Phân tích các Đặc điểm dân số học của khách du lịch quốc tế có sự đánh giá như thế nào đối với nhu cầu về sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương .... DANH MỤC C
Trang 1KHOA DU LỊCH - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn
Huế, tháng 05 năm 2013
Trang 2Là một sinh viên năm cuối Khoa Du Lịch - Đại Học Huế, Khóa 43 - Quản lý
lữ hành và hướng dẫn du lịch
Nhận thức về việc thực hiện chương trình tốt nghiệp đại học khóa 2009-2013 Khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên với ý nghĩa thể hiện những kiến thức và kỹ năng được tích lũy, rèn luyện trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, trong quá trình làm khóa luận cũng giúp cho sinh viên có cơ hội nắm vững kiến thức cũ và tiếp thu nhiều điều mới
Để hoàn thành tốt và thành công đề tài này, trong quá trình thực hiện nghiên cứu nội dung một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất và có hệ thống
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Th.s Huỳnh Ngọc - Giáo viên thuộc bộ môn Lữ hành - Giáo viên hướng dẫn đã quan tâm, tận tình chỉ bảo, động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giảng viên Bộ môn Lữ hành - Khoa Du Lịch đã trang bị kiến thức quý báu, chia sẻ kinh nghiệm giúp em tham khảo ý kiến trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Ngoài ra, việc có được không ít tài liệu, thông tin du lịch và các số liệu thống
kê liên quan đến đề tài đó là nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, lãnh đạo và các cá nhân của Công ty TNHH Lữ Hành Hương Giang, Sở VHTT & DL Thừa Thiên Huế, Các cán bộ UBND_ Phòng VHTT Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang
- Thừa Thiên Huế cùng người dân địa phương Xã Phú Mậu
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý để khóa luận hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thúy Phương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thúy Phương
Trang 4MỤC LỤC
Trang
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 3
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 4
1.1.1 Du lịch và khách du lịch 4
1.1.1.1 Du lịch 4
1.1.1.2 Khách du lịch 4
1.1.2 Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch 4
1.1.2.1 Sản phẩm du lịch 4
1.1.2.2 Các đặc tính của sản phẩm du lịch 5
1.1.3 Chương trình du lịch 5
1.1.4 Du lịch sinh thái 6
1.1.4.1 Khái niệm du lịch sinh thái 6
1.1.4.2 Đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái 6
1.1.5 Du lịch cộng đồng 6
1.1.5.1 Khái niệm du lịch cộng đồng 6
1.1.5.2 Các đặc trưng của Du lịch cộng đồng 7
1.1.6 Khái niệm về sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 7
1.1.6.1 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng 7
1.1.6.2 Quan điểm về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 8
1.1.6.3 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 8
1.1.6.4 Mục tiêu của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 8
Trang 51.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ ‘‘CUNG’’ - ‘‘CẦU’’ VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN
LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 9
1.2.1 Điều kiện về cung 9
1.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên 9
1.2.1.2 Tài nguyên nhân văn 9
1.2.1.3 Cơ sở và các hoạt động giải trí 9
1.2.1.4 Điều kiện đón tiếp khách du lịch 9
1.2.2 Điều kiện về cầu 10
1.2.2.1 Có thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế 10
1.2.2.2 Điều kiện cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng 10
1.2.2.3 Thu nhập của người dân 10
1.2.2.4 Trình độ văn hóa chung của người dân và đặc biệt hơn là về nhận thức đối với sự cần thiết sản phẩm DLSTDVCĐ 10
1.2.3 Sự kết hợp của du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 11
1.2.3.1 Đặc trưng của Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 11
1.2.3.2 Nguyên tắc phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 11
1.2.4 Phân tích đặc điểm của sản phẩm DLSTCĐ 12
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 14
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 14
2.1.1 Khái quát Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế 14
2.1.1.1 Vị trí địa lý 14
2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 14
2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội 15
2.1.2 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế 15
Trang 62.1.2.1 Làng Sình 15
2.1.2.2 Tranh Làng Sình 16
2.1.2.3 Làng nghề Thanh Tiên 18
2.1.2.4 Sản phẩm Hoa Giấy Thanh Tiên 18
2.1.2.5 Giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn 20
2.1.2.6 Người dân địa phương 22
2.1.2.7 Sự quan tâm của các Công ty Lữ hành 23
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 23
2.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 29
2.3.1 Mô hình SWOT 29
2.3.1.1 Điểm mạnh 29
2.3.1.2 Điểm yếu 31
2.3.1.3 Cơ hội 32
2.3.1.4 Thách thức 33
2.3.2.Vai trò của việc phát triển chương trình sản phẩm Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Xã Phú Mậu - Phú Vang - T.T Huế 34
2.4 PHÂN TÍCH Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ NHU CẦU CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI DỰA VAO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 35
2.4.1 Khái quát về mẫu điều tra 35
2.4.2 Đặc điểm du khách 36
2.4.2.1 Thông tin cơ bản của mẫu điều tra 37
2.4.2.2 Thông tin chuyến đi của du khách 39
2.4.2.3 Thông tin của Du khách cung cấp về DLSTCĐ 42
2.4.3 Phân tích nhu cầu của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Phú Mậu - Huyện Phú vang - Thừa Thiên Huế 43
Trang 72.4.3.1 Phân tích đánh giá chung của du khách về mức độ đồng ý, mức quan tâm của KDLQT về các yếu tố, hoạt động tác động đến sự lựa chọn sản phẩm
DLSTDVCĐ 43
2.4.3.2 Các Dịch vụ bổ trợ trong xây dựng SPDLSTDVCĐ 45
2.4.3.3 Các hoạt động quan trọng của Tour DLSTCĐ 46
2.4.4 Các yếu tố tác động đến lựa chọn của du khách 47
2.4.4.1 Các yếu tố của Tour 47
2.4.4.2 Phương tiện vận chuyển 48
2.4.4.3 Mức giá đề xuất 49
2.4.5 Phân tích các Đặc điểm dân số học của khách du lịch quốc tế có sự đánh giá như thế nào đối với nhu cầu về sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương 51
2.4.6 Phân tích về thời gian mà DK đến và ở lại Huế trong chuyến đi du lịch 55
2.4.6.1 Thời điểm KDL đi du lịch ở Huế 55
2.4.6.2 Thời gian KDL ở lại Huế trong chuyến đi 56
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG -THỪA THIÊN HUẾ 57
3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 57
3.1.1 Tài nguyên giá trị văn hóa và loại hình sản phẩm 57
3.1.2 Đầu ra cho sản phẩm 57
3.1.3 Bảo vệ môi trường du lịch - Giữ gìn giá trị truyền thống - Phát triển du lịch bền vững 58
3.1.4 Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch của địa phương 59
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 59
3.2.1 Giải pháp về môi trường - cảnh quan xã Phú Mậu 59
3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 60
3.2.3 Giải pháp về dịch vụ - sản phẩm cung cấp cho chương trình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế 60
Trang 83.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất - phương tiện phục vụ hoạt động du lịch của du
khách 61
3.2.5 Giải pháp về giá 61
3.2.6 Giải pháp về khuếch trương, quảng cáo 62
3.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ 63
3.3.1 Xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm DLSTDVCĐ tại địa phương phù hợp với nhu cầu của KDL 63
3.3.2 Xây dựng Sản phẩm Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế 66
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 70
2.1 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 70
2.2 Đối với các công ty, hãng lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 70
2.3 Đối với cấp chính quyền xã 70
2.4 Đối với người dân địa phương 71
2.5 Đối với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WCU World Conservation Union
