Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái

80 1.6K 13
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những năm gần đây, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, sự lớn mạnh của đội ngũ nhà văn sáng tác với bút lực và tâm huyết với nghề đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết mang đến những hy vọng cho văn học nước nhà. Những cái tên như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Hồ Anh Thái…trở nên khá quen thuộc và xuất hiện thường xuyên trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng. Sự chuyển mình nhanh chóng của văn học trong giai đoạn mới đã tạo nên diện mạo mới cho văn học nước nhà. Có thể nói, so với thời kì trước, giai đoạn này, tiểu thuyết đã có một vụ mùa bội thu.Văn học thời kỳ mới, cùng với sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực của đời sống cũng có sự thay đổi khác trước. Người ta ghi nhận những sự làm mới của đội ngũ sáng tác mới. Có thể thấy tư tưởng sáng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình thức đang được coi trọng hơn trước nhiều. Đọc những tiểu thuyết mới, ấn tượng mạnh mẽ nhất với người đọc là sự khác lạ như nhà văn không phải đang tái hiện bức tranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các kết cấu nghệ thuật như thế nào. Chính sự khác lạ ấy đã góp phần làm nên thành công của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ mới . Và một trong những nghệ thuật được nhắc đến khá nhiều đó chính là nghệ thuật kể chuyện. Trong tình hình biến đổi của nhu cầu xã hội hiện nay, nghệ thuật kể chuyện cũng được quan tâm hơn trước, nó đã góp phần tạo nên những cái mới cho văn học Việt Nam .Nhà văn Hồ Anh Thái thuộc lớp nhà văn giai đoạn đổi mới. Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn bằng một loạt các tác phẩm như Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Tự sự 265 ngày, Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế…Hồ Anh Thái đã tạo được một tiếng vang lớn, giành được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Nền văn chương Việt Nam có tới ba, bốn thập kỷ sa vào lối văn biểu dương, minh họa, tạo nên một thứ văn chương hiện thực đơn giản. Thế hệ các nhà văn viết từ thời chiến tranh chống Mỹ, cả các nhà văn trẻ viết sau chiến tranh một chút, hầu hết viết theo lối hiện thực có phần đơn giản. Nhưng, những năm tám mươi, thế kỷ hai mươi, có một số tài năng đã làm cuộc đổi mới văn chương. Trong đó, Ma Văn Kháng là nhà văn đổi mới sớm nhất trong tư tưởng văn chương. Rồi Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho văn chương truyền thống sức cuốn hút mới bởi cách nhìn nhận hiện thực sắc sảo. Nguyễn Dậu tái hồi văn đàn, cũng làm cho văn chương tả thực sinh động hơn, nhiều thương cảm hơn. Nguyễn Khắc Trường, khi viết về nông thôn, cũng khiến văn chương tả thực truyền thống có được một chiều sâu mới về văn hóa… Hồ Anh Thái là nhà văn không phụ thuộc gì văn chương tả thực hay văn chương lãng mạn mà các tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam… đã tạo nên nửa đầu thế kỷ XX. Có thể nói, anh là người chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương (không chỉ văn chương nước ta mà cả văn chương của nhiều nước trên thế giới) đã trở thành văn hóa. Và càng dấn thân trên con đường văn chương, nhà văn càng phải hiểu biết sâu hơn về văn hóa. Hồ Anh Thái là nhà văn của cuộc sống đang cuồn cuộn trước mắt. Anh khám phá những vỉa, những tầng của nó và viết về những vấn đề của nó.Tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế” là một tác phẩm khá mới của Hồ Anh Thái và ngay từ khi ra đời nó đã tạo được những tiếng vang lớn. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu về nó không dễ, cần một sự đầu tư và quan tâm thực sự. Một trong những điều làm nên thành công đó là nghệ thuật kể chuyện. Mặc dù vậy , vấn đề này chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, có thể là do đây là tác phẩm mới chưa có nhiều người khai thác . Vì vậy , trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài niên luận này, chúng tôi muốn đi vào phân tích nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế như là một cách lý giải cho sự thành công của hiện tượng văn chương này.

