II.2.2.3 NGÔN NGỮ MANG MÀU SẮC TRIẾT LÝ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 61 - 65)

Cõi người rung chuông tận thế có thể được coi là một tiểu thuyết luận đề,

bởi vậy không ngạc nhiên khi cuốn tiểu thuyết này mang nhiều màu sắc triết lý và những chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật người kể chuyện. Đặc biệt , tiểu thuyết này còn mang nhiều triết lý Phật giáo với những giáo huấn của nhà Phật. Điều này cũng cũng dễ hiểu bởi lẽ Hồ Anh Thái đã có thời gian khá dài tiếp xúc với đạo Phật ở cái nơi được coi là nôi của đạo Phật (Ấn Độ). Bản

thân nhà văn cũng nghiên cứu khá nhiều về đất nước có nhiều kỳ bí này , cho nên, không có gì là khó hiểu khi Cõi người rung chuông tận thế mang trong nó khá

nhiều triết lý nhà Phật. Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái viết về cuộc sống hiện đại , khai thác vấn đề Thiện-Ác trong mỗi con người. Hồ Anh Thái đã lấy ý trong khúc cuối Kinh Thánh tân ước , kể về việc Thánh John báo trước cho đồ đệ về ngày tận thế để giải thích về cái tên The Apocalypse-ngày tận thế của khách sạn nhà “Anh Thế”. Qua tác phẩm này, Hồ Anh Thái cũng muốn nói lên những khát vọng về lòng người, về tình yêu thương giữa con người trong xã hội đầy rẫy những phức tạp. Tác phẩm dựng nên một xã hội hiện đại với nhiều mặt xấu: sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức của nhiều lớp người, lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ, sự dung túng và thiếu trách nhiệm của những bậc phụ huynh đối với con em mình, đặc biệt tác giả nhấn mạnh những thói dâm ô, dục tính là những nguyên nhân dẫn đếm cái Ác mà con người gây ra cho nhau,nhưng đằng sau những chuyện xấu xa đó vẫn còn có chỗ cho cái Thiện, dù cái Xấu, cái Ác có lấn át đi chăng nữa thì cuối cùng cái Thiện vẫn sẽ chiến thắng: “Hận thù phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu thương và bao dung”[6].

Triết lý Phật giáo được Hồ Anh Thái thể hiện khá rõ ở trong tác phẩm này. Tác phẩm mở đầu bằng ba cái chết. Đầu tiên là cái chết của Cốc, Bóp vì muốn trả thù cho Cốc mà cũng chết, Phũ vì muốn trả thù cho Cốc và Bóp mà chết. Ba cái chết đều gắn với những hành vi tội ác do chính chúng gây ra. Chúng muốn hại cô gái tên Mai Trừng nhưng những cách mà chúng đưa ra để làm hại cô gái lại là những cách chúng tự giết mình. Đưa ba cái chết lên đầu tác phẩm cộng với phần lớn dung lượng tác phẩm (xem phần II.2.1) viết về cái Ác, cái Xấu tác giả muốn khẳng định một điều rằng “Ác giả ác báo” , cái ác sẽ bị trừng phạt bằng chính điều ác chúng định gây ra. Nhưng nội dung chính của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó. Hồ Anh Thái đã thành công trong việc tạo dựng một hoàn cảnh,một trường hợp gần như bất khả kháng rồi thả nhân vật chính của mình vào để nhân vật tự giải