(Hội Bảo Tồn Thế Giới) WWF World Wildlife Fund
(Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên) DLST Du lịch sinh thái
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DLSTCĐ Du lịch sinh thái cộng đồng
DLSTDVCĐ Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
KDL Khách du lịch
CTDL Chương trình du lịch
CĐĐP Cộng đồng địa phương
NDĐP Người dân địa phương
Sở VHTT&DL Sở văn hóa thể thao và du lịch
TTXT&PTDL Trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch
Phòng VHTT Phòng văn hóa thông tin
CQĐP Chính quyền địa phương
CTLH Công ty lữ hành
NDCĐ Người dân cộng đồng
CĐDC Cộng đồng dân cư
TP Huế Thành phố Huế
T.T.Huế Thừa Thiên Huế
UBND Ủy ban nhân dân
DK Du khách
Trang 10SPDLSTDVCĐ Sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
CSVC-KT-PT Cơ sở vật chất-kỹ thuật-phương tiện
DSVHCĐ Di sản văn hóa cộng đồng
CTDLVH Chương trình du lịch văn hóa
DTVH - LS Di tích văn hóa - lịch sử
VH - LS Văn hóa - lịch sử
DLVH Du lịch văn hóa
CTDLSTDVCĐ Chương trình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
HDVCĐ Hướng dẫn viên cộng đồng
F&B Food and breakfast
Nxb Nhà xuất bản
Th.s Thạc sỹ
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1 Sự khác nhau cơ bản giữa Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng 7
Bảng 2 Kết quả hoạt động du lịch Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2012 24
Bảng 3 Thị phần khách du lịch đến tham quan du lịch xã Phú Mậu - Phú vang - Thừa Thiên Huế 2010 - 2012 26
Bảng 4 Cơ cấu mẫu điều tra 36
Bảng 5 Các mục đích của du khách khi đến Huế 39
Bảng 6 Đặc điểm của Huế khiến du khách đi du lịch 40
Bảng 7 Nguồn thông tin của du khách 40
Bảng 8 Cơ cấu thời gian sử dụng của du khách 41
Bảng 9 Thông tin làng nghề 43
Bảng 10 Giá trị trung bình về đánh giá của KDL đối với các yếu tố của Sản phẩm DLSTDVCĐ 44
Bảng 11 Giá trị đánh giá chung của DK đối với các hoạt động trong CTDLSTDVCĐ tại Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang 45
Bảng 12 Đánh giá mức độ quan trọng của các dịch vụ bổ trợ 45
Bảng 13 Đánh giá mức độ hấp dẫn của các hoạt động trong sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng Xã Phú Mậu 46
Bảng 14 Đánh giá mức độ quan tâm các yếu tố tác động đến lựa chọn Tour Du lịch sinh thái cộng đồng Xã Phú Mậu 47
Bảng 15 Mức giá có thể trả cho các loại dịch vụ 49
Bảng 16 Sự khác biệt về mức độ đồng ý theo các nhân tố nhân khẩu học 51
Bảng 17 Phương tiện di chuyển 52
Bảng 18 Các dịch vụ bổ trợ 52
Bảng 19 Các Hoạt động trong CTDL 53
Bảng 20 Các yếu tố CTDLSTDVCĐ 53
Bảng 21 Mức giá 54
Bảng 22 Cơ sở hạ tầng chi tiết phục vụ DLSTDVCĐ tại địa phương 66
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Tình hình KDL đến địa phương 2010 - 2012 (Đơn vị: Lượt) 25
Biểu đồ 2 Lượng KDL đến địa phương 2010-2012 25
Biểu đồ 3.Quốc tịch (%) 37
Biểu đồ 4 Nghề nghiệp (%) 38
Biểu đồ 5 Độ tuổi (%) 38
Biểu đồ 6 Số lần DK đến Huế tham gia DLSTCĐ 42
Biểu đồ 7 Tỷ lệ về Nhu cầu của DK về sử dụng phương tiện vận chuyển 48
Biểu đồ 8 Thời điểm KDL đến Huế trong năm(phiếu, %) 55
Biểu đồ 9 Cơ cấu thời gian KDL lưu trú ở Huế (Đơn vị %) 56
Trang 13SVTH: Trần Thị Thúy Phương 1 K43 - QLLH & HDDL
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, là nơi tập trung những tài nguyên di sản văn hóa cùng với thế mạnh về cảnh quan tự nhiên, những giá trị lịch sử đặc sắc của dân tộc thì làng nghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh cho Thừa Thiên Huế phát triển đa dạng các loại hình du lịch Huế và vùng phụ cận tập trung rất nhiều làng nghề truyền thống như: làng Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình, làng chằm Nón Phú Hồ, Làng Gốm Phước Tích, Đan lát Bao La, Làng rau Thành Trung, làng đúc đồng Dương Xuân,
Thanh Tiên, làng Sình ở Phú Mậu là những làng nghề truyền thống có tiếng của Thừa Thiên Huế với nghề làm hoa giấy và vẽ tranh mộc bản Với những nét đẹp truyền thống của một làng quê cuối dòng Hương, cùng với những điểm di tích, danh thắng nơi đây sẽ tạo nên tuyến du lịch lý tưởng để giới thiệu đến du khách, tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng mới cho du lịch Thừa Thiên Huế Tất cả những điều kiện đó là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang nói riêng, Thừa Thiên Huế nói chung; đồng thời để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương, tạo cơ hội việc làm
và nâng cao mức thu nhập cuộc sống cho người dân cộng đồng; nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề nên em đã mạnh dạn chọn đề tài ‘‘ Nghiên cứu nhu cầu của
khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Xã Phú Mậu
Trang 14SVTH: Trần Thị Thúy Phương 2 K43 - QLLH & HDDL
- Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế’’ làm luận văn tốt nghiệp của mình Đề tài
nhằm hướng đến nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, hoàn chỉnh tuyến du lịch làng nghề truyền thống về xã Phú Mậu, tạo sản phẩm du lịch mới: “Sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng làng nghề tại
xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế ”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Thứ hai, tìm hiểu Nhu cầu của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng tại xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Thứ ba, nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng gắn với trách nhiệm của người dân địa phương là tạo thêm sản phẩm mới, hình thành tuyến
du lịch mới về làng nghề Phú Mậu Thông qua đó, giới thiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ của địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
Thứ tư, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch quốc tế đến tham gia loại hình du lịch này Nâng cao chất lượng đời sống người dân cộng đồng Phát huy thế mạnh về Du lịch sinh thái cộng đồng của Thừa Thiên Huế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là “Nhu cầu của khách du lịch đối với Sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang Thừa Thiên Huế ”
Khách thể nghiên cứu: Khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Khảo sát thực tế tại Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế tại 2 làng nghề Hoa Giấy Thanh Tiên và Tranh Làng Sình
Về thời gian: Tham khảo thông tin, các dữ liệu thứ cấp từ Phòng văn hóa thông tin Xã Phú Mậu - Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Công Ty TNHH Lữ Hành Hương Giang, Sở VHTT &DL Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2010-2012
Trang 15SVTH: Trần Thị Thúy Phương 3 K43 - QLLH & HDDL
Dữ liệu sơ cấp tháng 03-04/2013 Khảo sát ý kiến Khách du lịch Quốc Tế đến Huế thông qua bảng hỏi
4 Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: sử dụng các thông tin, dữ liệu thứ cấp thu thập trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp và các thông tin sẵn có trên báo chí, các website, diễn đàn…nguồn thông tin sơ cấp điều tra qua bảng hỏi
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua bảng hỏi điều tra ngẫu nhiên cho khách du lịch quốc tế đến Huế đã hoặc chưa tham gia DLSTCĐ
Phương pháp khảo sát thực tế tại các làng nghề Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Phương pháp tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: dựa vào các thông tin thứ cấp phân tích một cách có hệ thống các thông tin thu thập được
Phương pháp phân tích xử lý số liệu: bằng SPSS phiên bản 16.0
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Thống kê mô tả, tần số, phần trăm
Phân tích phương sai một yếu tố One way Anova
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tình hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Xã
Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng tại Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Do kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý thầy cô và các bạn đọc góp ý chỉnh sửa để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.Kính chúc sức khỏe và chân thành cám ơn!
