CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHỢ MỚI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY
2.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới trước năm 1996.
từ năm 1996 đến nay.
2.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới trước năm 1996. 1996.
Sau ngày đất nước thống nhất, cùng với khó khăn chung của tỉnh và cả nước, kinh tế Chợ Mới cũng gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển từ lúa 1 vụ sang lúa 2 vụ trong điều kiện thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên, cơ sở vật chất, vật tư thiếu nghiêm trọng.
Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp được hình thành với hình thức Hợp tác xã. Toàn huyện có 406 tập đoàn, 62 liên tập đoàn và 1 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đã tập thể hóa 22.721 ha, chiếm 95,6% diện tích đất nông nghiệp.
Mặc dù có những khó khăn nhất định về tự nhiên và cơ chế, nhưng Đảng bộ Chợ Mới và chính quyền các cấp trong huyện đã lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất. Diện tích gieo trồng từ 28.927 ha năm 1976 tăng lên 37.907 ha năm 1985, sản lượng lúa từ 72.634 tấn tăng lên 177.593 tấn vào năm 1985, đã đáp ứng đủ lương thực cho nhân dân trong huyện và làm nghĩa vụ với nhà nước. Từ 1976 đến 1985, huyện đã huy động được 302.165 tấn lúa để điều hòa cho huyện và tỉnh.
Nhìn chung, trong sản xuất nông nghiệp, trước năm 1986, do việc cải tạo xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nên không khuyến khích sản xuất phát triển, nền nông nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ rất chậm, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, (chiếm 86,6% cơ cấu kinh tế). Đây là thời kỳ Chợ Mới gặp nhiều khó khăn. Thực trạng trên đòi hỏi Đảng bộ huyện Chợ Mới phải đề ra được những chủ trương đúng đắn, phù hợp để đưa Chợ Mới vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI và Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần IV, Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Mới lần V (1986) xác định: nông nghiệp, lương thực là nền tảng, là mục tiêu hàng đầu; nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược.
Với chính sách tam nông, nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quyền lợi đất đai, công cụ lao động được giải quyết thỏa đáng. Từ đó, nông dân phát huy được tính năng động, sáng tạo; tích cực cùng với huyện tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Trong 10 năm (1986 – 1995), Chợ Mới đã nâng tổng diện tích gieo trồng đến năm 1995 đạt 49.572 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa là 39.551 ha, diện tích gieo trồng màu là 8.363 ha. Hệ số sử dụng đất là 2,1 lần, năng suất lúa bình quân đạt 5 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 279.969 tấn, lương thực bình quân đầu người 841 kg/người/năm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm luôn ổn định và phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chợ Mới, sản xuất nông nghiệp đã từng bước phá thế độc canh cây lúa. Việc áp dụng khoa học – kỹ thuật trên đồng ruộng trở nên khá phổ biến, mô hình sản xuất đa canh như VA,VAC, RVAC xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế vườn chuyển biến đáng kể. Các loại cây ngắn ngày, dài ngày có hiệu quả và xuất khẩu ngày càng được nhân dân hưởng ứng canh tác. Sự năng động trong sản xuất ở Chợ Mới đã góp phần làm chuyển biến một bước quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cùng với sự tăng trưởng trên lĩnh vực nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Chợ Mới trong thời kỳ này cũng có nhiều đổi thay đáng kể. Điện nông thôn phủ các xã, thị trấn và tỷ lệ hộ sử dụng điện là 22,3%. Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Mạng lưới thông tin bưu điện mở rộng liên lạc đến các nơi trong huyện, trong nước và cả nước ngoài. Phương tiện đi lại cho nông dân được mở nhiều tuyến. Hệ thống cấp nước và giếng nước nông thôn phát triển. Văn hóa xã hội đã đạt những tiến bộ quan trọng. Trong những năm qua, huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn ngân hàng, vốn quỹ quốc gia và vốn gây quỹ của Mặt trận – đoàn thể để xóa đói, giảm nghèo: đã giải quyết được thêm gần 30.000 lao động có việc làm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, mua sắm nhiều xe gắn máy, tivi, cassette…, nhà ngói, nhà tường được xây dựng ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 9%.
Công tác kế hoạch hóa gia đình chuyển biến rõ nét trong nhân dân, trong toàn xã hội, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 1995 là 1,65%, bình quân hàng
năm giảm 0,07%. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được củng cố, nâng dần chất lượng khám và điều trị bệnh. Nhiều dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt 95%; vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường được nhân dân đồng tình thực hiện có chuyển biến từng bước. Số hộ dùng nước sạch chiếm 28%, số hộ có cầu vệ sinh chiếm gần 10% tổng số hộ. Mạng lưới y tế từ xã đến thị trấn được củng cố dần về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các trạm y tế đều có bác sĩ.
