II.2.1.2 GIỌNG ĐIỆU SẮC LẠNH

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 44 - 48)

Như trên đã nói , Hồ Anh Thái là một nhà văn luôn tự làm mới mình. Nhà văn không cho phép lặp lại chính mình, bởi như Hồ Anh Thái: “người có phong

cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách tức là phải đa giọng điệu…”[11]. Không ngừng thay đổi phong cách và

giọng điệu qua mỗi tác phẩm, bạn đọc lại bắt gặp một Hồ Anh Thái khác. Từ hóm hỉnh, tươi tắn và trẻ trung trong Chàng trai ở bến đợi xe đến sâu lắng, trữ tình trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, từ suy nghĩ đậm chất triết luận trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước đến hài hước, châm biếm một cách sâu cay trong Tự sự 265 ngày, đến Cõi người rung chuông tận thế là một giọng điệu vừa hài hước châm biếm lại vừa có chút ngậm ngùi , tiếc thương cho cõi người.Trong Cõi người rung chuông tận thế, cái khung cảnh để nhân vật sống là khung cảnh sang

trọng, con cái của những kẻ lắm của nhiều tiền sống nhơn nhơn trên nhung lụa và chả nghĩ đến ai. Những cái tên như Cốc-Phũ-Bóp là tên của những đứa trẻ dư thừa tiền bạc nhưng không có gốc rễ của đời sống chủ nghĩa. ‘Tác giả miêu tả họ thông

thạo như là người từng sống ở đó để thấy hết sự độc ác của một lớp người mà cái ác chính là sự vô sỉ”[44]. Cái ác hiện hình trong xã hội làm cho mọi giá trị truyền

thống đều bị phá bỏ, và con người rơi vào trạng thái hoang mang. Hồ Anh Thái đã viết lại những điều ấy một cách chân thực và miêu tả chúng bằng một giọng điệu sắc lạnh ,khách quan. Hồ Anh Thái, có lẽ sẽ làm cho một bộ phận độc giả, những ai ưa lôí viết an toàn, ưa cuộc sống màu hồng…phải giật mình sợ hãi, bởi ở đây, Hồ Anh Thái rất “lạnh”, cái “lạnh” tưng tửng nhiểu khi ngỡ là tàn nhẫn. Bởi, tất cả với Hồ Anh Thái, tất cả những gì ông viết ra đều được soi chiếu dưới một cái đầu “lạnh”, thông minh, sắc sảo. Một cái đầu “lạnh” nhưng lại chứa bên trong một trái

tim chất chứa tình cảm. Nhà văn miêu tả những cái chết của ba nhân vật của mình bằng một chất giọng lạnh lùng thông qua lời kể của nhân vật “tôi” , người có quan hệ mật thiết với cả ba chàng trai, người đã từng cùng những chàng trai này tham gia làm những việc xấu. Với cái chết của Cốc, tác giả để cho nhân vật “tôi” kể lại thế này: “ Thằng Cốc nằm ngửa trên bãi cát. Cả phần thân dưới uốn cong lên, quật đùng đùng xuống cát. Một con cá giãy chết vẫn quật quật đuôi như vậy. Chúng tôi gạt được lũ kiến vô tích sự vẫn xúm đen xúm đỏ xung quanh,mở một lối ra” [6- 24]. Viết về cái chết mà như kể lại một câu chuyện bình thường. Tác giả không để cho nhân vật biểu lộ một chút cảm xúc nào. Tác giả để cho nhân vật kể lại cái chết của thằng cháu mà lạnh lùng như một người bình thường vô tình đi qua thấy mà kể lại. Tả cái chết của một con người mà liên tưởng đến cái chết của một con cá mắc cạn , tả những người hiếu kỳ đến xem thì liên tưởng đến lũ kiến “vô tích sự”. Lối kể chuyện tỉnh táo đó tạo ra một giọng điệu vô cùng sắc lạnh. Tác giả để cho nhân vật kể lại một cách tự nhiên, rất chậm rãi, từ từ như không hề quan tâm, như cái chết đó xảy ra là tất yếu, như ai cũng có thể nhận một cái chết như thế. Cứ như thế , Hồ Anh Thái tung nhân vật, những câu chuyện, sự kiện của mình lên sân khấu rồi để mặc cho nhân vật chìm nổi trong những ý nghĩ, suy tưởng của họ. Hồ Anh Thái, không sắc thái, không tình cảm, không bình luận, không diễn giải. Hồ Anh Thái treo lơ lửng tất cả lên sợi dây Logic cuộc đời. Ta có cảm giác đó là câu chuyện của người dưng, của “thiên hạ”, Hồ Anh Thái trở thành người vô can “đóng băng”, đóng cửa trước cuộc đời bằng chính sự bình thản đến bất ngờ, nhưng đằng sau những thứ tưởng chừng lạnh lùng vô can ấy là cả một chuỗi những tâm sự dài mà nhà văn cố tình che lấp. Miêu tả đám tang của Cốc chỉ trong ba câu văn rất ngắn: “