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
Theo luật Du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương 1 định nghĩa: ‘‘Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng… trong một khoảng thời gian nhất định.’’
1.1.1.2 Khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), điều 4, chương 1: ‘‘Khách Du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến’’
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
1.1.2 Sản phẩm du lịch và các đặc tính của sản phẩm du lịch
1.1.2.1 Sản phẩm du lịch
Theo I.I Pirojnik (năm 1985) ‘‘Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa [12: 6]
Trang 17Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch’’
Hiểu một cách chung nhất: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng ”
Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (thưởng thức cái đẹp, tìm hiểu giá trị văn hóa, )
Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn với yếu tố tài nguyên nên không thể
di chuyển được Không thể mang sản phẩm du lịch đến nơi mà du khách cần, mà du khách phải đi, phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản xuất ra chúng
Sản phẩm du lịch mang tính chất thời vụ
1.1.3 Chương trình du lịch
Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam trong quy chế ‘‘Quản lý lữ hành’’: ‘‘Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn khách lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ…’’
Nội dung cơ bản của một chương trình du lịch phải bao gồm lịch trình hoạt động chi tiết từng ngày, từng buổi trong chương trình thể hiện qua vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch
Trang 181.1.4 Du lịch sinh thái
1.1.4.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc điểm nổi bật sau [6]
+ Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa + Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
+ Có giáo dục và diễn giải về môi trường
+ Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
‘‘ Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương’’
[Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998 ; 4: 80,81]
Tổng cục du lịch Việt Nam: ‘‘Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương’’
1.1.4.2 Đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái
Tính giáo dục cao về môi trường
Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Trang 191.1.6 Khái niệm về sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.1.6.1 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
Bảng 1 Sự khác nhau cơ bản giữa Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng
DU LỊCH SINH THÁI DU LỊCH CỘNG ĐÔNG
Mục tiêu
Quản lý có trách nhiệm về môi
trường, văn hóa địa phương và
những đặc điểm độc đáo của
Vừa phát triển du lịch đồng thời
với việc bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch một cách có trách nhiệm cho sự xóa đói giảm nghèo
(Nguồn: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Cẩm - Bài giảng du lịch sinh thái)
Như vậy, đối với Du lịch cộng đồng, người dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịch thu được lợi ích và có thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định hoạch định phát triển
Du lịch sinh thái có thể phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống nhưng
có điều kiện tự nhiên hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn
Trang 20Du lịch cộng đồng có thể phát triển tại các đô thị và các khu vực không có điểm đặc biệt về tài nguyên tự nhiên nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa
1.1.6.2 Quan điểm về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Theo Hội Bảo tồn Thế Giới (WCU): DLSTCĐ là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường và việc viếng thăm đến các vùng tự nhiên chưa bị xáo trộn ở mức tương đối và cộng đồng địa phương với mục đích trải nghiệm, nghiên cứu và nâng cao nhận thức về thiên nhiên (và các giá trị văn hóa kèm theo - di sản văn hóa hữu hình và vô hình), thúc đẩy công tác bảo tồn, giảm tác động du khách và tạo cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội có lợi cho cộng đồng địa phương Theo Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), DLSTCĐ chú trọng nhiều hơn vào khía cạnh xã hội của du lịch sinh thái bằng cách ‘‘ phát triển một dạng của
du lịch sinh thái tại nơi mà cộng đồng có quyền kiểm soát, tham gia vào công tác quản lý, phát triển nó và phần lớn lợi ích thuộc về cộng đồng’’
Như vậy, có thể hiểu ‘‘sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là sự kết
hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng
du lịch sinh thái, văn hóa tại địa phương cùng với sự tham gia các hoạt động chủ yếu là người dân cộng đồng để tạo nên các hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho du khách nhằm tạo cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.’’
1.1.6.3 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Thứ nhất, điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn
có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Thứ hai, điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư
Thứ ba, điều kiện có thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế
Thứ tư, điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý
Thứ năm, phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
1.1.6.4 Mục tiêu của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Thứ nhất, gìn giữ văn hóa địa phương
Thứ hai, cải thiện đời sống người dân bản địa
Thứ ba, giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch
Thứ tư, trao quyền cho cộng đồng địa phương
Trang 211.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ ‘‘CUNG’’ - ‘‘CẦU’’ VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.2.1 Điều kiện về cung
1.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên
Điều kiện về khí hậu thời tiết: điều kiện thời tiết tốt, thuận lợi cho việc thực hiện thành công CTDL của du khách và đặc biệt đối với loại hình DLSTDVCĐ mang tính trải nghiệm khá cao cùng với thực hiện những hoạt động thực tế với CĐĐP Vì vậy, thời tiết, khí hậu là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chuyến đi
Cảnh quan và môi trường: Cảnh quan, môi trường là sự kết hợp hoàn hảo, hài hòa thể hiện những hoạt động xã hội chứa đựng những yếu tố văn hóa hết sức hấp dẫn và đó là những yếu tố góp phần thu hút khách du lịch
1.2.1.2 Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các chương trình DLSTDVCĐ
+ Di tích lịch sử - văn hóa của địa phương
+ Làng nghề truyền thống của CĐĐP
+ Giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống sinh hoạt của CĐĐP
1.2.1.3 Cơ sở và các hoạt động giải trí
Địa điểm tổ chức hoạt động giải trí CĐĐP
Đình làng, nhà văn hóa của địa phương, hay một bãi đất trống được NDĐP tạo nên
để thực hiện các hoạt động, trò chơi dân gian… diễn xướng, hát đối đáp dân gian… Điểm diễn ra Festival