Ngành giáo dục tuy còn nhiều khó khăn nhưng huyện đã cố gắng phát triển hệ thống trường lớp, xóa tình trạng học 3 ca, môi trường cảnh quan sư phạm khang trang hơn. Số học sinh hàng năm đến lớp ở các cấp đều tăng. Chất lượng dạy và học được củng cố và nâng chất. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm học 1994 – 1995 đạt 90,93%; tốt nghiệp cấp 2 đạt 78,1%; và tốt nghiệp phổ thông trung học là 60,4%. Công tác phổ cập tiểu học và xóa mù chữ bước đầu có chuyển biến, gia đình và xã hội ngày càng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao ngày càng mang tính xã hội hóa và phát triển tới tận địa bàn dân cư, đặc biệt là phong trào bóng đá nông dân, bóng chuyền, cầu lông, văn nghệ quần chúng diễn ra khá sôi nổi, nhất là trong các lễ hội truyền thống và lễ hội dân gian. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân đạt thành tích tốt trong các lần hội thi, hội diễn. Mạng lưới truyền thanh, đội tuyên truyền cổ động từ huyện đến xã được củng cố, mở rộng và nâng chất hoạt động. Một số di tích văn hóa, lịch sử có tính chất giáo dục truyền thống được sửa sang, nâng cấp như: Cột dây thép, chùa Bà Lê…
Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững, an ninh nội bộ tốt. Quản lý chặt đối tượng và chủ động đối phó âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động qua phong trào quần chúng tự quản toàn diện ở địa bàn dân cư, từ đó mà các vi phạm trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội giảm dần, xóm làng bình yên.
Những thành tựu trên đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Từ những chủ trương của Trung ương và của tỉnh Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Mới đã đề ra những nhiệm vụ chính trị hợp lòng dân, được các ngành, các cấp, toàn bộ đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, đoàn kết và quyết tâm vượt mọi khó khăn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ích nước, lợi nhà, xây dựng Chợ Mới ngày thêm tươi đẹp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chợ Mới vẫn có những tồn tại và yếu kém:
Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn nặng về nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tuy có phát triển nhưng chưa vững; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, kinh tế vườn chuyển biến chậm. Quy mô chăn nuôi từng hộ gia đình còn nhỏ, tự phát, thủ công và ít kinh nghiệm.
Một số nơi, lộ nông thôn còn gồ ghề, mưa xuống đi lại còn lầy lội. Nhiều cầu đã xuống cấp chưa được sửa chữa, xât dựng mới; một số kênh mương bồi lắng chưa được nạo vét.
Nhiều trường lớp quá cũ, công tác bảo quản chưa tốt. Chất lượng giáo dục chưa đều ở các trường. Còn 19.422 trẻ, (chiếm 27,5%) từ 6 tuổi chưa đến lớp hoặc bỏ học. Công tác xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đạt kết quả thấp.
Bệnh viện, trạm xá nhiều nơi xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu thốn và cũ kỹ, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tinh thần, thái độ phục vụ của một số y, bác sĩ chưa tận tình. Còn nhiều cặp vợ chồng chưa đăng ký kế hoạch hóa gia đình, trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao (33,1%). Phong trào dùng nước sạch và vệ sinh môi trường có chuyển biến nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Công tác bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc.
Lao động chưa có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ 7%. Nhà ở của một bộ phận nhân dân còn xiêu vẹo, chen chúc, đời sống khó khăn, sống dưới mức trung bình, gần 5000 hộ phải di dời nhưng không có đất để cất nhà. Còn trên 260 hộ gia đình chính sách khó khăn chưa có nhà tình nghĩa…
Trong lĩnh vực văn hóa, việc quản lý phim ảnh, sách báo từng nơi, từng lúc chưa thường xuyên và kiên quyết.
Một số xã, ấp dân số quá đông nên công tác quản lý không đảm đương nổi. Một số nơi chưa chấp hành tốt chỉ đạo của cấp trên hoặc làm sai. Thông tin báo cáo tình hình chưa kịp thời, thậm chí không báo cáo.
Những yếu kém trên là do công tác tổ chức thực hiện từng nơi, từng lúc, từng lĩnh vực chưa kịp thời, thiếu sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Mặt khác, cũng do yếu tố khách quan tác động như có sức ép dân số, hậu quả lũ lụt, kinh phí trên đầu tư có hạn… Một số cấp ủy cơ sở thiếu tập trung trong các nhiệm vụ trọng tâm, một số ngành nắm bắt tình hình chưa chặt, chưa sát cơ sở.
Như vậy, cũng giống như tỉnh và cả nước, trong thời kỳ 10 năm đầu đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Chợ Mới phát triển chậm, đời sống
nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sang thời kỳ 1986 – 1996, thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương và chính sách tam nông của tỉnh, Chợ Mới đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc.
