Phật vào để lý giải cho mọi hành động trong tác phẩm này. Cõi người rung chuông tận thế vì thế nó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết, nó còn như một cuốn sách giáo huấn đạo đức con người, đưa con người từ giã cái chết để quay trở về với lương tâm,với cái Thiện của chính mình.
II.3 CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ THẾ
Trong khuôn khổ của một bài niên luận chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu tất cả những vấn đề thuộc về cấu trúc như một phương diện thi pháp mà chỉ tập trung đi sâu vào những vấn đề chính , nổi bật nhất góp phần làm nên sự thành công cho Cõi người rung chuông tận thế.
II.3.1 Bố cục tác phẩm
Có thể nhận thấy trong những năm gần đây, tiểu thuyết Việt Nam luôn có những sự thay đổi lớn về mặt kết cấu và bố cục. Các nhà văn đã tự phân chia văn bản truyện của mình một cách phi tuyến tính, không đều nhau. Điều này cũng được thể hiện khá rõ trong Cõi người rung chuông tận thế. Tác phẩm bố cục gồm có 9 chương chia làm hai phần, trong đó bốn chương đầu nói về tội Ác cùng với cái chết của ba nhân vật chính và suy nghĩ của nhân vật “tôi”, phàn hai là hành trình khám phá và hóa giải lời nguyền. Về mặt bố cục là như vậy nhưng đọc tác phẩm này người đọc nhận thấy bố cục tác phẩm cứ như bị phân mảnh ra. Đầu tiên là cái chết của Cốc, kế đó là Bóp, sau là Phũ, rồi đến khao khát trả thù của nhân vật “tôi”, quá trình trả thù của “tôi” lại kéo theo những bí mật khác, đó là cái chết của những con người trong quá khứ (Hoa, Hùng, đứa con gái của Đông), và sau là cái chết của cô Giềng…Bức chân dung hiện thực trong tác phẩm cứ bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài. Đó chính là hiện thực “phân mảnh”
mà các nhà văn hiện đại thường nhắc đến. Phần lớn dung lượng tác phẩm nói về cái Ác, nhưng cả phần sau tác phẩm đã nói về sự thắng thế của cái Thiện. Như vậy, phía sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn không mất đi niềm hy vọng vào con người. Khát khao hướng thiện sẽ làm cho thế giới thoát khỏi vòng tận thế. Nói thế để thấy rằng, Hồ Anh Thái có những quan niệm riêng về thế giới. Nhà văn không ảo tượng về cuộc sống, bởi vậy nhà văn mới phơi bày những thói xấu, những mặt trái của xã hội hiện đại , nhưng không vì thế mà nhà văn quay lưng lại với nỗi đau của con người. Nhà văn dám nhìn thẳng vào nỗi đau,niềm nhức nhối bủa vây cõi người để going lên những tiếng chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tính. Đó là tiếng chuông cảnh báo loài người. Sự thù hận và cái Ác làm cho con người sống trong nghi kỵ, cầm tù con người trong đời sống bản năng. Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh vỡ, bản thân mỗi con người lại mang những mảnh vỡ đã tạo nên tính đa cấu trúc trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái. Ở đây cũng vậy, mỗi người nhưng Cốc, Phũ,Bóp, Đông, hay Mai Trừng, Duy, Hoa, Hùng, Giềng…đều là những mảnh vỡ của cuộc sống. Có mảnh đẹp, có mảnh xấu, nếu ghép lại với nhau nó sẽ tạo ra một cuộc sống hoàn chỉnh, nhưng trong cuộc sống đó luôn là sự đấu tranh giữa hai mặt Tốt-Xấu, Thiện-Ác. Tác phẩm vì thế, dù được viết với 9 chương nhưng vẫn có thể chia làm hai phần: bốn chương đầu là cái Ác, phần còn lại là sự thắng thế của cái Thiện và tình người . Nếu xét về dung lượng tác phẩm thì có vẻ phần nói về cái Ác đã thắng thế khi nó chiếm phần lớn dung lượng tác phẩm:
Số chương Bốn chương đầu Năm chương cuối
Nội dung Cái chết của Cốc, Bóp, Phũ Cuộc tìm kiếm Mai Trừng và hành trình hóa giải lời nguyền
Số trang 134 107
Tỉ lệ % 55,6 44,4
Phần nói về cái Thiện có vẻ ít hơn nhưng người ta vẫn nhận ra được cuối cùng cái Thiện cũng chiến thắng và cái Ác phải cúi đầu trước cái Thiện. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn mà tác phẩm này mang lại.
II.3.2 Kết cấu tác phẩm
Nếu xem xét cấu trúc một tác phẩm hoàn chỉnh có độ phân tầng thì có thể coi bố cục là phía về ngoài, là mặt hình thức mà khi tiếp xúc văn bản tác phẩm, ai cũng nhận thấy,còn kết cấu là cái bên trong, là nội dung, “là sự tạo thành là liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm , là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng nhất định. Kết cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu được khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện , các yếu tố ngoài cốt truyện…”[16-179].
Từ điển thuật ngữ văn học thì giải thích: “kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm ..không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt , ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận , chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong nghệ thuật cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm..bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần của cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện…sao cho toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thé nghệ thuật”[4-156].
Như vậy, muốn nghiên cứu kết cấu của một tác phẩm ta còn phải chú ý đến các yếu tố khác, nghệ thuật tổ chức sắp xếp các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm
Kết cấu không gian, thời gian vừa song song , đối xứng, lại mang tính xoắn kép tạo nên tính đa tầng của cấu trúc.
