CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ MỚI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY
2.2.2.2 Thời kỳ từ năm 2001 đến nay.
Thời kỳ này, Đảng bộ huyện Chợ Mới đề ra nhiệm vụ chung là tích cực khắc phục hậu quả lũ lụt trên tất cả các lĩnh vực để nhằm ổn định đời sống nhân dân. Tăng cường hiệu quả lãnh đạo đồng bộ nền kinh tế với cơ cấu hợp lý trên cơ sở chủ động đối phó có hiệu quả với lũ.
Tiếp tục khai thác tiềm năng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn nhằm tăng chất lượng giá trị sản phẩm. Đồng thời làm tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trên cơ sở đó, tăng thu nhập ngân sách và tập trung đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng để nông thôn tiến gần đến thành thị.
Ổn định an ninh chính trị, hạn chế thấp nhất các vi phạm trật tự an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội. Đấu tranh chống các loại tội phạm, nâng cao ý thức củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Huyện đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể của nền kinh tế thời kỳ 2001 – 2005: GDP tăng bình quân 9,5 – 10,5% năm. Trong đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 34%, công nghiệp và xây dựng 21%; dịch vụ 45%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 8,6 triệu đồng. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,15%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19%, giảm hộ nghèo còn 2% vào năm 2005 (không còn hộ nghèo trong diện chính sách). Hàng năm giải quyết việc làm cho 7500 – 8000 lao động. Hộ dùng nước sạch và hộ sử dụng điện đạt 95%, bình quân 100 dân có 4 máy điện thoại, lộ liên xã được trải nhựa hoặc bê tông, 100% chợ xã, thị trấn, thị tứ được nâng cấp, xây mới. Có 80% hộ văn hóa, 80% ấp văn hóa, 50% xã văn hóa, 100% cơ quan văn minh. Hằng năm xét công nhận trên 90% chi bộ Đảng cơ sở trong sạch, vững mạnh; kiểm tra 80% tổ chức cơ sở Đảng và 100% đảng viên chấp hành. Phát triển đảng viên đến năm 2005 đạt 0,9% dân số.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện tiếp tục khẳng định Chợ Mới là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa nông sản cao cấp; Do đó, phải tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chương trình khuyến nông, phát động nông dân tập trung trồng lúa chất lượng cao tham gia xuất khẩu, khuyến khích những vùng có điều kiện thích hợp trồng những cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu có giá trị chế biến tại chỗ hoặc xuất khẩu, hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến rau quả. Tiếp tục cải tạo xong 615 ha diện tích vườn tạp còn lại, phát triển 485 ha vườn mới. Phát triển mô hình VAC, hình thành những vùng chăn nuôi tập trung với nhiều loại hình thích hợp, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp, tập trung phát triển đàn bò, con tôm. Phấn đấu đến năm 2005, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 15,4% (năm 2000 là 10,6%).
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, hàng năm huyện cần có kế hoạch nạo vét kênh mương bồi lắng, làm tốt công tác thủy lợi nội đồng, tiếp tục thực hiện hoàn thành các tiểu vùng đê bao, chống xói mòn, sạt lở. Coi trọng phát triển trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu. Cần có chương trình để đưa khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trong sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi giống, cây con phù hợp với sức mua, đảm bảo năng
suất lúa đạt từ 17,5 tấn/ha/năm, đầu tư vốn vay từng bước hướng tới nền nông nghiệp sạch phát triển vững chắc.
Tăng cường lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đúng Luật. Bên cạnh các dịch vụ thủy lợi, cày xới, thu hoạch, hợp tác xã cần mở rộng hoạt động dịch vụ như cung cấp giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, trước tiên cần củng cố ban chủ nhiệm đủ trình độ và năng lực quản lý. Tiếp tục củng cố nâng chất các hợp tác xã hiện có, nơi nào có điều kiện thì phát triển mới các hợp tác xã nông nghiệp. Trước mắt, từng tiểu vùng đê bao phải thành lập ban quản trị lãnh đạo sản xuất, để đến năm 2005 toàn huyện có 80% diện tích đất trong vùng đê bao vào hợp tác xã nông nghiệp.