Nơi triễn lãm giá trị văn hóa - tinh thần của địa phương, cộng đồng: triễn lãm tranh, sản phẩm làng nghề thủ công, bằng khen, các chứng nhận di tích văn hóa…
1.2.1.4 Điều kiện đón tiếp khách du lịch
Thứ nhất, yếu tố cộng đồng dân cư
Thứ hai, kỹ năng đón tiếp KDL
Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch
Thứ tư, sự tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương
Trang 221.2.2 Điều kiện về cầu
1.2.2.1 Có thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế
Khai thác tiềm năng về thị trường KDLQT và KDLNĐ, phải có nguồn khách tham quan, muốn trải nghiệm cộng đồng mới phát triển loại hình này Thực hiện điều tra, nghiên cứu thị trường, kích cầu đối với đối tượng du khách nước quốc tế sẽ làm cho loại hình DLSTDVCĐ phát triển trong nước và địa phương, tạo điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường tích cực
1.2.2.2 Điều kiện cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng
Các cơ quan du lịch các cấp: Bộ VHTT&DL; TCDL; Sở VHTT&DL; Phòng VHTT…TTXT&PTDL…
Pháp luật Việt Nam về Du lịch, Luật Du lịch quy định trong các khoản, điều khoản…
Các chiến lược, chính sách mới, chủ đề, xu hướng phát triển loại hình du lịch… Các bên liên quan về phát triển, xúc tiến du lịch: CQĐP; CTLH; NDCĐ; KDL… Tất cả đều được thông báo, ban hành và tổ chức thực hiện có kế hoạch, quy
mô và đào tạo một cách hợp lý đối với từng địa phương Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của CĐĐP và phát triển loại hình DLSTDVCĐ
1.2.2.3 Thu nhập của người dân
Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng của nhiều loại dịch vụ, hàng hóa Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán
1.2.2.4 Trình độ văn hóa chung của người dân và đặc biệt hơn là về nhận thức đối với sự cần thiết sản phẩm DLSTDVCĐ
Nếu trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao thì động cơ du lịch của người dân ở đó tăng rõ rệt Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong nhân dân, thói quen
đi du lịch sẽ hình thành
Yếu tố văn hóa xã hội tác động đến cầu du lịch theo hai hướng, khối lượng cầu
và cơ cấu cầu du lịch Bởi vì tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, đặc điểm dân cư, độ tuổi và giới tính, trình độ văn hóa, bản sắc văn hóa nó tạo nên thói quen tiêu dùng khác nhau trong mỗi du khách khác nhau
Trang 231.2.3 Sự kết hợp của du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng để phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.2.3.1 Đặc trưng của Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa Du khách khi tham gia loại hình du lịch này được trải nghiệm các giá trị văn hóa tinh thần của CĐĐP cũng như được hòa mình vào môi trường thiên nhiên
Các đơn vị liên quan tham gia vào DLSTCĐ có trách nhiệm tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hóa Sự tham gia bao gồm chính quyền địa phương, cơ quan bảo tồn, các công ty lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, du khách và đặc biệt là sự tham gia của CĐĐP Phương tiện phục vụ DLSTCĐ: Trung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên, cơ
sở lưu trú trong CĐĐP, ăn uống sinh thái…
Hướng dẫn viên vừa thực hiện chức năng giới thiệu vừa giám sát các hoạt động của du khách
Thông qua hoạt động DLSTCĐ du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng môi trường thiên nhiên, văn hóa truyền thống CĐĐP
Hoạt động DLSTCĐ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường CĐĐP tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án
Cộng đồng dân cư có đối tác liên quan du khách, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng Các sản phẩm truyền thống, mang bản sắc văn hóa địa phương
Các sản phẩm dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương, giảm thiểu các tác hại
1.2.3.2 Nguyên tắc phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Thứ nhất, DLSTCĐ phải nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của CĐĐP tại các điểm du lịch Du khách
có các hoạt động góp phần tích cực bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa địa phương Thứ hai, giúp CĐĐP có cơ hội nâng cao hiểu biết của họ thông qua đón tiếp KDL, nâng cao lòng tự hào về địa phương cộng đồng, tạo động lực tham gia hoạt động du lịch, chủ động gìn giữ giá trị truyền thống và bảo vệ tài nguyên môi trường
Trang 24Thứ ba, hướng đến bảo tồn nguyên vẹn trạng thái môi trường
Thứ tư, phải giúp tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho CĐĐP, hạn chế các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống kinh tế
Thứ năm, luôn kiểm soát, điều hòa lượng du khách tránh gây ra tác động xấu đến môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa
Thứ sáu, đảm bảo lợi ích lâu dài, hài hòa cho tất cả các bên liên quan nhằm cân đối mối tương quan lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường
Thứ bảy, hướng dẫn viên và các thành viên tham gia phải nhận thức cao về môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội địa phương
Thứ tám, trao quyền sở hữu và kiểm soát cho CĐĐP
Thứ chin, lợi ích được phân chia cho những người tham gia và trích một phần
để đầu tư cho việc bảo tồn
1.2.4 Phân tích đặc điểm của sản phẩm DLSTCĐ
Loại hình SPDLSTDVCĐ mang rất nhiều những đặc điểm của sản phẩm dịch
vụ du lịch đồng thời mang những đặc điểm riêng của sản phẩm này đó là tính thời
vụ, tính kết hợp
* Tính vô hình của CTDL biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đong đo đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống như người ta bước vào một của hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu dùng nó mới có được sự cảm nhận tốt-xấu, hay-dở Kết quả khi mua chương trình du lịch là
sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó
* Tính không đồng nhất của CTDL biểu hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau Thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng dịch vụ trong chuyến du lịch là trùng nhau
* Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: các dịch vụ có trong CTDL gắn liền với các nhà cung cấp Nhà cung cấp giữ riêng sự khác biệt, đặc trưng trong sản phẩm của công ty đảm bảo thu hút, hấp dẫn du khách và sự hài lòng
* Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ và loại dịch vụ này có sự tiếp xúc giữa người sản xuất và người tiêu dùng Chất lượng của chuyến du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và người tiêu dùng
Trang 25* Tính hữu dụng: Đặc trưng của hình thức du lịch này là thực hành nhiều hoạt động trải nghiệm có thực hoặc mô phỏng dưới sự trợ giúp của người dân địa phương chuyên nghiệp Điều này tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn, gắn kết cộng đồng người dân bản địa và du khách quốc tế Tạo sự thân thiện, gần gũi và phát triển du lịch hòa bình
Trang 26CHƯƠNG II TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU -
HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1 Khái quát Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Dân số: 8.032 người (năm 2009)