Đám ma vắng và gọn. Đầu vào là một cái quan tài bằng gỗ. Đầu ra là một lọ tro”[6-36]. Chỉ có vậy . Rất đơn giản. Không cần tả nhiều, viết nhiều, không cần

chỉ ba câu. Chỉ ba câu nói được cả bắt đầu và kết thúc. Nhà văn cứ lạnh lùng như thế để cho người đọc đọc mà thấy lạnh sống lưng. Cả ba cái chết đều được kể lại bằng giọng văn đều đều như thế. Cái chết của Bóp cũng được miêu tả tương tự, rất ngắn gọn: “ Hai chúng tôi lật đật chạy theo thằng Phũ về phòng quản trị. Nó thận trọng khóa trái cửa rồi mới dẫn chúng tôi chạy vào toilet. Thằng Bóp đang đung đưa như một hình nộm giữa phòng tắm khá rộng. Một sợi dây thừng siết quanh cổ nó, treo vào cái móc ở trên trần. Mặt nó bầm tụ máu, mắt nó trợn tròn, lưỡi nó thè lè…”[6-54]. Một cái chết hãi hùng như một vụ án hình sự không tìm ra thủ phạm. Nhân vật “tôi” đã kể lại tường tận sự việc vốn như anh ta chứng kiến, không thêm bớt , không bình luận. Nhân vật Bóp còn có một sở thích, một khoái cảm lạ lùng: “ Nó (thằng Bóp) đang dúi đầu một con dê xuống. Con dê to gồng mình, hai chân trước thẳng cứng như gậy, hai chân sau dùng toàn lực trì kéo ra sau hòng thoát khỏi đôi tay gọng kìm của thằng Bóp. Hai bên đều im lặng cuộc đấu. Bóp không thèm thở hổn hển trong cuộc đấu sức vặt. Con dê dồn hết sức để co kéo, chẳng còn hơi để bebe. Cứ thế cho đến khi con dê đổ vật xuống. Bốn chân giãy giụa tuyệt vọng. Giờ mới là lúc thằng Bóp bắt đầu hành động đi tìm khoái cảm. Nó buông cặp sừng trên đầu con dê,luồn đôi bàn tay quanh cái cổ đen nhánh. Thoạt đầu giống như một cử chỉ âu yếm. Thình lình con dê giật nảy lên. Bốn chân khua khoắng.

Thế là thằng Bóp đã bắt đầu bóp. Thằng Bóp đã bóp.

Thằng Bóp đã bóp xong.

Thời điểm để tôi nhẩm trong đầu ba câu ấy, từ lúc khởi sự cho đến lúc kết thúc cách nhau chừng hai phút. Thằng Bóp hét lên một tiếng cực khoái hoang dã,cùng lúc thân người vạm vỡ của nó rung lên xuất dương lực. Cái quần đùi ướt đẫm. Tổ bếp gọi thằng Bóp là pháo thủ bắn pháo hoa. Mỗi lần thằng Bóp bóp cổ một con dê là bên những cửa sổ nhà bếp lại có những cặp mắt kín đáo theo dõi, như xem trộm một cuộc hành lạc” [6-48]. Cả một đoạn văn dài tác giả miêu tả lại những hành động và những khoái cảm kỳ dị của chàng trai này. Vẫn cái chất giọng đều đều