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, sự lớn mạnh của đội ngũ nhà văn sáng tác với bút lực và tâm huyết với nghề đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết mang đến những hy vọng cho văn học nước nhà. Những cái tên như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Hồ Anh Thái…trở nên khá quen thuộc và xuất hiện thường xuyên trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng. Sự chuyển mình nhanh chóng của văn học trong giai đoạn mới đã tạo nên diện mạo mới cho văn học nước nhà. Có thể nói, so với thời kì trước, giai đoạn này, tiểu thuyết đã có một vụ mùa bội thu. Văn học thời kỳ mới, cùng với sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực của đời sống cũng có sự thay đổi khác trước. Người ta ghi nhận những sự làm mới của đội ngũ sáng tác mới. Có thể thấy tư tưởng sáng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình thức đang được coi trọng hơn trước nhiều. Đọc những tiểu thuyết mới, ấn tượng mạnh mẽ nhất với người đọc là sự khác lạ như nhà văn không phải đang tái hiện bức tranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các kết cấu nghệ thuật như thế nào. Chính sự khác lạ ấy đã góp phần làm nên thành công của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ mới . Và một trong những nghệ thuật được nhắc đến khá nhiều đó chính là nghệ thuật kể chuyện. Trong tình hình biến đổi của nhu cầu xã hội hiện nay, nghệ thuật kể chuyện cũng được quan tâm hơn trước, nó đã góp phần tạo nên những cái mới cho văn học Việt Nam . Nhà văn Hồ Anh Thái thuộc lớp nhà văn giai đoạn đổi mới. Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn bằng một loạt các tác phẩm như Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Tự sự 265 ngày, 1 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế…Hồ Anh Thái đã tạo được một tiếng vang lớn, giành được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Nền văn chương Việt Nam có tới ba, bốn thập kỷ sa vào lối văn biểu dương, minh họa, tạo nên một thứ văn chương hiện thực đơn giản. Thế hệ các nhà văn viết từ thời chiến tranh chống Mỹ, cả các nhà văn trẻ viết sau chiến tranh một chút, hầu hết viết theo lối hiện thực có phần đơn giản. Nhưng, những năm tám mươi, thế kỷ hai mươi, có một số tài năng đã làm cuộc đổi mới văn chương. Trong đó, Ma Văn Kháng là nhà văn đổi mới sớm nhất trong tư tưởng văn chương. Rồi Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho văn chương truyền thống sức cuốn hút mới bởi cách nhìn nhận hiện thực sắc sảo. Nguyễn Dậu tái hồi văn đàn, cũng làm cho văn chương tả thực sinh động hơn, nhiều thương cảm hơn. Nguyễn Khắc Trường, khi viết về nông thôn, cũng khiến văn chương tả thực truyền thống có được một chiều sâu mới về văn hóa… Hồ Anh Thái là nhà văn không phụ thuộc gì văn chương tả thực hay văn chương lãng mạn mà các tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam… đã tạo nên nửa đầu thế kỷ XX. Có thể nói, anh là người chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương (không chỉ văn chương nước ta mà cả văn chương của nhiều nước trên thế giới) đã trở thành văn hóa. Và càng dấn thân trên con đường văn chương, nhà văn càng phải hiểu biết sâu hơn về văn hóa. Hồ Anh Thái là nhà văn của cuộc sống đang cuồn cuộn trước mắt. Anh khám phá những vỉa, những tầng của nó và viết về những vấn đề của nó. Tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế” là một tác phẩm khá mới của Hồ Anh Thái và ngay từ khi ra đời nó đã tạo được những tiếng vang lớn. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu về nó không dễ, cần một sự đầu tư và quan tâm thực sự. Một trong những điều làm nên thành công đó là nghệ thuật kể chuyện. Mặc dù vậy , vấn đề này chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, có thể là do đây là tác phẩm mới chưa có nhiều người khai thác . Vì vậy , trong khuôn khổ nhỏ hẹp của 2 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) bài niên luận này, chúng tôi muốn đi vào phân tích nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế như là một cách lý giải cho sự thành công của hiện tượng văn chương này. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật kể chuyện là một vấn đề lý luận có phạm vi rộng. Nó có sự giao thoa và liên kết chặt chẽ với nghệ thuật tự sự trong văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết. Về Cõi người rung chuông tận thế có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên, trong giới hạn về thời gian nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát phân tích vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm này. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi một bài niên luận với mức độ nghiên cứu nhỏ hẹp, chúng tôi không có điều kiện để đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ tác phẩm của Hồ Anh Thái mà chỉ tập trung vào nghiên cứu , phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ có sự so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm đã xuất bản trước đó của Hồ Anh Thái để có một cái nhìn sâu hơn về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm này. 3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NIÊN LUẬN Trong niên luận này , chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, bước đầu nhận diện , khẳng định vị trí của Cõi người rung chuông tận thế trong sáng tác của Hồ Anh Thái cũng như Cõi người rung chuông tận thế trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. 3 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) Đồng thời, qua niên luận này với việc khai thác nghệ thuật kể chuyện Cõi người rung chuông tận thế, chúng tôi muốn một phần xác định được phong cách nghệ thuật của Hồ Anh Thái cũng như góp thêm những suy nghĩ của mình trong việc lý giải “hiện tượng Hồ Anh Thái”, một nhà văn với những phong cách mới lạ gây nhiều dư luận trên văn đàn. Hy vọng niên luận này sẽ có ý nghĩa nào đó với độc giả quan tâm đến vấn đề này, nghệ thuật kể chuyện trong văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói riêng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong niên luận này, chúng tôi chủ yếu áp dụng các phương pháp: tự sự học, thi pháp học , văn bản học… Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng một số thao tác khác như : - Phân tích, tổng hợp - Thống kê, so sánh - Khảo sát văn bản. 5. BỐ CỤC NIÊN LUẬN Ngoài phần mở đầu , phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung niên luận được chúng tôi chia làm ba chương - Chương I : Tiểu thuyết Hồ Anh Thái trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ - Chương II: Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế - Chương III: Từ nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế đến vai trò của nghệ thuật kể chuyện trong việc hình thành phong cách nhà văn 4 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) PHẦN NỘI DUNG Chương I: TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 1.1 VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ So với các thể loại văn học khác tiểu thuyết là thể loại được ưu ái hơn cả. Điều này được minh chứng bởi số lượng tác phẩm ra đời mỗi năm. Tiểu thuyết, ngay từ 5 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) khi ra đời với khởi đầu là tiểu thuyết lãng mạn “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách…sau đó là những cái tên của trào lưu hiện thực với các đại diện xuất sắc như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng…đã có một diện mạo mới. Nó không ngững hoàn thiện và phát triển, đặc biệt , tiểu thuyết là thể loại có những phản ứng rất nhanh nhạy đối với những diễn biến của lịch sử, của thời đại. Từ sau 1975, trên bối cảnh đất nước thống nhất với các vấn đề của chiến tranh (còn tiếp tục ở hai đầu biên giới cho đến năm 1980) và sau chiến tranh, của xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục định hướng xã hội chủ nghĩa, của mở rộng quan hệ giao lưu với khu vực và nhân loại, văn học sẽ chuyển dần sang một giai đoạn mới. Nói chuyển dần vì tuy chính thức bắt đầu từ 1975 nhưng phải đến năm 1986- năm khởi động công cuộc đổi mới đất nước, văn học mới dần thể hiện được một gương mặt mới. Như vậy là, tuy lịch sử chính thức sang trang từ 1975, nhưng cũng phải sang thập niên 80 mới có thể nói đến những chuẩn bị đầu tiên cho một giai đoạn văn học mới, giai đoạn tiền trạm, với những người mở đường là Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu…, tiếp nối là những cái tên :Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường…với các tác phẩm như Gặp gỡ cuối năm, Cha và con và…, Đám cưới không có giấy giá thú,Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Thời xa vắng, Ăn mày dĩ vãng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thân phận tình yêu… Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI bằng một