác giữa người cung cấp dịch
vụ và người tiêu dùng cũng như sự tham gia của khách hàng là những yếu tố quantrọng quyết định đến chất lượng trãi nghiệm của khách hàng Quá trình này cònchịu nhiều yếu tố ngoại cảnh và môi trường cung ứng dịch vụ Do vậy bên cạnhyếu tố tiên quyết là kỹ năng, kiến thức và hành vi thái độ phục vụ của nhân viên,thì việc xây dựng và tuân thủ theo quy trình (hướng dẫn) cung cấp dịch vụ (blue-print), tạo ra một không gian dịch vụ thích hợp và sự tác động có hiệu quả củakhách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ là những yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến chất lượng trãi nghiệm của khách hàng
c Đánh giá và thái độ sau thử nghiệm
Với quá trình logic của nhận thức, sự trãi ngiệm có được trong quá trình sửdụng dịch vụ, sẽ giúp người tiêu dùng có những đánh giá về chất lượng dịch vụcủa nhà cung cấp Thực tế cho thấy trong marketing truyền thống, hoạt độngmarketing chủ yếu tìm hiểu vào giai đoạn đầu quá trình quyết định mua của kháchhàng, tức là nhận thức và đánh giá của khách hàng trước khi mua, lựa chọn cuốicùng để quyết định mua của họ và những nhân tố tác động đến quá trình này Việcđánh giá sau trải nghiệm và phản hồi của khách hàng chưa được quan tâm đúngmức Trong khi đây là những thông tin quan trọng đặc biệt đối với dịch vụ, giúp
Trang 25cho việc tìm hiểu, dự báo hành vi và phản hôi của khách hàng cũng như tạo dựngkhách hàng trung thành Điều được các nhà marketing ghi nhận là hiệu quả hơnnhiều so với tìm hiểu và thu hút khách hàng mới.
1.1.5.5 Mong đợi và nhận thức của người tiêu dùng về dịch vụ
a Mong đợi của người tiêu dùng dịch vụ
Theo Zeithaml et al, monh đợi của người tiêu dùng (consumer expectation)
là những niềm tin đối với dịch vụ được cung cấp theo chuẩn mực hoặc thông tintham khảo mà theo đó chất lượng dịch vụ được đánh giá Hiểu được khách hàngmong muốn gì ở dịch vụ là yếu tố quan trọng để đảm bảo cung ứng dịch vụ cóchất lượng Nhận thức sai về dịch vụ khách hàng không chỉ làm tổn hại đến khảnăng cạnh tranh của công ty mà còn gây ra lãng phí về tài chính, thời gian và cácnguồn lực khác do thực hiện chiến lược marketing không hiệu quả
Hình 1.5 Vùng thích ứng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ
Nguồn: PGS.TS, Bùi Thị Tám, (2009)
Mong đợi của khách hàng với nghĩa là những đặc điểm so sánh tham khảochất lượng dịch vụ cung cấp cần được hiểu theo các mức độ khác nhau tùy thuộcvào từng khách hàng Các học giả marketing cho rằng mong đợi của khách hàng
có thể phân thành 2 thái cực khác nhau, đó là dịch vụ mong muốn (desired servise)
và dịch vụ tối thiểu (adequate servise):
Dịch vụ mong muốn chỉ ra mức độ mong đợi cao nhất mà khách hàng kỳ
vọng nhận được, hay là mức độ khách hàng cho là dịch vụ nên và có thể đáp ứng
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mà khách hàng đặt kỳ vọng thấp nhấtđối với dịch vụ mà họ sẽ nhận được do một vài yếu tố khách quan hoặc điều kiện
Vùng thích ứngDịch vụ mong muốn
Dịch vụ tối thiểu
Trang 26cụ thể làm cho dịch vụ họ sẽ nhận được là không hoàn toàn thỏa mãn Trong
marketing mức độ mong đợi này gọi là “dịch vụ tối thiểu” Đó là mức độ chất
lượng dịch vụ thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận sử dụng dịch vụ
Hình 1.5 cho thấy một khoảng cách tồn tại giữa mức độ kỳ vọng cao nhất
đến mức độ kỳ vọng tối thiểu được gọi là “vùng thích ứng’ (zone of tolerance)
“Vùng thích ứng” là phạm vi người tiêu dùng nhận biết và chấp nhận trong sựkhác biệt trong chật lượng dịch vụ Nếu chất lượng dịch vụ thấp hơn mức tối thiểu,khách hàng có thể bức bình với chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp Ngược lại,nếu dịch vụ được cung cấp ở mức độ cao của “vùng thích ứng”, thậm chí có thểvượt mức mong muốn thì khách hàng sẽ rất hài lòng có thể ngạc nhiên, lý thú
b Nhận thức về dịch vụ nhận được và sự hài lòng của người tiêu dùng
Một trong những vẫn đề thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh doanhhiện đại và cũng là một biến số được nghiên cứu nhiều nhất trong marketing vàhành vi người tiêu dùng đó là “sự hài lòng của người tiêu dùng” “Sự hài lòng
được xem là ” trạng thái đáp ứng đủ của người tiêu dùng sự đánh giá về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ nhận được, hoặc mức độ cảm nhận thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ”.