2.2.2 Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay. thôn từ năm 1996 đến nay.
2.2.2.1 Thời kỳ 1996 – 2000.
Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế Chợ Mới, huyện ủy Chợ Mới xác định nhiệm vụ chung thời kỳ 1996 – 2000 là: tập trung khoanh vùng bờ bao ngăn lũ nhằm khai thác tiềm năng đất nông nghiệp, tăng vòng quay đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn, từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp. Đồng thời, làm tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trên cơ sở đó, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tập trung cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Giảm tỉ lệ tăng dân số đi đôi với tăng cường giải quyết việc làm và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình kỷ cương, đầm ấm hạnh phúc, thực hiện nếp sống văn minh; Ổn định an ninh chính trị, hạn chế thấp nhất các vi phạm trật tự an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân, phát động quần chúng tự quản tham gia tích cực bảo vệ xóm làng, bảo vệ tính mạng và tài sản của mình.
Trên cơ sở nhiệm vụ chung, huyện ủy Chợ Mới đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong nông nghiệp là tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, (phổ biến là 3 vụ/năm); tăng vòng quay của đất 2,8 lần/năm. Phát động nông dân trồng lúa và các loại cây có giá trị chế biến tại chỗ hoặc hợp đồng cung cấp nguyên liệu thô cho xuất khẩu, cải tạo vườn tạp, khuyến khích hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, heo, gà, vịt công nghiệp, nhất là đẩy mạnh chăn nuôi cá ao, hầm dưới các mô hình VA, VAC, RVAC…hoặc cá bè. Khuyến khích và tạo điều kiện về vốn cho tư nhân mở một số trại chăn nuôi lớn theo qui trình công nghiệp. Nâng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tạo ra hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ 25 triệu đến 30 triệu đồng/ha.
Để thực hiện những nhiệm vụ đó, Đảng bộ Chợ Mới đề ra những giải pháp cụ thể trong phát triển nông nghiệp:
Phấn đấu đến năm 1997 hoàn thành cơ bản các tuyến bờ bao ngăn lũ, tạo điều kiện cho nông dân tăng diện tích gieo trồng, tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Hằng năm làm tốt công tác thủy lợi nội đồng và nạo vét kênh mương bồi lắng. Chú ý phát triển trạm bơm điện vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu ở các vùng trong huyện. Nhà nước địa phương tham gia củng cố và nâng chất các tổ đường nước, quản lý việc sử dụng đất đai đúng mục đích, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về đường nước chung, đường cộ xe và các qui định khác về bảo vệ môi sinh, môi trường đồng ruộng.
Tăng cường các hình thức và nội dung tuyên truyền khuyến nông như: hội thảo, tham quan, bản tin… Chú ý công tác khuyến nông đồng bộ các loại cây, con; đầu tư vốn vay và có chính sách kích thích hộ gia đình nuôi cá ao, hầm cá chân ruộng.
Tăng vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, chú ý kinh tế vườn và chăn nuôi. Đề nghị trên cho phép đo đạc và cấp giấy quyền sử dụng đất vườn và đất thổ cư. Tiếp tục vận động nhân dân đi canh tác ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhằm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sơ chế biến hàng nông sản thực phẩm và các làng nghề truyền thống của địa phương như cơ khí, xay xát, mộc, vẽ tranh, đan lát, đóng xuồng ghe…
Khuyến khích các công ty tư nhân trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh, thậm chí nước ngoài đầu tư các quy trình sản xuất tiên tiến có tính chất hiện đại, sản xuất mặt hàng mũi nhọn, thu hút nhiều lao động, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh thị trường và tham gia xuất khẩu, làm tăng sức sản xuất, sức mua, phát triển thị trường nông thôn gắn với thị trường trong nước và quốc tế.
Ổn định và phát triển cụm sản xuất cơ khí thị trấn Chợ Mới, thị tứ Mỹ Luông để sửa chữa và sản xuất thiết bị máy móc cho nông nghiệp và các ngành khác. Phát triển cụm chế biến lương thực ở Hòa Bình, Hòa An. Khuyến khích phát triển cụm công nghiệp chế biến theo trục Hội An, Long Điền A, phục vụ chuyển dịch cây trồng sau khi hoàn thành đê bao chống lũ ở vùng này. Xây dựng và phát triển làng nghề thủ công truyền thống theo hướng sản xuất liên hộ gia công tại nhà để giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Từng bước cơ khí hóa gắn với điện khí hóa trong sản xuất ở những vùng lưới điện đầy đủ. Tăng cường vốn đầu tư cho ngành nghề, trong đó vốn tự có của dân là 70%, ngân hàng cho
vay 30%, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện 3 pha ở những nơi sản