Tổng diện tích: 702,8 ha
Vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp xã Phú Dương và xã Phú Thượng
+ Phía Tây giáp huyện Hương Trà
+ Phía Nam giáp thành phố Huế
+ Phía Bắc giáp xã Phú Thanh
* Ta có thể đến địa phương bằng đường bộ và đường thủy
Đường bộ: Từ trung tâm TP.Huế qua Đập Đá, chạy thẳng dọc theo đường Huế
- Thuận An 7km đến Xã Phú Dương, rẽ trái qua cầu Chợ Nọ đi theo đường liên xã của làng khoảng 4km là tới xã Phú Mậu
Đường thủy: từ Huế tại bến đò Tòa Khâm ngược về phía Đông Bắc 7km đi qua chợ Bao Vinh khoảng 3km đến bến đò Triều Sơn hay Thanh Phước là đến Xã cập thuyền tại Làng Sình
(Nguồn: UBND Xã Phú Mậu - 2009 [21]) 2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
* Khí hậu, thời tiết: Xã Phú Mậu thuộc Huyện Phú Vang nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh
Trang 27hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân Mùa nắng gió Tây-Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng
8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản
* Địa hình, đất đai: Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá
lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và đường thủy Diện tích tự nhiên 28.031,80 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha.Đất đai của xã Phú Mậu - huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp
* Khoáng sản: Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các
xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khá lớn đang được khai thác [21]
2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
Về Kinh tế: là một xã sống chủ yếu với nghề nông là nghề chính và các nghề thủ công như đan lát, làm nón, in tranh, làm hoa giấy, trồng hoa, làm hạt bỏng cúng… làm nghề phụ bổ sung thu nhập kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội cộng đồng địa phương
Văn hóa: được tạo nên từ nếp sống làng xã, sự cố kết cộng đồng bởi truyền thống nghề nông và thủ công nghiệp Hình thành nên văn hóa sản xuất, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, kiến trúc và tín ngưỡng, tôn giáo
Xã hội mang tính chất làng xã-cộng đồng có tổ chức xã hội
Một hệ thống có gia đình cá thể, có họ hàng, có phường hội, có xóm, có giáp
và những liên kết như tộc ước, hương ước, phường lệ, tín ngưỡng, hội hè, đình đám Mỗi làng có đơn vị hành chính mà cơ cấu tổ chức từ thấp đến cao để quản lý: trưởng làng, trưởng thôn, trưởng thôn, trưởng xóm, trưởng họ…
2.1.2 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Xã Phú
Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
2.1.2.1 Làng Sình
Làng Sình là một trong 7 làng thuộc Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế, cách trung tâm TP.Huế 7km đường sông và 8km dường bộ Khoảng cách này không phải là quá xa để du khách đi các tuyến từ trung tâm thành phố đến với làng
Trang 28Làng Sình cùng với Làng Thanh Tú, Tiên Nộn đã tạo nên thế chân kiềng vững chắc của vùng đất gắn liền với khu ‘‘ Thanh Hà Cảng, Bao Vinh Phố’’ sầm uất Đàng Trong một thời Với vị trí đắc địa bởi hướng thủy tạo thành một bán đảo trù phú, phía Đông và phía Bắc tựa lưng vào Phổ Lợi (Phú Dương), Làng Vĩnh Lại (Phú Thanh), phía Tây và Nam quay mặt ra sông Hương [8]
2.1.2.2 Tranh Làng Sình
Tranh làng Sình là một loại tranh dân gian truyền thống được làm ra chủ yếu
là để phục vụ việc thờ cúng của những người trong làng, trong vùng, loại tranh này mang một giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất này, bởi lẽ để tạo ra một bức tranh thì những người làm nó phải tốn nhiều công sức, là một quá trình tạo ra những bản khắc vẽ, các loại hình vẽ, nội dung phục vụ đúng mục đích đúng đối tượng Loại tranh này là một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc và tiêu biểu cho giá trị văn hóa dân gian thâu tóm lại biểu lộ trên tranh, kết nối hai thế giới thực và ảo, thế giới thực tại và thần thánh huyền bí lại với nhau [4]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông đã nhận xét rằng: ‘‘ Tranh Làng Sình chỉ
là loại tranh mộc bản, tín ngưỡng dân dã, nhưng qua chất liệu, màu sắc, chủ đề, đường nét, bố cục, tranh Sình đã tạo nên những đường nét đặ thù không chỉ trong khía cạnh thẩm mỹ, mà nội dung tranh còn biểu lộ một thái độ, một quan niệm, một nếp sinh hoạt của con người ở đây trước thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của mình.’’ [14: 48, 49, 50]
Theo người trong làng kể lại rằng, nghề tranh dân gian này của làng Sình không biết ra đời từ lúc nào, chẳng còn một dòng tài liệu nào ghi chép về sự ra đời của dòng tranh này Người ta nói rằng, tranh Sình ra đời cùng sự ra đời của những con người từ Bắc theo chúa Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Hóa định cư, từ đó những người biết nghề làm tranh đã tiếp tục phát triển ngành nghề của mình, lúc đầu chỉ phục vụ việc cúng kị trong gia đình, dòng họ hay vào những ngày quan trọng của làng làm tranh để cúng cầu mong làng xóm yên vui, lao động sản xuất gặp nhiều thuận lợi Về sau, những người trong làng truyền nhau, dần dần người trong làng có nghề này Vậy theo mốc lịch sử ước lượng có thể nói nghề tranh Sình ra đời cách đây khoảng hơn 500 năm
Tranh Làng Sình phân ra 3 loại phổ biến sau:
Trang 29Tranh nhân vật: gồm các loại tượng bà, tượng bếp, con ảnh ; Ông Điệu, ông Đốc… Tượng Bà là những bức tranh thờ trên trang bà treo trên xà nhà gọi là tranh bổn mạng Bà sẽ là người giúp đỡ và giải hạn cho nữ gia chủ Bà thể hiện trên tranh trong hình tướng của một nữ nhân cưỡi trên lưng voi, ở trong một khung hình chữ nhật, phía sau có hai thị nữ cầm quạt đứng hầu, hoặ ngồi trên một đài cao Tượng Bếp là những bức in hình ba người ngồi trên trang bếp là Bà Thổ Kỳ ở giữa cùng 2 ông Thổ Công, Thổ Địa ở hai bên, xung quanh là hình các khí dụng, vật phẩm, kẻ hầu người hạ Con ảnh là ‘‘tờ thế mạng’’ gồm ảnh xiêm in hình người đàn ông hay đàn bà cầu đảo để thế mạng cho người lớn, ảnh phền in hình bé trai hay bé gái thế mạng cho trẻ em Ngoài ra còn có các bộ tranh thờ thần cầu an cho con người… Tranh súc vật: những bức tranh in hình 12 con vật cầm tinh cho thập nhị địa chi trong âm lịch gồm: Chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo Tranh
in hình các loài gia súc trâu, bò, heo, ngựa dùng để cúng tế hoặc treo trong các chuồng trại chăn nuôi gia sức để cầu cho vật nuôi tranh dịch bệnh, phát triển đầy đàn Tranh các hình linh thú voi, cọp để dâng cúng các miếu tỏ lòng thành kính của con người với các loài mãnh thú và cầu mong các loài này không giáng họa cho con người
Tranh đồ vật in hình các loại áo quần, khí dụng, cung tên… các tế phẩm áo ông, áo bà, áo binh có in hoa văn trang trí
* Giấy vẽ: Tranh Sình có kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó thông dụng In tranh khổ lớn thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh
vỏ dừa khô đập đập một đầu, quét màu đên lên trên ván in Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên Ngày nay, ngoài làm tranh bằng giấy dó, nghệ nhân đã in tranh trên giấy bổi không phủ bột diệp