Như vậy có thể thấy sự hài lòng của người tiêu dùng là sự kết hợp đánh giátheo nhận thức và theo cảm tính Một số người tiêu dùng có thể đánh giá mangnặng cảm tính, trong khi một số khác lại có thể đánh giá trên cơ sở xử lý thông tinlogic của nhận thức
Sự tin cậy
Chất lượng dịch
Các yếu tốngữ cảnh
Trang 27Hình 1.6 Nhận thức của khách hàng về chất lượng và sự hài lòng
Nguồn: PGS.TS, Bùi Thị Tám, (2009)
Thực tế, người ta có khuynh hướng đồng nhất sự hài lòng của khách hàng
và chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, các nhà marketing lại cố gắng để chỉ rõ sự cầnthiết phải hiểu và vận dụng chính xác khái niệm này Về nguyên tắc, hai khái niệmnày mặc dù có những điểm chung nhưng lại có sự khác nhau cơ bản về nguyênnhân và kết quả Sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm rộng, trong khi chấtlượng dịch vụ lại tập trung phản ánh cụ thể các thuộc tính của dịch vụ Sự hài lòngcủa khách hàng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm: chất lượng dịch vụ,chất lượng sản phẩm (đặc điểm sản phẩm và nhận thức về sản phẩm), giá cả, vàchịu tác động của các nhân tố tình huống và đặc điểm cá nhân của người tiêudùng Từ quan điểm này, nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ(perceived service quality) là một thành tố của sự hài lòng khách hàng
Yếu tố hữu hình
Trang 28II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
1.2.1.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái
Việt Nam là nước rất đa dạng về tài nguyên DLST, với vị trí địa lý thuậnlợi được thiên nhiên ưu đãi như có rừng, có núi, có sông biển giàu đẹp, với HST
đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung các loài động vật, thực vật quý hiếm đượcghi vào sách đỏ thế giới hoặc có những di sản thế giới Ngoài ra, còn có TNDLvăn hoá đặc sắc như các giá trị văn hoá cộng đồng gắn với các hệ sinh thái tự nhêntrên khắp cả nước, các hệ sinh thái nông nghiệp.v.v
Nhận thức rõ tiềm năng và xu hướng cũng như khả năng phát triển củaDLST, trong chiến lược phát triển ngành du lịch của quốc gia, DLST đã và đangtrở thành một hướng đi chủ đạo Những định hướng và hướng đi ban đầu trongphát triển DLST đã tạo dựng các loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, dulịch thám hiểm, du lịch văn hoá - lễ hội gắn với bản địa, du lịch tắm biển, du lịchxanh (du lịch đồng quê).v.v là những loại hình DLST rất được ưa thích Nhànước cũng đã từng bước nâng cấp một số khu BTTN thành VQG để thu hút đầu tưnước ngoài, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như khu BTTN Bạch Mã(1991), Nam Cát Tiên (1992), Tràm Chim (1998), Cát Bà (1991).v.v… đồng thờisắp xếp lại các khu BTTN để tăng cường các điểm DLST Các VQG có HST đadạng và có các giá trị thiên nhiên đặc biệt hấp dẫn và có giá trị nhanh chóng đượchoàn thiện hồ sơ gửi UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế Giới nhưVQG Phong Nha - Kẻ Bảng, Vịnh Hạ Long Song song với đó rất nhiều dự ánDLST đã được phê duyệt, đi vào xây dựng khắp các tỉnh thành tạo ra rất nhiềuđiểm DLST hấp dẫn du khách
Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở nước ta vẫn còn gặp những trở ngại:
Tại các khu BTTN công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năngchưa rõ ràng, chi tiết, cụ thể
Các hoạt động DLST còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm hấp dẫn,chưa xác định được thị trường mục tiêu
Trang 29 Việc xây dựng cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ.v.v… chưa đáp ứngđầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lý và ngay cả những người làmbảo vệ
Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài cho việc quyhoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng ở các khu DLST
Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chămsóc rừng còn thấp
Người dân có trình độ dân trí thấp lại nghèo nàn lạc hậu cũng gặp khó khăncho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST
Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu DLSThiện nay
Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiênhiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này
1.2.1.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Cùng với xu thế phát triển DLST trên thế giới nói chung, Việt Nam nóiriêng, trong những năm gần đây DLST ở Thừa Thiên Huế đã và đang phát triểnvới một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù của Thừa Thiên Huế Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên những sản phẩm DLST ở Thừa ThiênHuế hiện mới chỉ là những loại h́nh du lịch thiên nhiên mang màu sắc của DLST,bao gồm: dă ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan nghiên cứu đa dạng sinhhọc ở các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn, tham quan nhà vườn, thăm bản làng dântộc, du thuyền, du lịch Homestays, DLST nghỉ dưỡng, v.v…
Cùng với sự phát triển của các loại hình DLST thì các điểm DLST TTHcũng phát triển rải rác và nhỏ lẻ và tập trung chủ yếu vào một số điểm du lịch sau:
Trang 30 Bãi biển Thuận An.
