II.2.2.2 NGÔN NGỮ THỂ HIỆN TÍNH CÁCH NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 56 - 61)

Bên cạnh ngôn ngữ người kể chuyện-ngôn ngữ trần thuật thì sự hiện diện của ngôn ngữ nhân vật là một tồn tại tất yếu mang tính đặc thù của văn bản tự sự

nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Tính song thanh và đa thanh mà văn bản tiểu thuyết có được một phần lớn dựa trên bộ phận ngôn ngữ này. Ngôn ngữ nhân vật là thứ ngôn ngữ mang đặc điểm cá thể hóa rõ rệt, là công cụ đắc lực giúp nhà văn khắc họa tính cách nổi bật riêng của từng nhân vật. Cái khó của tiểu thuyết là trong từng ấy nhân vật làm thế nào để cho mỗi nhân vật có được một nét tính cách riêng khác biệt không trùng lặp với bất cứ ai? Nếu trong điện anh, người ta chỉ cần nhìn vào điệu bộ , cử chi, dáng đi, cái hất hàm, nhăn mũi…thì đã có thể hình dung ra được tính cách nhân vật thì ở tiểu thuyết lại khó hơn nhiều. Người đọc không được “nhìn” thấy nhân vật mà chỉ có thể “ tưởng tượng” ra nhân vật và tính cách nhân vật thông qua những gì nhà văn tả trong tác phẩm. Làm thế nào để người đọc nhận ra trong bản hợp âm đa giọng điệu của tác phẩm “khẩu khí riêng” của từng nhân vật , đó chính là thách thức đối với các nhà văn. Và ở đây Hồ Anh Thái đã làm được việc đó. Trong Cõi người rung chuông tận thế không có nhiều đối thoại. Thống kê trọn vẹn, tác phẩm có đúng 120 gạch đầu dòng, trong đó phần lớn là những câu đối thoại chỉ có của người nói mà không có sự đáp trả của người nghe và chủ yếu là những câu văn cực ngắn. Ví dụ:

-Đi với bọn anh. -Đuổi theo. -Nó làm gì mày? -Nó đấy.

-Chính nó. Tao nhận ran gay.

-Thằng Cốc giỏi bơi, giỏi chịu nước. -Cháu sẽ tìm trên bình nước nóng -Thấy rồi!

-Mẹ nó! Đúng là nó. -Ai?

-Cái gì?

-Tao đã lần tìm ra cái con khốn kiếp giết thằng Cốc. -Xử lý ngay được chưa?

-Chưa, tối nay mày đi với tao được không? -Sao lại không?

(…………..)

Cứ như vậy, nhà văn không để nhân vật của mình nói nhiều mà để cho họ tự thể hiện mình bằng hành động. Hồ Anh Thái đã sử dụng những câu văn nửa trực tiếp để thể hiện điều đó. Miêu tả một anh chàng Cốc du côn nhà văn viết: “Đột ngột, cô ta thấy bàn tay Cóc đang nắm tay mình , nhẹ nhàng luồn vào đó một lưỡi dao cạo lành lạnh. Mày có muốn tao rạch bộ đồ tắm này, một đường sau lưng, một đường đằng trước, ở ngay chỗ mày đệm băng vệ sinh hành kinh hay không?” [6- 13]. Phải viết bằng lời văn nửa trực tiếp, không suống dòng, không dấu ngoặc kép như vậy mới có thể cảm nhận được cái nghiến răng, cái ánh mắt đe dọa của anh chàng này. Đằng sau ngôn ngữ ấy là một thái độ hằn học đáng sợ của một kẻ luôn tự mãn với chính mình. Viết về thái độ vô trách nhiệm của Thế với cái chết của con, vẫn là những lời nửa trực tiếp ấy, một ông bố quyền thế bàng quan đến giật mình với cái chết của thằng con trai: “ Thế đã gọi điện cho bố thằng Cốc. Ngày mai ông bố có việc phải xuống miền Nam nước Pháp. Xin anh khoan vội báo cho vợ tôi , vài tháng nay cô ấy có triệu chứng bệnh tim, bác sĩ dặn tuyệt đối không được làm cho cô ấy xúc động, xin anh cho tôi ít phút tĩnh tâm,lát nữa tôi sẽ gọi lại cho anh. Tít tít”. Nghe qua thì có vè đây là một ông bố mẫn cán rất buồn vì cái chết của con trai nhưng đọc kỹ mới thấy thái độ đó là một thái độ hết sức dửng dưng, bàng quan. Và hơn thế, nếu như phải cắt nghĩa nguyên nhân cái chết của Cốc thì có thể nói một phần lỗi rất lớn là ở sự giáo dục của bố mẹ Cốc, những con người chỉ mải mê kiếm tiền bỏ mặc con cái , không giáo dục chúng , nghĩ rằng chỉ cần cung cấp tiền cho chúng có một cuộc sống đầy đủ là có thể yên tâm ,họ không biết rằng đó chính là con đường ngắn nhất để đưa chúng tới bản án tử hình nhanh chóng cho cuộc đời mình, chúng hủy hoại cuộc sống của mình bằng chính tiền bạc và sự bàng quan của những người làm cha làm mẹ. Nói vậy không hề quá , bởi sau những lời tưởng chừng đau xót ấy là một cú điên thoại với nội dung như thế này: “ Thế đang ngồi chờ điện thoại thì reng reng , anh Thế đấy ạ, chúng tôi không thể về