mùa bội thu. Riêng cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội nhà văn đã có khoảng gần 200 tác phẩm cả đã và chưa in tham dự, chưa kể những cuộc thi của các ngành khác như Bộ quốc phòng, Bộ Công an…Chẳng hạn cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”1995- 2005 do Bộ Công an và Hội nhà văn tổ chức đã có tới 138 tác phẩm dự thi, trong đó có 108 tiểu thuyết Điều đó chứng tỏ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tiểu thuyết luôn là thể loại được “ưu ái” đặc biệt. Với ưu thế có thể “thu hút vào mình những thể loại văn học khác và có khả năng vận dụng những thủ pháp của điện ảnh và 6 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) âm nhạc” [9,115], tiểu thuyết hiện đại luôn là thể loại được kỳ vọng trong khát khao dùng nghệ thuật để khám phá thế giới của con người. Trong những năm qua, với những sự thay đổi của đất nước, tiểu thuyết cũng có những biến đổi và đạt được nhiều thành tựu cả trong số lượng và phong cách viết. Nỗ lực tìm tòi thể nghiệm theo nhiều ngả khác nhau thể hiện khát vọng làm mới, làm giàu cho truyền thống tiểu thuyết để văn học nước nhà có thể tiếp cận các giá trị văn chương hiện đại của nhân loại, bởi “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi quyển tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không có một công thức nào có thể thay thế sự nghiền ngẫm liên tục đó…Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi quyển sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng”(Dẫn theo Lê Phong Tuyết: Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Tạp chí văn học số 3,1999) Theo xu hướng đổi mới, tiểu thuyết hiện đại tuy chưa đi lệch quỹ đạo văn học sử thi nhưng cách xử lý hiện thực ít nhiều đã có sự biến đổi. Đó là ý thức khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa về con người, chú ý nhiều hơn đến các diễn biến tư tưởng-tâm lý trước những tình huống thắt ngặt hoặc bước chuyển của lịch sử. Các tiểu thuyết tiếp nối truyền thống ở cách viết và phương thức tiếp cận hiện thực thường đề cập đến việc nhận thức lại lịch sử một cách ráo riết với tinh thần sòng phẳng trước quá khứ. Một số cuốn tiểu thuyết khiến người ta liên tưởng tới dòng văn học vết thương ở Trung Quốc khơi lại, mổ xẻ tận cùng những vết thương lịch sử với ý thức phản tỉnh rõ rệt như Sóng chìm (Đình Kính), Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Chí Trung), Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường )…Sóng chìm và Tiếng khóc của nàng Út cùng có bối cảnh chiến tranh ở những vùng đất khốc liệt nhất nhưng hai cuốn tiểu thuyết có hai điểm đến khác nhau. Tiếng khóc của nàng Út, với âm hưởng sử thi bi tráng đã cất lên khúc ca về nỗi đau, sự hy sinh, mất mát, những lo âu trước vận mệnh của xứ sở, Sóng chìm thiên về cảm hứng số phận đời tư, thấm thía bi kịch của con người và cả dân tộc trong chiến tranh. Thời của thánh 7 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) thần và Cuồng phong tuy được viết bởi những hình thức nghệ thuật khác nhau nhưng đều đem lại cho người đọc nhận thức và xúc cảm về những thăng trầm của lịch sử, con người theo suốt cả một thế kỷ. Các tiểu thuyết này có tham vọng đi dọc chiều dài thời gian, khái quát những thời kỳ đã qua, theo sát từng sự kiện, các cuộc cách mạng song hành với việc lý giải những vấn đề bức xúc của thực tại .Cốt truyện đa tuyến, nới rộng thời gian sự kiện, các tiểu thuyết ngược dòng quá khứ tìm kiếm ở chiều sâu lịch sử ánh sáng soi chiếu hiện tại Khuynh hướng thứ hai khá tự do trong bút pháp nghệ thuật,với những nỗ lực cách tân khiến người ta dễ nghĩ tới tiểu thuyết có dấu ấn của cảm quan hậu hiện đại như : Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Vân Vy (Thuận), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan)…Các tác giả chú ý đến những thể nghiệm mới, lạ hóa cách viết quen thuộc hơn là lấy cốt truyện làm trọng tâm. Vân Vy tiếp tục thể nghiệm mới trong phong cách viết của Thuận bằng hai tuyến truyện chính đan xen: Của B-nhân vật đồng tính và nhiễm HIV và của Vy-Việt kiều Pháp, gốc Hà Nội. Luôn có mặt những đối thoại ngầm, chấ giọng giễu nhại ẩn sau phong cách trần thuật lạnh lùng. Khác với tiểu thuyết trước đây của Thuận, Vân Vy đầy những pha tả sex, chuyện ngoại tình, đồng tính…Tuy không thực sự vượt trội nhưng trong mặt bằng chung tiểu thuyết đây là tác phẩm khá hấp dẫn bởi nó tránh được sự đơn điệu và