Bãi biển Thuận An nằm cách thành phố Huế 13km Đây là bãi biển đẹp, cóchiều dài hơn 8km, nước xanh cát mịn, sóng vừa, nằm gần kề phá Tam Giang, dọctheo bờ biển có làng chài Hải Dương, một số di tích Chămpa, di tích triều Nguyễn
và các khu lăng mộ của cư dân địa phương được xây dựng với lối kiến trúc độcđáo Từ trung tâm thành phố Huế, du khách dễ dàng đến bãi tắm Thuận An bằngnhiều phương tiện khác nhau: ôtô, xe máy, xe đạp, thuyền…
Bãi biển Cảnh Dương.
Nằm cách thành phố Huế 45km về phía Đông Nam và cách đường quốc lộ1A 4km, bãi biển Cảnh Dương dài khoảng 8km, rộng 200m, có hình vòng cungđược giới hạn bởi mũi Chân Mây Tây và mũi Chân Mây Đông Bãi biển có đặctrưng của vịnh nên có độ dốc thoải, cát mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ rất thíchhợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển,… Ngoài
ra, tại đây còn có cửa biển Tư Hiền nối với đầm Cầu Hai, có cửa sông Bu-so vàchùa Tuý Vân là những thắng cảnh nổi tiếng có sức hấp dẫn cao đối với du khách
Bãi biển Lăng Cô.
Bãi tắm Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A, cạnhđèo Hải Vân và cách vườn quốc gia Bạch Mã 24km Đây là một bãi tắm có bờbiển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn, thuỷ triều lên xuống theo chế độ bán nhậttriều với mức chênh lệch thấp (chỉ khoảng 0,7 - 0,8m) rất thích hợp cho loại hình
du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển Nằm liền kề bãi tắm Lăng Cô là núi HảiVân - Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam Dọc theo chân núiHải Vân có dãi san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao Trong khuvực còn có Hòn Sơn Chà (đảo nhỏ), tại đây còn có bảo tồn nhiều loại động thựcvật hoang dã Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã Tất cả nhữngyếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉmát, lặn biển, tìm hiểu hệ thống động thực vật hoang dã, nuôi trồng thuỷ sản…
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Tam Giang - Cầu Hai (tên gọi tắt của một hệ thống đầm phá liên hoàn baogồm: Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thuỷ Tú, đầm Hà Trung, đầm
Trang 31Cầu Hai) là hệ thống đầm phá thuộc cỡ lớn trên thế giới Vùng đầm phá ven biển
là một vùng kinh tế trọng điểm giàu tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm
44 xã và thị trấn của 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang vàPhú Lộc Với diện tích 71.230 ha (chiếm 14,22% diện tích toàn tỉnh), cộng đồngdân cư sinh sống đông đúc với 312.000 người (Chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh-năm 2008) và mật độ dân số khá cao trên 332 người/ km2 (gấp 1,7 lần mật độtrung bình toàn tỉnh), kéo dài từ ven biển cực Bắc huyện Phong Điền đến ven biểncực Nam huyện Phú Lộc Tiêu biểu là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.Đượcmệnh danh là “Biển cạn” là vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, có hệ sinhthái đa dạng phong phú, nơi sinh tồn của hàng ngàn loài sinh thủy có giá trị kinh tếcao: Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nguồn gen cao nhất so với các đầmphá ở Việt Nam, gồm 921 loài thuộc 444 chi, giống và 340 họ Trong đó có 235loài cá với 25 loài cá kinh tế, 12 loài tôm,18 loài cua cùng nhiều loại trìa, sò huyết,rong câu Chim có 73 loài, trong đó có 30 loài di cư có số lượn lớn như ngỗngtrời, sâm cầm, sếu, vịt trời, cò, chắt chân đỏ Ngoài các giá trị của thiên nhiênphục vụ phát triển du lịch tại đây, ở mỗi thôn, làng, tính trội về bản sắc, dân tộc,mối quan hệ dòng tộc - họ hàng vẫn luôn hiện diện Đây là một tài nguyên văn hoáđặc sắc tạo điều kiện cho hoạt động du lịch hoà mình vào cuộc sống cộng đồng.Cộng đồng cư dân đầm phá từ xa xưa đã phân thành cư dân thuỷ diện và cư dânbản địa trên bờ Hai cộng đồng dân cư này với phương thức sản xuất khác nhau đãgóp phần làm giàu bản sắc văn hoá vùng đầm phá Đồng thời, dọc đầm phá cónhiều di tích văn hoá, các làng nghề, lễ hội nổi tiếng (tháp Điếu Ngư, làng cổPhước Tích, chùa Thánh Duyên, chùa Tuý Vân, tháp Chàm Mỹ Khánh, lễ cầungư, lễ tế thu, làng nghề an Truyền, đua thuyền…) Sự kết hợp những giá trị vănhoá và lễ hội truyền thống của cộng đồng dân cư ven đầm phá với các yếu tố môitrường sinh thái của Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tạo nên một tiềm năng du lịch
đa dạng về sinh thái, nghĩ dưỡng, văn hóa đặc sắc
Suối Voi
Suối Voi cách Nhị Hồ 20km về phía Nam, cách quốc lộ 1A khoảng 4km
Du khách có thể đến suối Voi bằng ôtô, xe máy, xe đạp, tàu hoả Trên dòng suối
có những bãi đá lớn nhỏ nằm san sát nhau, chạy dài hàng cây số giống như hàngngàn con voi đang thủ phục, có lẽ cái tên suối Voi bắt nguồn từ đó Giữa một thế
Trang 32giới đá hoành tráng, dòng suối len lỏi chảy tạo ra những hố nước nhỏ xanh trongphù hợp với tắm suối Có 4 bãi tắm lý tưởng ở suối Voi là đá Bàng, Vũng Voi,Vũng Đu và Chuột Mao.
Sông Hương.
Sông Hương có chiều dài 80km, rộng khoảng 300 - 400m, với diện tích lưuvực nước là 300km2, bắt nguồn từ hàng trăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy trườngSơn hùng vĩ theo nhau về xuôi rồi hợp nhau lại thành 2 nhánh Tả Trạch và HữuTrạch đến Bằng Lăng thì cùng hợp lại uốn lượn quanh co giữa núi rừng bạt ngàn,sau đó đổi hướng rẽ về phía Đông chảy qua lòng thành phố Huế và chia đôi thànhphố thành ra hai bờ Bắc - Nam Dòng sông chảy qua những địa danh nổi tiếng: phàTuần, Điện Hòn Chén, chùa Linh Mụ, cầu Dã Viên, cầu Phú Xuân , cầu TràngTiền, cồn Hến, ngã ba Sình, rồi hội ngộ với sông Ô Lâu và đổ vào phá Tam Giang.Sông Hương có làn nước trong xanh chưa bị ô nhiễm, dòng nước chảy ngầm, mặtnước khá yên tĩnh tựa như là một hồ lớn, được xem là biểu tượng của thành phố,thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình như: ca Huế trên sông, duthuyền thăm các di tích Huế, thả đèn trên sông, ngắm cảnh thiên nhiên
Suối nước nóng Mỹ An.
Khu nước khoáng Mỹ An nằm tại thôn Mỹ An - xã Phú Dương - HuyệnPhú Vang, cách Thành Phố Huế 06km về phía Đông, cách tỉnh lộ 5 Huế - Thuận
An 150km, cách bãi biển Thuận An 7km và sân bay Phú Bài 20km Tổng diện tíchtoàn khu vực là 50.000m2, rất thuận lợi về giao thông, điện nước Nước suối nóng Mỹ
An có trữ lượng rất lớn, thuộc loại nước khoáng nóng Natriclohydrocacbonat có thànhphần đặc biệt H2S và hàm lượng CO2 khá cao, nên có tác dụng chữa bệnh và phụchồi sức khỏe rất tốt Ngoài ra, có nhiều nguyên tố vi lượng, hàm lượng axit Silickhá cao nên có hiệu quả trong việc chữa các bệnh ngoài da, đau lưng, suy nhượcthần kinh, viêm khớp, các bệnh về tim mạch, táo bón, cao huyết áp, giảm béo khingâm tắm
Suối nước khoáng Thanh Tân.
Nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân xuất lộ tại vùng gò đồi, sát dãy núiTrường Sơn hùng vĩ thuộc xã Phong Sơn - huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Trang 33Huế, nằm về phía Tây Bắc, cách Thành Phố Huế theo đường ô tô 30 km, cáchquốc lộ 1A 12km Du khách có thể đến điểm khu du lịch nước khoáng Thanh Tânbằng ô tô, mô tô, xe đạp Nguồn nước khoáng Thanh Tân có nhiệt độ khi mới xuất
lộ là 680C, pH = 6,8, với các thành phần H2SiO3, F-, Cl- , HCO3-, SO42-, Na+,K+, Ca2+, Mg2+, được xếp vào loại nước khoáng rất nóng, có tác dụng rất tốt đốivới sự phục hồi sức khoẻ và chữa một số bệnh xếp vào loại nước khoáng rất nóng,
có tác dụng rất tốt đối với việc phục hồi sức khoẻ con người và chữa một số bệnh.Đây là khu nước khoáng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, yên tĩnh và trong lành, đãđược đầu tư khá đồng bộ và ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước
Vườn rau xanh nội thành - nhà vườn Huế.
Nét đặc trưng cơ bản của những vườn rau xanh - nhà vườn Huế là có đượcmột vị thế rất độc đáo, nằm ở trong lòng thành phố, với khung cảnh nhộn nhịp củaphố phường, hệ thống vườn rau - nhà Vườn Huế vẫn tồn tại, mang lại cho thànhphố Huế một không gian ngập tràn màu xanh Vườn Huế có nét đặc trưng là nhà
và vườn, người và cảnh, cỏ cây và mây nước, thiên nhiên và kiến trúc cùng với tạohóa góp chung trong một tổng thể kiến trúc thống nhất hài ḥa Mỗi nhà vườn Huếđều có một đặc điểm riêng về kiến trúc, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng vàtính cách của chủ nhân nó
Nhà Vườn An Hiên nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh và sự đadạng của các loài hoa như Thiên Lý, Nhài, Mẫu đơn, Tường Vi, … Nhà Vườn LạcTịnh Viên có bố cục khá chuẩn mực, nét đặc trưng cơ bản là kiến trúc phong cảnh,nghệ thuật trang trí điêu khắc gỗ, cây kiểng, vườn hoa gói gọn trong một tổng thểkhông gian hài hòa, tràn đầy tính thơ Phủ Ngọc Sơn Công Chúa Từ với nét đặctrưng là ngôi nhà được kiến trúc theo kiểu nhà rường, dựa trên thuật phong thủycủa Phương Đông, có tiền án, minh đường, có "rồng chầu hổ phục", nơi đây cònbảo lưu nhiều báu vật quý thời vua quan nhà Nguyễn Nhà vườn Tỳ Bà Trang vớinét nổi bật về giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật, còn bảo lưu nhiều loại nhạc cụtruyền thống của Huế và Việt Nam Nhà Vườn Tịnh Gia Viên là nơi tập trungnhiều loại bonsai, hoa, xương rồng với nghệ thuật tạo hình cây kiểng Vườn ÝThảo được biết đến như là một bảo tàng thu nhỏ với bộ sưu tập trên 100 món đồ
sứ men lam của các thời Trịnh, Nguyễn, nhiều bộ sưu tập tranh ảnh, đồ dùng sinh
Trang 34hoạt của các vua quan ngày xưa Các vườn rau xanh nội thành Huế tập trung ở bốnphường Thuận Lộc, Thuận Hoà, Thuận Thành và Tây Lộc Đây là nơi sản xuất củarất nhiều hộ dân trong nội thành, giữa một trung tâm du lịch nhộn nhịp vấn đề đưacác hoạt động du lịch gắn với các hoạt động sản xuất của người dân là điều rất có
ý nghĩ cả kinh tế và sinh thái
Vườn quốc gia Bạch Mã.
Vườn Quốc Gia Bạch Mã nằm ở phía Nam tỉnh thừa Thiên Huế, cách trungtâm thành phố Huế khoảng 80km, nằm sát những bờ biển đẹp như Lăng Cô, CảnhDương và vùng đầm phá lớn nhất Việt Nam
VQG Bạch Mã được thành lập theo quyết định số 214CT/HĐ-BT ngày15/7/1991 của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng Vườn có diện tích 22.031ha nằm trênđịa phận 9 xã và 2 thị trấn thuộc các huyện Phú Lộc và Nam Đông Đặc điểm khíhậu ở đây gần giống Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, do Bạch Mã gần biển nên nhiệt độmùa đông chưa khi nào xuống dưới 4oC và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè chưavượt quá 26oC VQG Bạch Mã có tới 16.900ha rừng che phủ trên tổng diện tích22031ha, độ che phủ chiếm 76,71%, với hai HST rừng kín thông xanh á nhiệt đớiphân bố ở độ cao trên 900m bao quanh các đỉnh núi cao ở Bạch Mã và HST rừngkín thông xanh vào mùa mưa nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 900m Với hệ thựcvật phong phú và đa dạng khoảng 1.406 loài, trong đó có 86 loài thực vật quýhiếm và đặc hữu có nguy cơ bị tuyệt chủng và đã được đưa vào Sách Đỏ ViệtNam Nhiều loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ như Vàng Đắng,Hoàng tinh hoa trắng… Nhiều loài hoa đẹp có giá trị như Phong Lan, Địa Lan, ĐỗQuyên… và các loài cây có giá trị về khoa học như Dương xỉ thân gỗ, Đỉnh tùnghoặc các loài đặc hữu như cốm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã
VQG Bạch Mã có khu hệ động vật rất phong phú với nhiều loài đặc hữu vàquý hiếm Các nhà khoa học đã ghi nhận được 931 loài động vật bao gồm: 83 loàithú, 333 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 39 loài cá, 218 loài bướm, 178loài côn trùng cánh cứng ăn lá, 28 loài mối hiện đang có mặt trong vườn Trongtổng số các loài thống kê được có đến 68 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam,tiêu biểu là Voọc Ngũ Sắc, vượn Đen Má Trắng, Đại Bàng Bụng Hung, Hoạ MiĐất, Gà Lôi Trắng, Gà Lôi Lam Mào Trắng… Đây còn là nơi cư trú của 3 loài
Trang 35thú: Sao La, Mang Trường Sơn và mang Lớn là những loài thú mới tìm thấy ởViệt Nam và thế giới, được phát hiện vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.Vùng đệm của VQG Bạch Mã là nơi sinh sống của các tộc người thiểu số CơTu vàVân Kiều, với nhiều giá trị bản địa còn lưu giữ được như các công trình kiến trúcnhà Gươl, nhiều điệu múa dân gian như Padih, Yayal, múa đâm trâu, múa săn thú,
lễ hội xuống đồng, lễ cơm mới… Bạch Mã là cái nôi của nhiều con suối trong vắt,nhiều ngọn thác ngoạn mục như Thác Đỗ quyên, Ngũ Hồ, Thác Bạc…
Với các đặc trưng nêu trên, Bạch Mã được đánh giá là nơi có tiềm năngDLST lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
Khu BTTN Phong Điền nằm cách thành phố Huế khoảng 40km về phíaBắc, Bắc giáp huyện Hải Lăng, Tây tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiênĐarkrông (tỉnh Quảng Trị), Nam giáp huyện A Lưới Rừng vùng này được gọi làrừng mưa Đông Dương
Toàn bộ khu bảo tồn thuộc vùng núi thấp ở phía nam của dải Trường SơnBắc với dãy núi cao trên 1000m chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam dọc ranhgiới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị Trong khu vực có các đỉnh cao điểnhình như: Coc Ton Bhai 1408m, Ca Cút 1405m, Ko Va La Dut 1409m, Coc Muen1298m, Co Pung 1615m Phía Tây và Nam của khu vực là thượng nguồn của bacon sông Mỹ Chánh, Ô Lâu và sông Bồ Địa hình ở khu vực này khá phức tạp, độdốc lớn và chiều dài dốc ngắn Diện tích toàn bộ khu bảo tồn là 41.548ha Đặcđiểm tài nguyên thực vật ở đây là khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kínthường xanh Độ cao dưới 700m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ700m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới Rừng nguyên sinh đã bị tácđộng nhiều, do vậy, hiện tại thảm rừng thứ sinh chiếm ưu thế Khu hệ thực vật ởkhu BTTN Phong Điền đến nay đã ghi nhận được 597 loài thực vật bậc cao thuộc
366 chi và 188 họ, trong đó có 175 loài gỗ, 159 loài làm thuốc, 41 loài làm cảnh
Hệ thực vật ở đây bao gồm nhiều luồng thực vật, hệ thực vật bản địa Bắc ViệtNam - Nam Trung Hoa tiêu biểu là các cây trong họ Re Trong khu hệ thực vật ởđây có 5 loài đặc hữu là: Baccaurea sylvestris, Breyniaseptata, Macarangaeberhardtii, Dendrobium amabile và Acamuspoilanei Đến nay có tới 16 loài cótên trong Sách Đỏ Việt Nam
Trang 36Đặc điểm tài nguyên động vật gồm có 44 loài thú, 172 loài chim, 34 loài bòsát, 19 loài ếch nhái và 143 loài bướm Trong đó có 36 loài được ghi vào Sách Đỏthế giới, 54 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
Với sự đa dạng và phong phú về hệ thực vật và động vật, khu BTTN PhongĐiền có tiềm năng lớn để hình thành và phát triển các tuyến, điểm DLST
Rừng ngập mặn Rú Chá.
Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở làng Quảng Hoà, Xã Hưng Phong, HuyệnHương Trà với diện tích khoảng 5 ha Vốn là rừng ngập mặn nguyên sinh bị chiếntranh tàn phá, nay đã được phục hồi và bảo vệ nhờ vào ý thức của người dân làngQuảng Hoà và cư dân quanh vùng Hiện nay, tình trạng khai thác, đánh bắt bừa bãicác tài nguyên động thực vật giảm đi nhiều nhờ cư dân địa phương làng QuảngHòa canh giữ, bảo tồn Đây cũng là một điểm du lịch sinh thái rất tiềm năng trongquy hoạch không gian du lịch cụm thành phố Huế và vùng phụ cận
Núi Hải Vân.