quyết theo những cách mà không ai ngờ được. Nhân vật chính ở đây cũng vậy. Anh ta ban đầu đóng vai trò là người đồng lõa với cái Ác, là người có quan hệ mật thiết với ba chàng trai kia, thậm chí tham gia vào những hành vi của họ, anh ta cũng là người chứng kiến ba cái chết của ba chàng trai và tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ chính là cô gái có cái tên kỳ lạ Mai Trừng. Và, giống như Bóp, Phũ, muốn trả thù cho Cốc, Đông-nhân vật “tôi” cũng có ý định sẽ đi giết cô gái để trả thù cho ba đứa cháu của mình. Nhưng, quá trình hành động của anh ta đã bị đảo lộn. Trong anh ta luôn tồn tại một mâu thuẫn hay nói đúng hơn là anh luôn đứng ở cái lằn ranh giữa Thiện và Ác. Khi Phũ muốn thực hiện điều Ác, anh ta thấy “ Tim tôi đột ngột nhói lên . Tôi cũng muốn trả thù. Tôi cũng muốn dẹp yên hận thù cũng một lúc”, nhưng sau đó anh ta lại “..cùng lúc linh cảm được kết cục thảm khốc của thằng cháu nếu như nó cứ như con thiêu thân lao vào cái ngọn lửa là cô gái kia”. Quá trình sám hối của Đông cũng trải qua nhiều day dứt trăn trở. Đông thấy “con người quả thực hèn yếu khi khoanh tay ngồi nhìn người thân lần lượt bị tiêu diệt” và anh ta đi đến quyết định “Tôi phải hành động theo cái lý thực tế đang bừng trong huyết quản ..Bây giờ thì tôi bất cần. Tôi không nghĩ đến hậu họa cho chính mình…” . Đông đã lựa chọn cách giết Mai Trừng bằng thuốc độc, và anh ta đã đi tìm kiếm Mai Trừng, nhưng trong quá trình tìm kiếm anh ta lại hoang mang “Tôi đã lựa chọn cái chết cho mình…”, anh ta lý giải “Khi đã hiểu cái chết, anh muốn bình thản và tự tin để quan sát tất cả những người không hiểu cái chết. Khi ấy anh thấy mình cần phải sống” và sau đó “Bây giờ thì tôi muốn sống..Tôi bỗng thèm sống hơn bao giờ hết” , cùng lúc anh ta nhận ra “Việc cùng lúc tôi phải làm là thanh lọc cái tâm hồn tội lỗi của mình. Từ giờ trở đi tôi không được phép nghĩ ác về Mai Trừng. Và sau đó Đông đã tìm đến với Mai Trừng, hóa giải những thù hận , khám phá ra những bí ẩn xung quanh cô gái và cùng cô hóa giải lời nguyền…Như vậy, Đông dần dần cũng đi được đến cái Thiện, cũng về được với cõi người. Kẻ

làm ác vẫn còn cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người chứ không phải bao giờ cũng bị trừng phạt.Đông giác ngộ chân lý đó ở tuổi ba mươi lăm “Tuổi ấy Đức Phật được giác ngộ. Có nhiều người đi qua tuổi ba lăm mà mãi mãi không giác ngộ . Có ngườigiác ngộ trước cả tuổi ba lăm. Ngộ muộn hay ngộ sớm, họ tất thảy đều đáng thương”[6-241], tác phẩm kết thúc bằng những câu như vậy. Đó là những trải nghiệm của nhân vật khi trải qua chừng ấy chuyện nhưng cũng chính là những chiêm nghiệm mà tác giả muốn gửi gắm vào trong tác phẩm. Đọc Cõi người rung chuông tận thế, chúng ta bắt gặp nhiều câu như thế này: “Nhân định thắng thiên” [6-68]; “đức hạnh chỉ được bảo vệ bằng sự bưng bít ngu dốt thì rất bấp bênh” [6-75]; “Sau khi đã chứng kiến nhiều cái chết, đã kề bên cái chết, có thể con người sẽ nhìn thấy mọi thứ trên đời thật hơn” [6-93]; “Hận thù kéo thoe một chuỗi hận thù, cái chết đòi trả bằng cái chết…những gì ta yêu quý nhất, ta đươc sở hữu đều sẽ có lúc thay đổi, đều sẽ triệt tiêu, vậy thì chỉ thêm đau khổ nếu con người cứ khư khư những vật sở hữu, cứ tin rằng người thân của mình phải là bất tử..”[6-100] “Nhân nào quả ấy, gieo gió thì phải gặt bão…Không ai phải chịu trách nhiệm trong những tai họa này hết. Cái ác phải chịu trách nhiệm về những hành vi tàn ác của chính nó” [6-179] “Không có những người mà sứ mệnh duy nhất là tiêu diệt kẻ ác, thì cái ác trùm lấp và tràn ngập cả thế gian này. Cái ác sẽ đè nghiến lên thống trị cả một dân tộc. Cái ác sẽ diệt chủng cả một giống nòi , sẽ tàn sát những gia đình, sẽ hãm hiếp những cô gái” [6-205], “Hận thù sẽ gây ra liên tiếp một chuỗi hận thù theo vòng tròn. Hận thù sẽ thiêu đốt tim gan chính kẻ đang ôm hận” [6-226] Không những thế , nhà văn còn đề cập đến thuyết luân hồi của số phận: “Tôi nhìn đủ bốn phương tám hướng bạn bè để thấy rằng sinh con ra không hẳn là đã sinh phúc. Tôi hiểu rằng người ta phải sinh con để trả cái nợ chính mình được sinh ra giữa đời này. Những kiếp trước của tôi chắc chẳng ra gì mới sinh ra tôi đau đớn nhường này. Kiếp hiện sinh của tôi không ra gì nên mới sinh ra một

đứa con gái xinh đẹp nhường ấy mà phải chịu một cái chết oan uổng nhường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w