* Phẩm màu: để tạo ra phẩm màu phục vụ cho việc tô vẽ, họ phải về biển lặn con điệp về giã ra thành bột, trộn với hồ, sau đó nấu lên tạo thành hồ điệp Khi vẽ hình trên giấy xong, người ta phết hồ điệp lên trên giấy dó, phơi khô và sử dụng Một số màu khác phải lên rừng tìm các loại cây cỏ, hoa lá về làm màu tô cho tranh, khi hái xong họ nấu ra thành các loại màu
* Ván in: họ phải tìm các loại gỗ thật chắc để đục đẽo tạo hình cho các loại tranh cần vẽ, gỗ mứt được sử dụng nhiều nhất
Trang 30* Mực dùng quết lên bản khắc để in: viên cứng có màu đen gọi là khói đen đặt mua ở Đà Nẵng, đem ngâm nước 2 ngày cho mềm và nở ra sau đó giã nhỏ, giã xong lại ngâm nước, khi nào dùng thì cho vào nồi pha ít phẩm tím đun sôi, khi nước sôi cho thêm ít hồ để khi in tranh ra có độ kết dính
* Công việc ‘‘điểm nhãn’’ ở một số tranh đều do thợ chính làm nhằm tăng thêm vẻ sinh động của tranh Những mảng màu lớn thì dùng một thứ bút riêng làm bằng tre gọi là thanh kẻ để tô màu Những chi tiết nhỏ thì dùng bút lông đầu nhọn Điểm nổi bật của tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác một cách hồn nhiên nhưng nét độc đáo của nó là ở chỗ tô màu Khi đó nghệ nhân mới thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên
Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí, người họa sĩ tài hoa của đất Thần Kinh xưa đã tìm thấy trong tranh Sình bảng màu ‘‘ngũ sắc Huế’’ hơi khác với bảng ‘‘ngũ sắc Phương Đông’’ Nếu ta so sánh những gam màu sử dụng trên tranh thờ sẽ thấy nó gần gũi với tranh pháp Lam trang trí trên các kiến trúc kinh thành xưa Đó là sự hòa sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hỏa hoàng, phí thủy với hổ phách.[4: 37, 38]
2.1.2.3 Làng nghề Thanh Tiên
Làng Thanh Tiên thuộc thôn Mậu Tài, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong Nay xã Phú Mậu - Phú Vang - Thừa Thiên Huế Nằm ở vị trí khá đặc biệt bên bờ nam hạ lưu sông Hương, phía Bắc giáp thôn Mậu Tài, nam giáp Thê Vinh, đông giáp Vọng Trì, đông tây giáp sông Hương
* Lịch sử hình thành: Theo gia phả họ Trần (phụng tu ngày 4-5 năm Tự Đức
33), ngài khai canh của làng là Võ Đình Tiên Từ Sơn Tây phò chúa Nguyễn đến đóng đô ở Phú Xuân đã có công khai canh 83 mẫu ruộng tại làng Vì vậy làng vốn
có truyền thống làm nghề nông, tuy nhiên vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy Nghề Hoa giấy Thanh Tiên có danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỷ XVI - XIX của Đại Nam Nhất Thống Chí [21]
2.1.2.4 Sản phẩm Hoa Giấy Thanh Tiên
Sản phẩm Hoa Giấy Thanh Tiên có cách đây hơn 300 năm từ TK XVI - XIX trong Đại Nam Nhất Thống Chí Và ngày xưa thì quan niệm về thế giới tâm linh còn là một văn hóa phổ biến của người dân Việt Nam, vì vậy mà sản phẩm hoa giấy thờ cúng rất phát triển
Trang 31Hoa Sen giấy thực ra đã tồn tại cách đây hơn 50 năm tuy nhiên vào lúc đó, các nguyên liệu giấy, sơn màu, kỹ thuật làm hoa… còn rất đơn điệu, không cầu kỳ, không đạt các cảm quan về thẩm mỹ vì vậy sản phẩm này không thể sánh với các loại sản phẩm truyền thống ở Hà Nội, ở miền Bắc Dần dần, nó bị quên lãng Nhưng đến năm 2010 Hoa Sen đã bắt đầu được phục hồi và phát triển bởi nghệ nhân nổi tiếng - họa sĩ Thân Văn Huy và Ông Nguyễn Hóa cội nguồn của nghề truyền thống Hoa Giấy Thôn Thanh Tiên
(Nguồn: Nghệ nhân Thân Văn Huy của làng nghề Hoa Giấy Thanh Tiên và
trưởng thôn Thanh Tiên Ông Nguyễn Hóa)
Sản phẩm hoa giấy thường được trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, am, bàn thờ ông Địa, Táo Quân, thần bếp…
Ưu điểm của hoa giấy Thanh Tiên chính là sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp, để được lâu lại thể hiện
sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu Cũng chính những đặc điểm đó mà thời gian sản xuất chính thức của nghề thủ công này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vào cuối năm chủ yếu vào tháng chạp
Với sự phong phú và đa dạng, hoa Giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu
về tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế
Điểm khác biệt tạo nên vẻ đẹp của hoa giấy Thanh Tiên so với hoa giấy ở các địa phương khác chính là mỗi bông hoa có đầy đủ triết lý Nho học của người phương Đông Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho quân - sư - phụ, cũng có thể là thiên-địa-nhân hoặc trung-hiếu-nghĩa Trong đó, luôn luôn có một bông hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho mặt trời, hoặc đấng minh quân 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho nhân-lễ-nghĩa-trí-tín Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng không dễ làm bởi ngoài sự khéo tay, người thợ phải tài hoa, có óc thẩm mỹ mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế Ngoài ra, hoa giấy Thanh Tiên còn mang vẻ đẹp của tâm linh, nét đẹp của văn hóa Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung
[16 Hoa Giấy Thanh Tiên]
Để làm ra những cánh hoa sặc sỡ màu sắc, những người thợ Thanh Tiên phải chuẩn bị các công đoạn từ mùa khô mấy tháng trước Từ tháng 9 - 10 Âm Lịch hằng
Trang 32năm, các nghệ nhân bắt đầu chọn những cây tre tốt trong làng đem chẻ nhỏ, vót mỏng phơi khô làm cuống hoa Nghề làm hoa giấy cũng công phu, đòi hỏi tính kiên trì không kém gì trồng hoa tươi Những cành hoa, cuống hoa được phơi kỹ trong mấy tháng mùa khô, sau đó được đem tẩm phẩm màu Phẩm màu có thể là các hợp chất hoặc được chiết xuất từ các loại cây cỏ trong làng, tạo nên một thứ màu sắc đặc trưng không lẫn được của hoa giấy Thanh Tiên Giấy làm hoa có thể do những người thợ tự nhuộm bởi những màu sắc tự nhiên mà mỗi gia đình có một bí kíp riêng Ngày nay, rất ít gia đình trong làng sử dụng phương pháp này Giấy làm hoa chủ yếu là các loại giấy màu bán sẵn với các màu sắc khác nhau
2.1.2.5 Giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn
* Cảnh quan thiên nhiên
Nằm ở vị trí thiên nhiên tươi đẹp và thanh bình, nơi hợp lưu của sông Hương
và sông Bồ
Có cảnh quan đậm chất đồng quê Việt Nam
+ Những đình Làng cổ kính dọc bờ Sông Hương
+ Vườn hoa canh tác của người dân địa phương trên các nông trại
+ Cảnh làng quê, cánh đồng ruộng lúa xanh mướt hai bên đường dẫn đến chân làng
* Di sản văn hóa
Thứ nhất, Chùa Sùng Hóa trong làng đã từng là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở vùng Hóa Châu xưa Đây là một địa danh nổi tiếng từng được ghi danh trong ‘‘ Ô Châu Cận Lục’’ của Dương Văn An từ hơn 400 năm trước
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam, là dấu tích nền Văn hóa Chăm Pa còn sót lại trên vùng đất Thuận Hóa được nhắc lại trong ‘‘Tín ngưỡng dân
gian Huế’’ của tác giả Trần Đại Vinh như sau ‘‘ Chùa ở Xã Lại Ân, huyện Tư Vinh,
sông Linh Giang quanh phía trước, chằm lớn bọc đằng sau, phía Nam có sông Hoài Tài, phía Bắc có Bia Sùng Phúc dài 2m dày 4 tấc Cung tiên rực rỡ, tượng phật tôn nghiêm, hằng năm đến tuần tiết, lập nghi thì tam ty với quan chức các nha môn, vệ