Hải Vân là hệ thống rừng thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc vươn rabiển Đông, nằm trong dãy Bạch Mã - Hải Vân - Bà Nà có độ cao gần 500m so vớimặt nước biển Đỉnh cao nhất Là Hải Vân lên tới 1.172m Hải Vân có cảnh sắcthiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, ẩn mình trong mây trắng và soi bóng xuống biểnxanh, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Cách núi Hải Vânkhoảng 1km theo đường chim bay là Hòn Sơn Trà và bán đảo Sơn Trà, nơi cònbảo tồn được một số loài động thực vật quý hiếm Nằm trong huyết mạch giaothông quan trọng trên tuyến đường Bắc - Nam, trên đỉnh đèo có Hải Vân Quan là
di tích đã được nhà nước công nhận là Di sản lịch sử - văn hoá của quốc gia HảiVân là một danh thắng du lịch nổi tiếng, là điểm dừng chân lý tưởng của du kháchtrên tuyến đường bộ và đường sắt Bắc - Nam
Hồ Thiên An- đồi Thuỷ Tiên.
Đồi Thiên An - Hồ Thuỷ Tiên nằm ở phía Tây Nam Thành Phố Huế, cáchThành Phố Huế 04 km, cách sân bay Phú Bài Huế 18 km, có toạ độ địa lý từ18014' đến 18017' Vĩ độ Bắc; 7074'05" đến 7077'00" Kinh độ Đông Là khu vực
Trang 37có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng chưa được khai thác Vị trắ này rất gần vớikhu vực tập trung những lăng tẩm, di tắch thắng cảnh nổi tiếng của Thành phốHuế Vì vậy, nơi đây được xem là một trong những điểm có tiềm năng phát triển
du lịch rất lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế
A Lưới
A Lưới là huyện miền núi nằm ở phắa Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thànhphố Huế khoảng 70km Nằm giữa vùng núi non hùng vĩ của dãy Trường Sơn, cónhiều loại tài nguyên tự nhiên: Rừng nhiệt đới nguyên sinh với độ đa dạng sinhhọc cao chưa được khám phá, nghiên cứu, A Lưới có nhiều thắng cảnh tự nhiêntuyệt đẹp như chuỗi thác A Nôr (xã Hồng Kim), suối nýớc nóng Tôm Trung, thácPông Chất, hang đông Kềnh Crâm (xã A Roàng), hồ mặt nước ngầm A Co (xã PhúVinh, Hồng Thượng), đèo Pê Ke (xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ), hầm A Roàng (xã ARoàng) cùng nhiều ngọn thác, con suối rỉ rách thơ mộng, nhiều con sồng uốn lượnbao quanh thung lũng A Lưới rộng lớn như sông A Sáp, A Lin, Tà Rình A Lướicòn nổi tiếng với di tắch đường mòn Hồ Chắ Minh, con đường đi vào huyền thoạitrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam và là nơi cònbảo tồn được những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi nhưphong tục tập quán, nếp sinh hoạt truyền thống, độc đáo Hiện tại huyện A Lướiđang hết sức chú trọng xây dựng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môitrường sinh thái phát triển theo hướng bền vững
Nam Đông.
Nam Đông cũng là một huyện miền núi, tuy còn nhiều khó khăn trong pháttriển kinh tế xã hội, tuy nhiên đây cũng là một địa danh có nhiều tài nguyên dulịch sinh thái rất có giá trị Hệ thống rừng nguyên sinh trên núi cao cùng với sựphân hoá của địa hình tạo nên các thắng cảnh đẹp nổi tiếng như suối Mơ, thácKazan Đây cũng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ắt người với nhiều nétvăn hoá cộng đồng rất độc đáo
Trang 381.2.2 Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch làng nghề
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở ViệtNam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giátrị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng
Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ởbất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề truyền thống Theo thống kê củaHiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 làng nghềthủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan,cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí
Lợi thế của phần lớn các làng nghề là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cảđường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kếthợp Có thể kế đến các địa phương khá năng động trong việc phát huy lợi thế làngnghề để phát triển du lịch như Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam
Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cho rằng, mặc dù ở một số làng nghề và
Du lịch làng nghề Việt Nam nói chung trên thực tế đã thu hút một lượng du kháchđáng kể nhưng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làmchuyên nghiệp
Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huytiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn bền vững hơn cho mục tiêu pháttriển du lịch cũng như phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa… đượccoi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bướchội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới
Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), ông Vũ Thế Bình khẳng định:Làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển
du lịch Hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch, là mộttrong ít mặt hàng phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc Hàng thủ công truyền thống
có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, là nhân tốquan trọng để hấp dẫn du khách Xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống
Trang 39thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ Điểnhình nhất trong việc phát triển làng nghề với du lịch là làng nghề gốm sứ BátTràng Người dân ở đây khá nhạy bén khi có nhiều hình thức lôi kéo sự tham giacủa khách vào quá trình làm nghề, tạo sự hứng thú cho khách du lịch.
Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng
đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam Các làng nghề thường nằm trêntrục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ, không chỉ tạo điều kiện lưuthông hàng hóa mà tiện xây dựng tuor, tuyến du lịch Khi tham gia tour du lịchlàng nghề, khách không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn đượcthăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sảnphẩm Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.Ông Vũ Thế Bình cho rằng, bằng sự nhạy bén, thông qua hoạt động phục vụ dulịch, một số nghề thủ công truyền thống đã được phục hồi Thu nhập từ du lịch đãtrở thành nguồn thu không nhỏ tại các làng nghề
1.2.2.2 Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Huế
Làng nghề là một nét đặc trưng văn hoá của địa phương, là cơ sở để nghiêncứu lịch sử hình thành và phát triển của địa phương Thừa Thiên Huế là tỉnh cókhá nhiều làng nghề, các làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh và tậptrung vào các nghề truyền thống như : đúc đồng, điêu khắc mộc mỹ nghệ, chamkhảm, đệm bàng, thêu gia công, dệt thảm, dệt Zèng, đan lát,…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tất cả 88 làng nghề trong đó
có 69 làng nghề truyền thống, 08 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghềmới du nhập, trong đó số làng nghề vẫn duy trì hoạt động sản xuất còn khoảngtrên 30 làng với hơn 24 nghề
Các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề là: đúc đồng, nón lá, tranh thêu,thêu cờ trướng liễn, đan lát, điêu khắc mộc mỹ nghệ, chạm khảm, mũ vải, sản xuấtnước mắm, sản xuất bún, bánh tráng, gạch xây dựng, đá chẻ, dệt Zèng,…
Một số sản phẩm của làng nghề mang tính độc đáo, tinh xảo và nổi tiếnglâu đời như đúc đồng Phường Đúc (Huế); mộc mỹ nghệ Mỹ xuyên, gốm PhướcTích (Phong Điền); mộc Xước Dũ (Hương Trà), thêu Huế, mây tre đan Bao La
Trang 40(Quảng Điền),… đã được người dân làng nghề cải tiến hình thức, kiểu dáng, mẫu
mã sản phẩm theo hướng phục vụ du lịch và quà tặng bước đầu đã được thị trườngđón nhận
Bên cạnh đó, các sản phẩm làng nghề phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhândân vẫn được duy trì và phát triển khá như: bánh ướt - bánh tráng Lựu Bảo, búnVân Cù (Hương Trà); bún Ô Sa (Quảng Điền); may mũ Cồn Hến, thêu tranh - cờ -trướng liễn Phú Hòa (Huế); rượu cườm Phong Chương, tương măng Lưu HiềnHòa, đệm bàng Phò Trạch (Phong Điền); nón lá Mỹ Lam, chế biến nước mắm AnDương, rượu An Truyền (Phú Vang); sản xuất tinh dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc),
…
1.2.2.3 Mô hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam
a Hoa giấy Thanh Tiên – Làng nghề Việt Nam
Làng Thanh Tiên nằm ở phía hạ lưu sông Hương, đối diện với phố cổ BaoVinh, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km Làng nổi tiếng với nghề làm hoagiấy truyền thống có từ 3 – 4 trăm năm nay
Hoa giấy Thanh Tiên có nhiều loại như: sen, lan, mai, cúc, hồng, đồng tiền,thược dược… Để làm ra một bông hoa người thợ phải trải qua nhiều công đoạntinh xảo khác nhau Ví như việc muốn tạo nên một loại cánh hoa nào đó người thợ
sẽ xếp một chồng giấy màu đã chọn và dùng một loại đục tạo hình để xén cánhhoa Vì thế hoa làm ra có kích cỡ và hình dáng rất đồng nhất Việc gắn hoa thànhcành cũng là một điều thú vị Thường mỗi cành hoa của Thanh Tiên có từ 9 tới 10bông, bởi theo quan niệm của người Huế, đó là những con số may mắn luôn đemlại mọi điều tốt lành
Tại đây, du khách không chỉ được đắm mình trong một không gian thanhtịnh dịu bóng sen hồng mà còn được tận mắt chứng kiến kĩ thuật làm hoa sen giấyđộc đáo và đầy tinh tế của các nghệ nhân làng Thanh Tiên Theo các nghệ nhântrong làng, kĩ thuật làm hoa sen giấy vốn đã bị thất truyền hơn nửa thế kỉ qua, naynhờ duyên trời mới tìm lại được
Hoa sen giấy làm công phu và tỉ mỉ Cánh sen làm bằng giấy dó hoặc giấyvẽ; cuống sen được làm từ thân mây khô Việc nhuộm màu cho cánh sen xem ra là