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng huyện chủ trương tiếp tục phát huy các ngành nghề truyền thống địa phương như cơ khí, xay xát, mộc, cầu lông, vẽ tranh, đan lát, gạch ngói… Khuyến khích hình thành những ngành nghề mới, vừa tạo thêm việc làm, thu hút lao động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện quy hoạch các khu, điểm tập trung cho phù hợp ngành nghề, theo cụm xã, trục lộ giao thông, thuận tiện cho việc vận chuyển mua bán sản phẩm trong nhân dân. Khuyến khích các công ty nhà nước, hoặc tư nhân đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất mặt hàng cạnh tranh trường trong nước và tham gia xuất khẩu, làm tăng sức sản xuất, sức mua, phát triển thị trường nông thôn gắn với thị trường trong nước và nước ngoài.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, chú ý xây dựng các công trình cao hơn đỉnh lũ 2000. Coi trọng đầu tư xây cơ sở vật chất và trang thiết bị cho lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thúc đẩy các lĩnh vực này phát triển đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bằng nhiều nguồn vốn Trung ương, tỉnh, huyện, xã và vận động nhân dân đóng góp, trong thời kỳ 2001 – 2005 huyện tập trung thực hiện các công việc sau:
Đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện huyện, nâng cấp các bệnh viện khu vực và trạm y tế xã, thị trấn để đảm bảo yêu cầu khám và trị bệnh cho nhân dân. Xây dựng thêm trường lớp mới đảm bảo khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học. Xây dựng hoàn chỉnh sân vận động huyện, nhà thi đấu đa năng, nhà truyền thống huyện. Xây dựng trung tâm huyện, kiến thiết trung tâm xã, xây dựng trụ sở các xã, thị trấn, văn phòng, ban nhân dân ấp đảm bảo tiêu chuẩn cơ quan văn minh.
Các chợ trung tâm xã, thị trấn, thị tứ phải đạt tiêu chuẩn văn minh. Bằng phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến năm 2003, các tuyến lộ liên xã phải được nâng cấp, tráng nhựa hoặc trải bê tông, sau khi hoàn thành cầu vượt sông Ông Chưởng, đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng thêm cầu vượt sông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) qua xã Hòa An (Chợ Mới) và hai cầu vượt sông Ông Chưởng mới: một là đoạn xã Long Điền B qua xã Long Giang, hai là đoạn ngã ba Tam Hiệp xã Long Kiến qua xã Long Giang. Cải tạo và phát triển mạng lưới điện trung và hạ thế đảm bảo yêu cầu cung cấp điện cho nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện chương trình “nước sạch ở nông thôn”, hoàn thành hệ thống thông tin lạc.
Phát triển dịch vụ, thương mại trong huyện, trên cơ sở kinh tế và giao thông phát triển, thương mại dịch vụ phải được mở rộng đến địa bàn nông thôn, hướng dẫn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khai tốt thị trường nội địa, tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hóa trong nhân dân đi đôi với việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nông dân. Phát triển đa dạng các loại dịch vụ phục vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp. Phổ biến công nghệ mới, thông tin kinh tế, dịch vụ cung ứng vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, bưu chính viễn thông, các loại dịch vụ phục vụ sức khỏe và đời sống tinh thần của nhân dân.
Khai thác và nâng cấp một số điểm du lịch hiện có như khu du lịch văn hóa chùa Bà Lê xã Hội An, Cột Dây Thép xã Long Điền A, chùa Thành Hoa xã Tấn Mỹ, đền thờ Nguyễn Trung Trực xã Long Giang,…
Trong lĩnh vực giáo dục đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhà trường đối với sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình trường lớp, từng bước xóa dần các điểm lẻ, xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục. Hằng năm, kiểm tra phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2005. Huy động đạt 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, giữ vững sĩ số học sinh các cấp học. Thành lập 2 trường trung học phổ thông xã Mỹ Hội Đông và Hòa Bình. Phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm đạt trên 95%, trung học cơ sở trên 90% và trung học phổ thông trên 80%, giảm tỷ lệ lưu ban bỏ học dưới 4%, tăng cường giáo dục đạo đức học sinh.
Trong lĩnh vực y tế, nâng cao y đức của người thầy thuốc, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân. Thực hiện các chương trình y tế quốc gia tiêm chủng mở rộng đạt chỉ tiêu hàng năm. Thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chủ động ngăn ngừa dịch bệnh kịp thời, không để lây lan. Bằng nhiều biện pháp tích cực, có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS, Nhà nước có chính sách hỗ trợ dân nghèo khám điều trị bệnh. Khuyến khích hoạt động đông y và kết hợp đông - tây y trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “nước sạch và vệ sinh môi trường”.
Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng lên trên nền tảng của văn hóa dân tộc, phù hợp với cuộc sống mới. Tiếp tục xây dựng các thiết chế văn hóa mới ở nông thôn, hướng dẫn, phát huy nét đẹp của các lễ hội truyền thống, quản lý, duy tu, nâng cấp các di tích văn hóa, di tích lịch sử truyền thống cách mạng, bảo tồn bảo tàng, đồng thời chống lại văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại làm băng hoại văn hóa truyền thống dân tộc.
Phát huy các loại hình văn học nghệ thuật, thể dục thể thao theo hướng xã hội hóa, nâng chất các câu lạc bộ xã, thị trấn. Củng cố mạng lưới truyền thanh đến tận địa bàn dân cư, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.
Với những nhiệm vụ và giải pháp đề ra cho thời kỳ 2001 đến nay, Đảng bộ và nhân dân Chợ Mới thu được nhiều kết quả đáng kể:
GDP tăng bình quân hàng năm 11%, thu nhập bình quân đầu người từ 5,06 triệu đồng năm 2000 lên 12,3 triệu đồng năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, nông nghiệp giảm từ 39,9% năm 2000 còn 27,4% năm 2006; công nghiệp, xây dựng từ 19,8% lên 24,1%; thương mại, dịch vụ từ 40,3% lên 48,5%.
Sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả nổi bật và tăng trưởng hàng năm, chủ yếu là do làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, hệ số sử dụng đất từ 2,92 vòng/năm lên 3,22 vòng/năm, giá trị sản xuất từ 41,4 triệu đồng lên 65 triệu đồng/ha/năm.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng bình quân 15,8%/năm. Các loại hình dịch vụ được đa dạng hóa như cung ứng vật tư, vận tải, tín dụng, y tế, bưu chính viễn
thông… Các chợ nông thôn được sắp xếp, mở rộng, hình thành những nơi trung chuyển hàng hóa, bảo đảm được nhu cầu kinh doanh và mua sắm của nhân dân.
Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, bao gồm các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, giao thông, các công trình cụm, tuyến dân cư, cải tạo kênh mương nội đồng, kiên cố hóa trường lớp,…
Từ năm 2002 đến nay, huyện Chợ Mới được tỉnh đầu tư xây dựng 12 công trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Đến cuối năm 2005 đã khởi công xây dựng và hoàn thành 12 cụm tuyến dân cư (9 cụm và 3 tuyến) với tổng diện tích san lấp mặt bằng là 41,5 ha, đã xét duyệt được 1.690 hộ được bố trí vào ở; trong đó có 1.215 hộ mua với giá cơ bản, 475 hộ mua với giá linh hoạt. Tổng vốn đầu tư 39 tỷ 838 triệu đồng, nguồn vốn do ngân sách Trung ương hỗ trợ.
Ngành điện lực đã tập trung đầu tư đưa lưới điện về nông thôn, nhờ đó tỷ lệ hộ nông dân sử dụng điện tăng nhanh, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư vùng nông thôn. Năm 2006, số hộ sử dụng điện đạt 92%, hộ sử dụng nước sạch đạt 95,8%.
Ngành bưu điện đã tập trung đầu tư đưa bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin về đến nông thôn. Năm 2007, toàn huyện có 13/18 xã có bưu cục III, có 100% số xã, thị trấn có điện thoại với 23 điểm tổng đài, mật độ điện thoại bình quân năm 2006 đạt 4,2 máy/100 dân.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cấp đặc biệt quan tâm tập trung chỉ đạo. Do đó đã có chuyển biến tích cực trong các phong trào văn nghệ quần chúng, các lễ hội truyền thống, dân gian, văn hóa – lịch sử truyền thống. Toàn huyện hiện có 19 đội văn nghệ, 138 câu lạc bộ đờn ca tài tử, 42 tụ điểm hát với nhau.
Thiết chế văn hóa ở cơ sở không ngừng được đầu tư xây dựng, củng cố và nâng chất; toàn huyện hiện có 4 xã có nhà văn hóa, 100% số xã có phòng đọc sách, có 13/18 xã có bưu điện văn hóa xã phục vụ các nhu cầu về thông tin liên lạc cho người dân, 100% số xã có đài truyền thanh được trang bị tương đối đầy đủ và truyền thanh đến khắp các địa bàn dân cư.
Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” được đa số nhân dân hưởng ứng giúp nâng cao nhận thức của người dân, đẩy lùi các tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, lãng phí tiền của và thời gian trong các lễ hội, cưới xin, ma chay. Năm 2007, có 68.090 hộ gia đình văn hóa, đạt 87% tổng số hộ; 125
ấp văn hóa, đạt 90,5% tổng số ấp; 3 xã văn hóa, đạt 16,6% tổng số xã; 60 cơ quan, đơn vị văn hóa; 52 trường học văn hóa.
Phong trào thể dục thể thao ở cơ sở ngày càng phát triển rộng khắp, được nhiều người tham gia tập luyện thường xuyên (khoảng 77.380 người), đạt 20,9% dân số, 121 câu lạc bộ thể thao được hình thành, phong trào xã hội hóa thể dục thể thao ngày càng phát triển, huyện đã tổ chức giải bóng đá nông dân lần đầu tiên (trong cả nước) vào năm 1993, có 73 đội và vẫn duy trì tổ chức hàng năm. Toàn huyện có 49 sân bóng đá mi ni, 22 sân bóng đá, 138 sân bóng chuyền, 40 sân cầu lông đã góp phần vào việc tăng cường sức khỏe cho người dân và phục vụ vui chơi giải trí cho người dân nông thôn.
Về giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp xây dựng ngày càng tốt hơn, chất lượng giảng dạy và học tập được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ 8 năm liền đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ người biết chữ đạt 96,5%. Cuối năm 2005, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về nhận thức chính trị, chuẩn hóa chuyên