sử đều đến hội họp đông đủ, áo Xiêm lễ nhạc đông đặc như mây’’ Ngôi chùa là
trung tâm văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo của vua quan và nhân dân vùng Hóa Châu, khi Đô Phủ còn đóng ở vùng Triệu Phong xưa Hiện nay, ngôi chùa cổ ban đầu không còn, thay vào đó là khuôn viên hội chùa Làng Lại Ân [7: 59, 60]
Trang 33Thứ hai, Đình Làng Sình một di tích văn hóa đặc trưng của Làng thờ những Vị Khai Canh của Làng, thờ Thành Hoàng Đây là nơi để bà con trong làng, Xã làm lễ cầu an, cầu mùa màng tốt tươi và thịnh vượng, là nơi làng trình lên những vị thần thánh công trạng và tội lỗi của những người con trong làng, mong thần linh xem xét
và che chở cho những người con trong làng, xã [11: 34,35]
Thứ ba, khu Di tích Nguyễn Chí Diễu
Thứ tư, có người gốc Hoa xen kẽ trong nhóm người Việt
Thứ tư, cách làng 4km theo đường bộ có khu lưu niệm Bác Hồ ở Làng Dương
Nổ, đây là một điểm tham quan hấp dẫn đối với những du khách thích tìm hiểu văn hóa Là một trong những điều kiện thuận lợi kết nối các điểm tham quan trong chương trình
Thứ năm, nét văn hóa dân gian chính là tính nhân văn cộng đồng làng xã thể hiện qua hội Vật và các dòng tranh tín ngưỡng dân gian
(Nguồn: UBND Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế)
Thứ sáu, Hội Vật Làng Sình: hằng năm cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch, người dân ở khắp nơi lại đổ về Phú Mậu - Làng Sình để xem hội Đấu Vật Theo các bậc cao lão ở làng, vật làng Sình có lịch sử mấy trăm năm, được coi là hội võ lớn nhất và cổ xưa nhất ở xứ Đàng Trong Dưới thời Nguyễn, đấu vật được khuyến khích
tổ chức nhằm tuyển chọn những người có sức khỏe, lên rừng tìm gỗ đóng thuyền đề chiến đấu với quân địch Sau này, hội vật làng Sình tiếp tục được giữ gìn, phát huy và đặc biệt được trai tráng trong vùng ưa thích thử tài đầu Xuân Điểm đặc biệt ở hội Vật
là ai đến dự cũng có thể đăng ký tham gia, từ thanh thiếu niên đến người già Sới vật được đắp bằng đất trước sân đình Có một trọng tài điều khiển ngay trên sới vật và một
vị cao niên uy tín của làng ngồi giữ nhịp trống chầu trước hiên đình Theo luật lệ, người nào thắng liên tiếp ba đối thủ sẽ vào vòng bán kết buổi chiều, và thắng ba trận buổi chiều sẽ vào vòng chung kết Người vật bị đối phương làm cho ‘‘lấm lưng trắng bụng’’ thì thua trận (lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời) Hội vật diễn ra quyết liệt và thu hút các đô vật từ các địa phương tham gia [1: 82, 83]
Thứ bảy, Chợ Sình được thành lập từ nhu cầu tất yếu của người dân ở ngã ba đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa của người dân Sình cũng như các vùng phụ cận thúc đẩy kinh tế người dân
Trang 34Là một thương nghiệp làng nghề truyền thống của huyện phú Vang, trở thành nơi giao lưu giữa các vùng lân cận trong Xã, Huyện
Thứ tám, Lịch lễ hội - lễ thức của làng Sình khá phong phú
Lễ Tế Thần vào ngày 10 tháng 7 âm lịch
Lễ Tế ngài Khai Canh - Thành Hoàng: vào ngày 9, 10 tháng 8 âm lịch
Lễ Tảo Mộ của làng vào ngày 9, 10 tháng 2 âm Lịch
Lễ Vật Làng sình vào ngày 10 tháng giêng âm lịch
(Theo nguồn thông tin của UBND Xã và ông Phạm Công Tháp,
người dân làng Sình) 2.1.2.6 Người dân địa phương
Gắn kết với nhau trong mối quan hệ cộng đồng, gần gũi, cùng nhau lao động sản xuất, cùng nhau tổ chức sinh hoạt trong các dịp lễ hội và giúp đỡ nhau về mọi
mặt kinh tế-văn hóa-tinh thần
Dân cư Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - T.T.Huế có ý thức cao trong việc giữ gìn giá trị truyền thống của làng nghề: lưu truyền, đào tạo và phát triển qua hoạt động lao động thủ công nghiệp: nghề tranh Sình, nghề Hoa Giấy, Nghề sơn mài, làm hạt bỏng cúng, làm nón và đan lát… vẫn tồn tại trong cuộc sống giúp người dân kiếm thêm thu nhập phụ ngoài nghề nông
Cần cù, chăm chỉ, chịu khó và có ý thức trách nhiệm với xã hội và nghề nghiệp cao; mong muốn được làm du lịch, tham gia hoạt động DLSTDVCĐ tại địa phương và luôn nhiệt tình, chất phác, thân thiện với mọi người là điểm thu hút du khách của NDĐP Biết tiếp thu, học cách làm các hoạt động DLSTDVCĐ như kỹ năng đón tiếp KDL, hướng dẫn DK làm sản phẩm, buôn bán hàng hóa sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống khá nhanh nhạy và khéo léo
Một số nghệ nhân nổi tiếng và có tay nghề cao trong làng vẫn giữ được phong thái, trình độ chuyên nghiệp về nghề truyền thống của mình và lưu truyền, mở lớp dạy nhân công làm các sản phẩm thủ công truyền thống như nghệ nhân Kỳ Hữu Phước ; nghệ nhân Tống Phước Nhân ; Thân Văn Huy ; ông Nguyễn Hóa…
(Theo nguồn tin của người dân địa phương: Ông Phạm Công Tháp
Các nghệ nhân Và Chú Mưng - Phó chủ tịch xã)
Trang 352.1.2.7 Sự quan tâm của các Công ty Lữ hành
Với xu hướng phát triển du lịch sinh thái và trải nghiệm cộng đồng hiện nay, các công ty lữ hành quốc tế và trong nước tập trung khai thác đẩy mạnh tiềm năng DLSTCĐ tại các địa phương của Thừa Thiên Huế
Vùng phụ cận trung tâm Thừa Thiên Huế với nhiều làng nghề truyền thống có giá trị văn hóa di sản và cần gìn giữ, phát triển, đẩy mạnh loại hình DLSTDVCĐ Nhờ vậy, các hoạt động đào tạo nhân lực đào tạo du lịch cho người dân địa phương làng nghề trong việc đón tiếp khách du lịch và thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng… được thực hiện có kế hoạch, theo quy trình, thuận lợi cho việc tham gia của khách du lịch
Các chương trình du lịch trong ngày và ngắn ngày tại các làng nghề ở Huế được các công ty lữ hành khai thác, kết hợp với CTDLVH, mở rộng, bán cho khách
du lịch quốc tế…
Ví dụ như Huế Tourist, Green Travel, Hương Giang Travel, Vido Tour… Với các tour: Đầm Phá Tam Giang, Làng Cổ Phước Tích, Cầu ngói Thanh Toàn, Về với làng Sình…
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI
XÃ PHÚ MẬU - HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ
Như đã phân tích về tiềm năng du lịch hiện có của Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế cho thấy địa phương thực sự có khả năng phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng cùng với sự kết hợp nhiều chương trình du lịch văn hóa đặc trưng tại Thừa Thiên Huế nói chung và tập trung khai thác thế mạnh để xây dựng, phát triển mới sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương phù hợp theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay và thị trường khách du lịch tiềm năng của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm vừa qua cụ thể là giai đoạn 2010-2012, qua số liệu thống kê dưới đây có thể thấy tình hình phát triển du lịch của Xã đang có chiều hướng rất tích cực, sự phát triển kinh tế và tình hình hoạt động du lịch biểu hiện khá rõ qua lượng khách du lịch ngày càng tăng lên, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao trình độ lao động của người dân địa phương
Trang 36Bảng 2 Kết quả hoạt động du lịch Xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang - Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2012
(Đơn vị tính: Khách; Lượt khách; LĐ)
STT Năm KDL tham
quan Quốc tế Nội địa
Lượt KDL Quốc tế Nội địa
Lao động
1 2010 6600 5880 1320 1200 960 240 267
2 2011 7386.5 5909.2 1477.3 1343 1074.4 268.6 288
3 2012 10389.5 8322.6 2077.9 1889 1511.2 377.8 326
(Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin và du lịch UBND xã Phú Mậu)
Số liệu thống kê trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh du lịch xã Phú Mậu - Huyện Phú Vang có xu hướng tăng lên qua từng năm khá đều qua các năm giai đoạn 2010 - 2012 Cụ thể, năm 2010 tổng lượng khách đến là 6600 khách, qua năm 2011 số du khách đến tăng 7386.5 khách Qua năm 2012, số lượng khách tăng lên nổi bật so với năm 2010 là 10389.5 khách Ta thấy rằng, mức tăng lượng KDL năm 2012 cao sơn so với năm 2011, 2010 Đánh giá chung về Lượt khách du lịch ta thấy rõ hơn, năm 2011 với 1343 lượt tăng hơn 100 lượt khách so với năm
2010 là 1200 lượt Qua năm 2012 thì lượt khách đến 1889 lượt tăng lên so với năm 2011 là 546 lượt Điều này có thể lý giải được vì: năm 2012 là năm Du lịch quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ do Thừa Thiên - Huế đăng cai tổ chức với nhiều chương trình lễ hội và các hoạt động đặc sắc, đặc biệt là Festival 2012 đã thu hút được lượng một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan Tuy nhiên, nhìn vào số liệu về thị trường KDL ta nhận xét rằng đa số KDLQT thích tham gia loại hình DLST, DLCĐ, có đến 80% khách du lịch đến tham quan tại Xã
là khách nước ngoài
Lượng khách du lịch tăng, tạo điều kiện cho vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng lên số lao động (sản phẩm thủ công nghiệp làng nghề truyền thống) trong xã qua từng năm cụ thể là 2010 với số LĐ là 267 LĐ, 2011 là
288 LĐ, 2012 là 326 LĐ
Trang 37Các số liệu bảng trên sẽ thể hiện rõ ràng hơn qua các biểu đồ phân tích dưới đây:
Biểu đồ 1 Tình hình KDL đến địa phương 2010 - 2012 (Đơn vị: Lượt)
(Nguồn: UBND xã Phú Mậu)
Biểu đồ 1 thể hiện tình hình KDL đến địa phương tham gia du lịch cộng đồng qua các năm 2010 - 2012, cụ thể số lượt KDLQT và KDLNĐ tăng lên theo từng năm và sự chênh lệch khác biệt về thị trường KDLQT và KDLNĐ tham gia DLSTCĐ tại Xã Phú Mậu Chứng tỏ, KDLQT vẫn là thị trường khách tiềm năng và chủ yếu trong loại hình DLSTDVCĐ
Biểu đồ 2 Lượng KDL đến địa phương 2010-2012
(Đơn vị: Khách)
(Nguồn: UBND Xã Phú Mậu)
Biểu đồ 2 cho biết: Lượng KDL đến xã trong giai đoạn 2010 - 2012, tăng khá nhanh qua từng năm Từ lúc mới triển khai phát triển loại hình Du lịch này, đến năm 2012 thực sự phát triển rất tích cực và cao điểm nhất về lượng KDL đến tham quan trải nghiệm
Tình hình chung về sự gia tăng khá đều khách du lịch đến DLSTDVCĐ thể hiện sự phát triển du lịch cộng đồng tại xã Phú Mậu đúng với xu hướng của du lịch hiện nay Và cụ thể hơn về cơ cấu Khách du lịch của Xã giai đoạn 2010 - 2012, ta quan sát và phân tích các số liệu thể hiện ở bảng 3 dưới đây
0 500 1000
1500
2000
2010 2011 2012
Trang 38Bảng 3 Thị phần khách du lịch đến tham quan du lịch xã Phú Mậu - Phú vang
- Thừa Thiên Huế 2010 - 2012
STT Quốc tich
Lượt khách
Thị phần
Lượt khách
Thị phần
Lượt khách
Thị phần
(Nguồn: Phòng văn hóa thông tin và du lịch UBND xã Phú Mậu)
Bảng trên nói lên cơ cấu KDL đến tham gia DLSTCĐ tại địa phương, ta có nhận xét rằng: đối tượng khách tham gia hoạt động du lịch tại địa phương chủ yếu
là KDLQT từ các thị trường Pháp là nhiều nhất, Anh, Úc, Canada… Lượng khách
du lịch quốc tế chiếm trung bình khoảng 80% DK đến tham quan và tìm hiểu trải nghiệm cộng đồng KDLNĐ ít quan tâm và tham gia hoạt động du lịch này Điều này cũng đúng với xu hướng du lịch hiện nay, KDLQT luôn muốn hoạt động du lịch mới lạ so với các loại hình du lịch ở nước ngoài, họ muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống tại các nước Châu Á, muốn trải nghiệm sinh hoạt với người dân địa phương Sản phẩm cũng như hoạt động du lịch tìm hiểu và học cách làm sản phẩm truyền thống tại hai làng nghề Thanh Tiên và Sình tại xã Phú Mậu này khiến du khách rất thích thú và hài lòng Còn đối với KDLNĐ, cuộc sống sinh hoạt cộng đồng, văn hóa và giá trị truyền thống quá quen thuộc với họ, trong khi kinh tế và mức thu nhập ngày càng tăng lên, nhu cầu du lịch của họ hướng đến văn hóa nước ngoài, giải trí, vui chơi, nghỉ dưỡng hơn là sinh thái cộng đồng
* Nguồn Khách du lịch có từ các các CTLH:
Trang 39- Huế Tourist
- Hương Giang Travel
- Vido Tour
- Bắc Á
- Công ty Cảm Xúc Sông Hương
- Miền Á Đông (Đà Nẵng)
- Resort Anna Madara
- Tour kết hợp tham dự Festival Huế
- Tour kết hợp CTDL văn hóa tại Huế
* Về Doanh thu đạt được từ hoạt động du lịch và sản phẩm làng nghề trong năm 2012
Thôn Thanh Tiên:
Từ hoạt động Đón tiếp KDL: 137035.735 VNĐ
(Do CTLH đưa khách về với tổng số 300 Tour tương ứng với trung bình 1350 khách/2012 Cứ trung bình 3 khách thì một hộ đón tiếp KDL được hưởng 50.000VNĐ)
Từ việc bán sản phẩm Hoa Giấy / 1 hộ /2012: 35.200.000 VNĐ
Doanh thu bổ sung từ các nghề nông nghiệp phụ khác: trồng rau, sản xuất hoa tươi, sản xuất nông nghiệp lúa - gạo…
(Nguồn: UBND Xã Phú Mậu - Phú Vang - Trưởng thôn Nguyễn Hóa
Nghệ nhân - Họa sỹ Thân Văn Huy)
Trang 40 Làng Sình
Từ hoạt động Đón tiếp KDL: 71280.000 VNĐ
(Do thỏa thuận hợp đồng với CTLH đưa khách về với tổng số 324 Tour tương ứng trung bình 1458 khách Chia theo thỏa thuận hợp đồng du lịch thì người dân địa phương hưởng 50% giá bán Tour)
Từ việc sản xuất Tranh Giấy thờ cúng và bán tranh dân gian trang trí / 1 hộ /2012: 108000.000 VNĐ
Doanh thu bổ sung từ hoạt động sản xuất nông nghiệp khác
(Nguồn: UBND Xã Phú Mậu - Phú Vang - Trưởng làng nghề Kỳ Hữu Phước)
* Đặc biệt, qua các tháng đầu năm 2013 với các thông tin về hoạt động du lịch khởi sắc như sau:
Lượt khách du lịch đến tham quan du lịch tính đến đầu tháng 04/2013 là 550 lượt khách du lịch, thị trường KDLQT vẫn chiếm tỷ lệ cao khoảng 80%, còn lại 20% là KDLNĐ và KDL tự do
Mặc dù sân bay Phú Bài đóng cửa nhưng lượng KDL đến tham gia hoạt động DLSTCĐ tăng lên đáng kể trong các tháng đầu nưm, sự trung chuyển khách du lịch
từ Đà Nẵng vào Huế khá đều trong các tháng đầu năm
Thu nhập trong 3 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên nhờ việc bán sản phẩm thủ công truyển thống
+ Hoa Sen giấy - “Quốc Hoa” bán theo lượng khách đến đặt hàng và xuất khẩu tính trung bình bán 20 bông/ 1 ngày
Giá:Giá gốc là 6.000 VNĐ/ 1 bông
Bán ra: Với khách nước ngoài giá 1 USD/ 1 bông
Với khách trong nước, khách nội địa là 10.000 - 12.000 VNĐ / 1 bông Giá cả dao động từ 10.000 - 17.000 VNĐ/ 1 bông tùy theo mẫu mã, kích thước, nguyên liệu bông Sen
+ Tranh Dân gian trang trí làng Sình: thu nhập của mỗi gia đình nghệ nhân tính trung bình 1 tháng từ 3-4 triệu VNĐ/ 1 tháng từ hoạt động bán tranh
Giá: Giá gốc làm ra một bức tranh trang trí là 18.000 - 20.000 VNĐ / 1 tranh tùy theo kích thước, mẫu mã