,lạnh tanh như thế, nhưng người đọc vẫn nhận thấy được cái hài trong đoạn văn này.Miêu tả hành động của Bóp bóp cổ một con dê mà như miêu tả một trận đấu vật giữa hai võ sĩ không cân sức. Bóp như một võ sĩ ở cấp bậc cao hơn chỉ cần siết nhẹ tay là đối thủ phải đầu hàng. Một trận đấu mà phần thắng đã nghiêng về Bóp. Cứ nhìn cái cách thằng Bóp lạnh tanh bóp cổ con dê không thương tiếc mặc kệ con vật đáng thương giãy giụa, người đọc không thể không có cảm giác rùng mình. Cái cách các nhân vật trong truyện xử lí xác thằng Bóp cũng làm người khác rùng mình: “ Còn lại biệc khó khăn nhất :đưa xác thằng Bóp ra khỏi khách sạn bằng cách nào…Tôi tìm được một cái hộp giấy đựng tủ lạnh trong nhà kho. Ba anh em chú cháu tôi hì hục bê cái xác tám mươi tám cân bỏ vào trong hộp giấy. Phải nắn lại tay chân cho cái xác ở tư thế ngồi, như vậy mới vừa kích cỡ của chiếc hộp tủ lạnh. Cái hộp được bỏ lên một chiếc xe đẩy cho thằng Phũ đẩy ra cửa sau,tôi đánh một chiếc minibus vào, đón cả hộp cả người lên xe đến cổng sau bệnh viện…Đưa được cái hộp tủ lạnh vào trong nhà xác mới nảy ra chuyện. Cái xác cứ kiên định trong tư thế ngồi bó gối, chứ nhất định không chịu ngả ra tư thế nằm..cái xác đã lạnh, đã cứng đã co quắp này ai mà bỏ vào quan tài được. Tôi lập tức nhớ ra. Tôi đã có kinh nghiệm về cái chết kiều này. Tôi đánh xe về khách sạn lấy mấy chai rượu trắng, tạt qua tổ bếp lấy một ít gừng đập giập, một phích nước sôi và một cái xô. Chúng tôi đặt thằng Bóp lên một cái bàn mặt granite. Nó nằm vật nghiêng, co quắp. Ba anh em chú cháu tôi, mùi soa bịt mũi cho giảm bớt cái tử khí trong nhà xác , dùng rượu vàn nước gừng nóng xoa bóp các khớp chân khớp tay cho thằng Bóp. Lâu sau mới kéo được chân tay giãn ra, cho cái xác trở về tư thế nằm ngửa. Một cái thế nằm ngửa rất xấu. Hai bàn tay như thu thu giấu giấu trong bụng. Cặp giò vốn đẹp bây giờ cứ vẹo vọ , cái quặt ra cái quặt vào. Dù sao như vậy cũng đã có thể bỏ cái xác vào quan tài được rồi.” [6-57]. Một đoạn văn dài miêu tả quá trình giấu xác chết của ba nhân vật, giống như những tên tội phạm đang tìm cách

phi tác xác nạn nhân và xấu mọi dấu vết trên hiện trường. Miêu tả xác chết mà không có chút cảm xúc, không sợ hãi, không run tay, cứ lạnh lùng, dửng dưng khiến cho người đọc lạnh sống lưng như đang xem một vụ án giết người.Và cái chết của nhân vật Phũ có lẽ là cái chết hãi hùng nhất, nhưng cũng được tả lại bằng một chất giọng bình thản đến không ngờ: “ Thằng Phũ bật ra khỏi xe cũng quay tít, đầu quật vào gốc cây vỡ toang sọ, lăn lông lốc mấy vòng, rồi nằm vắt mình trên một miệng cống để ngỏ…Tỉnh dậy tôi lăn xuống khỏi chiếc xe, chạy chúi đầu về phía thằng Phũ. Cả phần thân dưới của nó ngập trong cái cống nhớp nháp bùn rác khai khắm. Phần thân trên vắt trên miệng cống như người đang muốn gồng mình để leo lên. Cả phần hộp sọ phía sau, ở trên gáy một chút,biến đi đâu mất, giống như cái gáo dừa rỗng không”[6-93]. Một cái chết rùng rợn. Đọc lên có cảm giác lạnh tê người như đang chứng kiến tận mắt một vụ tai nạn giao thông khủng khiếp. Nhưng, vẫn như hai cái chết trước, nhà văn vẫn miêu tả lại chân thực, chi tiết, tỉ mỉ, lạnh tanh. Tác giả như đóng vai một nhân chứng kể lại những câu chuyện, những sự việc mà mình chứng kiến chứ không phải là giọng kể của một ông chú viết về cái chết của ba thằng cháu vốn rất thân thiết với mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w