được , thật đau đớn quá. Nhờ anh thu xếp hỏa táng cho cháu. Chúng tôi sẽ về vào ngày đầu tháng cháu, là tôi nói dịp giỗ bốn chín ngày đấy ạ. Một lát sau, Thế đang gọi điện cho công tu nghĩa trang thì một máy điện thoại khác lại reng reng, anh Thế đấy ạ, tôi vừa nói chuyện với một người bạn Việt Nam ở đây, chị ấy bảo hỏa táng thì sau này không gọi hồn được. Hay là nhờ anh mai táng cho cháu ở Văn Điển. Vẫn biết mai táng là nhiêu khê lắm, chúng tôi không muốn. Hay là để tôi hỏi thêm ý kiến thằng em cháu Cốc vậy” và ngày sau đó tác giả lí giải “thằng em ấy mới mười hai tuổi, học lớp sáu, đang ở cùng bố mẹ”.Đó, là như vậy, với cái chết của con mà ông ta phải thương lượng, mặc cả khi nào về , và nhờ người lo hậu sự giúp. Thật vô cảm đến thế là cùng. Bỗng dưng chúng ta thấy anh chàng Cốc kia thật đáng thương. Đành rằng anh ta đã làm những việc không tốt, nhưng suy cho cùng cũng là bởi anh ta bị thiếu thốn tình cảm, không được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, lại được chu cấp tiền bạc, nó dễ sinh ra hư hỏng. Và lỗi đó , người phải chịu trách nhiệm lớn nhất là bố mẹ cậu ta. Nói về một ông Thế đầy quyền uy với sự hỗ trợ của tiền bạc, nhà văn chỉ cần viết trong một đoạn văn ngắn. Khi được tin thằng Phũ đua xe máy phân khối lớn quanh Bờ Hồ quệt ngã một nữ sinh mười chín tuổi làm cô này bị gã chân phải Đông đã giật mình lo sợ và gọi điện về cho Thế, thì thái độ của Thế là như thế này: “Anh Thế ở đầu dây bên kia. Chú Đông

đấy à, chuyện xong rồi, có gì đâu. Con bé kia ấy à, chân phải được bó bột rồi,nằm

vài ba tháng, có gì đâu. Thằng Phũ nhà mình ấy à, xe về rồi người về rồi, có gì

đâu. Có gì đâu, có gì đâu, mọi chuyện đối với anh Thế chỉ là có gì đâu. Anh có tài

truyền sự bình tĩnh sang cho người đối thoại ngay cả trong lúc tang gia bối rối nhất..”. Đối với ông ta, cái việc ông khiến cho người nhà “con bé kia” phải im re không kiện tụng gì là cái chuyện bình thường, có gì đâu, và cái việc thằng Phũ và cái xe của nó được trả về nhà ngay cũng là cái chuyện cực kỳ bình thường với ông, chả có gì đáng phải bàn cả. Thế có tài điều khiển và giật dây ngay cả những nhân

vật có máu mặt, đó là cái tài hay sự khôn ngoan lừa lọc của một minh chứng cho lối sống vì đồng tiền?Với Thế, mọi vấn đề dù có khó đến mấy cũng có thể được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng nhờ vào các mỗi quan hệ và biết sử dụng quyền lực đồng tiền.

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ở đây còn thể hiện bằng việc Hồ Anh Thái sử dụng năng lực đặc biệt của ngôn ngữ để lý giải những cái tên trong tác phẩm. Với Cốc: “Nó tên là Công. Lũ bạn gọi nó là Cốc. Cốc đọc lệch đi thì được cái tên Mỹ- Cock. Cock là con gà trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đôi chân một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc” [6-8], bởi Cốc “ không bao giờ ngồi yên với vài câu chuyện khai vị mà không xoay sang chuyện tình dục” [6-8]. Còn Bóp, tên thật là Bắc, bởi cái sở thích quái dị, bặm trợn , bệnh hoạn và đầy nhục cảm là thích “bóp cổ” để đạt được khoái cảm con đực. Hai cái tên thật xứng với tính cách của hai gã trai thời đại mới. Còn Phũ thì có cái tên gắn chặt với tham vọng của ông bố và bà mẹ: “Chị dâu tôi đã đặt tên nó là Mạnh, nhưng một tháng sau nhận được thư chồng, chồng khăng khăng đòi đặt tên con là Phú. Mạnh thì chung chung quá. Phú mới cụ thể cái chí làm giàu và quyết làm giàu của một thế hệ phải chịu chiến tranh, ăn thì phải ăn độn mì có lúc đến ba phần tư khẩu phần, ngủ thì ngủ bụi nằm bờ như lũ vô gia cư. Ngay từ khi ấy anh Thế tôi đã quyết chí phải ngoi lên làm giàu. Anh nhất định đặt tên con là Phú. Tạ Đắc Phú. Về sau lũ bạn gọi chệch đi là Phũ. Tên Phũ hợp với nó hơn” và sau này, Phũ chơi theo đúng cách của một công tử nhà giàu, thích chơi những trò mạo hiểm có khi phải đổi bằng cả tính mạng và tiền bạc với cậu ta chẳng có nghĩa lý gì. Trái ngược với mấy ba con người này là Mai Trừng. Cô cũng có một cái tên kỳ lạ, khác thường , và cái tên của cô cũng có một ý nghĩa đặc biệt. Đó là mong muốn của mẹ cô trước khi qua đời: “Các chị khai sinh cho cháu là Nguyễn Thị Mai Trừng. Mai này cháu

lớn , cháu sẽ đi trừng trị những kẻ ác”. Và Mai Trừng lớn lên với một lời nguyền

đa khả năng biểu hiện của ngôn từ để đặt cho các nhân vật những cái tên không thể đúng hơn những tính cách của họ. Những nhà văn trước đây cũng đã tận dụng tối đa khả năng của ngôn ngữ để đặt tên cho nhân vật và có những nhân vật mà cái tên của họ đã trở thành bất hủ. Đó là Chí Phèo của Nam Cao, là Xuân Tóc Đỏ, Văn Minh, ông TYPN, cô Hoàng Hôn…của Vũ Trọng Phụng.

Trong cõi người rung chuông tận thế, nhà văn dường như cố tình “nhại” lại khá nhiều lối ăn nói kiểu thị dân nửa mùa: “ Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào? Số 12 kinh hồn, không ngờ một siêu sao thanh lịch và cao quý trên màn bạc lại phát ngôn như thế…”[6-12]. Nhà văn Hồ Anh Thái đã có lần tâm sự: “Tôi thích nhại giọng thị dân, đúng hơn là giọng điệu kiểu thị dân bởi vì hầu như người ta đang bê nguyên lối sống kiểu thị dân quê mùa vào đô thị”. Có thể nhận ra điều này khá rõ trong ngôn ngữ của “ông An Nam” (cách dùng của Cốc), một ông trí thức rởm đời, của Thế, một kẻ thừa tiền lắm của, của Quốc Đài, một ông giám đốc dâm dê…Hồ Anh Thái đã sử dụng dạng ngôn ngữ đó tạo nên một sắc thái mỉa mai thấy rõ. Qua đó thấy được khả năng sáng tạo và vận dụng ngôn ngữ tài tình của Hồ Anh Thái. Tác giả không cần nói nhiều, tả nhiều, chỉ qua vài câu ngắn là có thể hình dung ra tính cách đặc trưng của nhân vật. Nhân vật cứ thế tự mình bộc lộ mình không cần phải để người khác đánh giá,nhận xét hay bình luận.Đó có thể coi là một thành công của Hồ Anh Thái.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 56 - 61)