Cõi người rung chuông tận thế là tiểu thuyết viết về xã hội hiện đại phơi bày
nhiểu hiện thực đáng buồn. Giống như nhan đề , tác phẩm là một tiếng chuông cảnh tỉnh con người sẽ rơi vào ngày tận thế nếu không chịu thức tỉnh, làm điều ác cho người khác. Có thể nó sẽ trở nên nặng nề vì mang nhiều tính chất giáo huấn, nhưng ở đây, điều đó đã không xảy ra, bởi Hồ Anh Thái đã xây dựng cốt truyện bằng một kết cấu không gian, thời gian vừa song song, đối xứng , lại mang tính xoắn kép đan cài tạo nên một Cõi người rung chuông tận thế với nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau với một giọng kể cũng đan xen, xoắn kép nhiều tâm trạng.
Trong Cõi người rung chuông tận thế, quá khứ và hiện tại luôn đan cài nhau, đặt cạnh nhau để người đọc tự làm một phép so sánh, đối chiếu. Tác phẩm mở đầu là hiện thực với cái chết của Cốc, sau đó tác giả đưa người đọc về quá khứ của Cốc, rồi lại trở về hiện thực. Cái quá khứ đó như một sự giải thích cho nguyên nhân cái chết của Cốc. Tác giả không phải kể nhiều, chỉ cần nói vậy thôi người đọc cũng có thể hình dung ra anh chàng Cốc kia là người như thế nào. Khi đang kể về đám ma thằng Cốc, nhân vật “tôi” lại đưa người đọc đến một không gian khác,đó là không gian của khách sạn The Apocalypse với cái Captain’s Studio. Ở đây, nhân vật lại hồi tưởng về quá khứ của mình với những dự định không thành hiện thực. Sau đó tác giả kể nhân vật tôi gặp thằng Bóp, và ngay lập tức, một quá khứ của thằng Bóp với những sở thích, khoái cảm bệnh hoạn hiện ra…Cứ như thế, nhà văn như làm một phép tung hứng, lúc tung hiện tại,lúc tung quá khứ làm cho mạch văn , giọng văn liên tục biến chuyển, khiến cho người đọc cũng liên tục biến chuyển cảm xúc. Trong văn học truyền thống, thời gian trong tác phẩm thường được xây dựng theo thời gian vật lý,nghĩa là xuôi dòng từ quá khứ đến hiện tại và theo đúng diễn biến của câu chuyện, nhưng trong văn học hiện đại , trước sự lên ngôi của kiểu nhân vật tâm lý thay cho nhân vật hành động thì thời gian trong tác
phẩm bị xáo trộn bất thường. Các sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo sự vận động của cảm xúc hay suy nghĩ của người kể chuyện. Không gian trong tác phẩm cũng liên tục biến đổi, từ không gian bãi biển nơi chứng kiến cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật chính với Mai Trừng và cái chết của Cốc, đến không gian khách sạn ,nơi các nhân vật sống , nơi Bóp bị treo cổ, đến không gian chiến tranh trong quá khứ với những chiếc lán của ba cô gái thanh niên xung phong , với con suối nơi Hoa chứng kiến cuộc thảm sát của kẻ thù…Hai miền không gian thực và ảo , quá khứ và hiện tại đan xen tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm, chứa đựng trong nó là những triết lý nhân sinh về cuộc sống của nhà văn. Không gian trong tác phẩm là hành trình tìm kiếm vào thế giới nội tâm đa diện nhiều sắc màu của con người, đó cũng là hành trình tự kiếm tìm của các nhân vật vào nội tâm của chính mình,để khám phá bản thân, để an ủi, chia sẻ tâm hồn, để biết yêu thương con người và cuộc sống, là những hạnh phúc, bất hạnh , khổ đau, niềm vui, nỗi buồn thường trực tận sâu trong tâm thức nhân vật . Không gian hư cấu và không gian hiện thực chính là hình thức khúc xạ không gian tâm linh con người.
Trong cõi người rung chuông tận thế , mỗi chương của tiểu thuyết được tổ chức như một khổ thơ, trên nền một cốt truyện khá đơn giản. Dung lượng không lớn nhưng nó lại dồn nén một mảng hiện thực lớn:quá khứ và hiện tại, thiện và ác, truyền thống và hiện đại…Tính biểu tượng hai mặt đối lập dường như được thể hiện trong cấu trúc ngữ pháp của tiểu thuyết. Trong cõi người rung chuông tận thế các câu văn được cấu tạo bởi các vế tương xứng: “ Đàn bá lúc nào cũng có thể,
nhưng không phải lúc nào cũng muốn. Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể” [6-19], “ xác Bắc đưa vào Nam. Xác Nam đưa ra Bắc”
[6-93], “Mọi nỗi đau đều được thời gian xoa dịu. Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa
được” [6-93], “hận thù kéo theo một chuỗi hận thù. Cái chết đòi trả bằng cái chết”[6-100]. Tính đối xứng trong tác phẩm không chỉ ở cấp độ cấu trúc câu mà
còn thể hiện ở những điệp ngữ, điệp từ ở dạng tiểu đối: “Quán xá đáng ngờ. Khách
khứa đáng ngờ. Nước nôi giải khát cũng đáng ngờ”[6-64], “ Những bà cốp ông cộp còn đang thấp thỏm leo cao, những túi lớn, ví lớn còn muốn căng phồng hơn nữa, những mối tình bé còn muốn thỏa thuê hơn nữa”[6-72], “Qua những đường phố tối. Qua những tiệm cà phê cố tình để tối. Qua những tiệm cà phê cố tình để tối. Qua những người cũng tăm tối đứng ngồi trong tiệm”[6-76], “Giống như cái bánh xe thời gian . Giống như cái bánh xe luân hồi”[6-155], “ Trên hòn cù lao này cô là chủ.Trên con tàu này cô là thuyền trưởng” [6-122].