lặp lại. Xu hướng thể hiện nữ quyền trong tiểu thuyết được bộc lộ khá rõ trong Xuân Từ Chiều, cuốn tiểu thuyết không xuống dòng của Y Ban, Tiểu thuyết đàn bà, truyện về số phận những người đàn bà Việt của Lý Lan. Các tiểu thuyết này hướng tới kết cấu rộng không-thời gian từ số phận đến thân phận, từ cá thể đến thế hệ, với nỗ lực tạo nên dấu ấn riêng của văn xuôi phái nữ. Vài năm gần đây trong đời sống văn học đã hình thành xu hướng thương mại với việc xuất bản các trang blog gây xôn xao dư luận khai thác những vụ việc giật gân, thời sự trong tác phẩm, quay về lối viết tiểu thuyết kiếm hiệp trinh thám… Sự phát triển của internet, các phương tiện thông tấn, sự dọn đường của văn học dịch 8 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) đã giúp người đọc chuẩn bị tâm lý đón nhận mọi biến thái của đời sống văn học. Mặc dù mang tính chất thương mại rõ rệt, hình thức nghệ thuật không phải là tiêu chí đặt ra hàng đầu nhưng cần ghi nhận sự tồn tại và xu thế phát triển của dòng tác phẩm thương mại cũng như văn học thông tấn trong đời sống văn học đương đại. Với một số lượng người đọc đông đảo , đại chúng nhất là giới trẻ, nó đã gây một tác động đáng kể đến thị hiểu và tâm lý thưởng thức nghệ thuật. Tiểu thuyết đương đại có ý thức đào sâu những vấn đề nhân bản với mong muốn kiếm tìm bản ngã đích thực của con người. Xuất hiện những nhân vật mất tích, bỏ đi một cách bí ẩn (T mất tích, Sự trở lại của vết xước, Nháp). Có thể giải thích đó là thủ pháp gợi sự tò mò, câu khách nhưng phải chăng cũng cần được lý giải bằng tâm thế của con người hiện đại. Khoảng trống mà con người ra đi để lại , không gian, mất mát, tâm trạng thiếu vắng, thời gian khắc khoải … là cái cớ để nhân vật tìm lại bản ngã, cắt nghĩa sự tồn tại của chính mình và ý nghĩa cuộc sống. Tiểu thuyết hôm nay mạnh tay hơn , tự nhiên hơn trong những vấn đề tình dục , đồng tính, chính trị và cũng đồng cảm, chia sẻ hơn với con người bản năng, khiếm khuyết. Người đọc không còn thái độ tiếp nhận e dè , ngại ngùng khi tiếp nhận sự đổi mới về văn học này nữa. Tuy nhiên sự lạm dụng quá mức những yếu tố này sẽ dễ dẫn đến sự bão hòa, nhàm chán. Ngôn ngữ đời sống tràn vào tác phẩm, đặc biệt là ngôn ngữ @ đang dần dần xâm nhập , chi phối cả lối tư duy của người viết và người tiếp nhận. Ngôn ngữ thân thể được sử dụng như là một ưu thế của tiểu thuyết đương đại , mặc dù không phải là cái quá mới nhưng cũng tạo nên màu sắc riêng của văn học giai đoạn này. Trong giai đoạn này, thế giới tâm linh là cõi mà người cầm bút hiện đại đã dũng cảm tiến tới. Con người tồn tại với ý thức, thì đến đây , con người lại được đặt lê bàn cân xoay với chiều sâu của thế giới vô thức. Nỗ lực cách tân không chỉ trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm, kỹ thuật làm văn mà các nhà văn còn nỗ lực trong việc sử dụng “yếu tố quan trọng thứ hai của 9 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) văn học”-ngôn ngữ. “Nhà văn đóng vai trò chính trong việc giải phóng ngôn từ ra khỏi hành vi đầu cơ. Nhà văn là người cứu tinh, có thể chuộc lại nhân loại bằng phương tiện ngôn ngữ”. (Báo văn nghệ số 2,21/10/2006) Trong bài “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây” trên tạp chí nghiên cứu khoa học (tháng 11/2005), PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã khái quát bốn điểm mới trong tiểu thuyết đương đại: Một là, một hiện thực không đáng tin cậy: đó là những bức tranh đầy tính ước lệ, không theo logic nhân quả (Thiên sứ, Thiên thần sám hối, Người sông Mê, Cõi người rung chuông tận thế…) Hai là, nhân vật tiểu thuyết là những nhân vật dị biệt hoặc kì ảo. Ba là, điểm nhìn trần thuật chủ yếu được giao cho các nhân vật dị biệt đó. Tính chủ quan của câu chuyện là một cách khẳng định kinh nghiệm cá nhân và làm tăng chất nghịch, chất hài cho tiểu thuyết. Bốn là, sử dụng phổ biến bút pháp “nhại”, bút pháp huyền thoại trào lộng. Nhại không chỉ là một cách thức giải thiêng, làm mất giá đối tượng mà chính là quan niệm về bản chất dân chủ của thể loại. Các nhân vật là sự nhại lại để phá hủy một số kiểu nhân vật của văn học thởi trước. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập thế giới , tiếu thuyết Việt Nam đương đại , đặc biệt là trong năm năm đầu thế kỷ XXI đã kịp “thay áo”, phù hợp với xu thế và yêu cầu của thời đại. Nó đã mang lại những tín hiệu đáng mừng qua những bước chuyển mình như thế. 1.2 HỒ ANH THÁI VÀ “CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ” 1.2.1 Hồ Anh Thái viết văn từ rất sớm và thành danh cũng rất sớm. Ngay từ khi mới xuất hiện , anh đã “phả” vào văn học một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa đi qua sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh. Trong giới văn nghệ sĩ, Hồ Anh Thái được coi là người có sức viết khá mạnh.Trong hơn hai mươi năm cầm bút, anh đã cho ra đời gần hai mươi tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Hồ Anh Thái dường như “lúc nào cũng đang viết” [36]. Khi 10 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học [...]... người ta tìm thấy mình trong đó CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ II.1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT II.1.1 Hình tượng người kể chuyện II.1.1.1 Thuật ngữ Người kể chuyện Thuật ngữ người kể chuyện có từ năm 1940 (Latinh:narrator), tuy nhiên, lý luận về nó thì phải đến thế kỷ XX mới phát triển cùng với sự phát triển của trần thuật học. Người kể. .. có thiếu chuyện nực cười Vấn đề là 16 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) nhà văn có nhìn thấy, có biết cười, có dám cười và khiến người khác bật cười hay không Hồ Anh Thái đã làm được điều ấy 1.2.2 Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế Quá trình đến với công chúng của tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế cũng... gái Mai Trừng trong tác phẩm để có cái nhìn rõ hơn về sự chuyển dịch này 27 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) Quan sát toàn bộ Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, người đọc nhận thấy có sự hòa nhập của nhiều chủ thể tham gia trần thuật Lấy điểm nhìn của nhân vật “Tôi” làm điểm tựa, Hồ Anh Thái đã khéo léo... đồng nhất người kể chuyện với tác giả (3) Ở thế giới truyện kể, người kể chuyện xuất hiện trong cùng bậc giao tiếp với người nghe 20 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) chuyện Anh ta thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng Người kể chuyện là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có... một cấu trúc đa tầng, có khả năng 28 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau”[42] Hồ Anh Thái đã đi theo xu hướng đó và không chỉ ở Cõi người rung chuông tận thế mà trong nhiều tác phẩm khác của mình anh đã tạo được những góc quan sát, những điểm nhìn riêng cho... Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) chuyện sẽ có khả năng lớn trong việc tạo dựng cho người đọc niềm tin vào câu chuyện mà mình đang kể Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể tạo ra những hư cấu tưởng tượng không theo trật tự không gian, thời gian tuyến tính thông thường mà sẽ theo dòng hồi ức, suy nghĩ của mình Nhà văn Hồ Anh Thái từng... Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) vậy có thể thấy, nhân vật xưng “tôi” đã kể lại những sự việc chính mình trải qua chính vì thế mức độ chân thật của câu chuyện là rất lớn II.1.2 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT Điểm nhìn trần thuật (point of view) được coi như một tiêu chí để nhận diện người kể chuyện “Nó cho phép làm rõ từ đâu mà như thế nào , mà trong. .. Tựu nhỏ nhen và háo danh, là 12 Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) bà ngoại của Tân, một cán bộ cách mạng mà đầy toan tính, cơ hội và rất khinh người Xã hội con người muôn đời vẫn như vậy Qua tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, ta thấy Hồ Anh Thái nhìn đời thoải mái mà dung thứ Anh nhìn rõ, con người vốn rất đa dạng.. .Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) mới vào tuổi hai mươi, đang là sinh viên trường Đại học Ngoại giao, Hồ Anh Thái đã là tác giả văn xuôi có truyện ngắn đăng đều trên các báo Văn Nghệ, Văn nghệ Quân đội Anh bắt đầu cuộc đời văn chương từ đầu những năm 80, thế kỷ XX, với một bút pháp thực sự mới mẻ Bút pháp mới mẻ của Hồ Anh Thái có được thật tự nhiên, như do trong. .. trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) hữu như là yếu tố trung tâm của truyện kể, xác lập phương thức kể và có thể trực tiếp bộc lộ tư tưởng của nhà văn Nhìn từ bất kỳ góc độ nào, chúng ta vẫn phải thừa nhận sự tác động của người kể đối với thế giới truyện sắp được kể ra là rất lớn Người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần thuật)

Ngày đăng: 09/04/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan