II.2 GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ II.2.1 GIỌNG ĐIỆU.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 29 - 36)

II.2.1 GIỌNG ĐIỆU.

Giọng điệu được hiểu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân-sơ,thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc”[2],[4].

Dựa vào những tiêu chí khác nhau người ta có những cách phân chia giọng điệu kể chuyện khác nhau:

-Theo sắc thái tình cảm: ta có giọng điệu trang trọng hay suồng sã, mạnh mẽ hay yếu ớt, tha thiết hay gay gắt.

-Theo khuynh hướng tình cảm: ta có giọng điệu thương cảm hay phê phán, ngợi ca hay lên án.

-Theo sắc điệu thẩm mỹ: ta có giọng điệu bi hay hài, trữ tình hay châm biếm, cao cả hay khinh thị.

-Theo sắc độ người kể chuyện : ta có giọng điệu khách quan hay chủ quan. Các bình diện trên đây không tách rời nhau, không đứng độc lập với nhau mà kết hợp hòa quyện với nhau tạo nên giọng điệu đa thanh cho tác phẩm. Nếu như việc tổ chức điểm nhìn trần thuật được phân chia ,bàn giao cho các nhân vật

trong tác phẩm thì sự đa âm, rối bời, nhiều giọng hòa trong cùng một giọng của các nhân vật trong tiến trình kể chuyện là một điều tất yếu. Dường như ở đây, giọng tác giả, giọng người kể chuyện, giọng các nhân vật…không còn là điều dễ nhân biết. Các giọng điệu này tự đối thoại với nhau, đan xen nhau, chen ngang, thậm chí lấn lướt “ngốn nuốt” lẫn nhau. Ta không nhận ra “âm nhấn” nếu chỉ tiếp nhận nó một cách bình thường. Bởi vậy, đọc tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết hiện đại, ta phải đọc bằng tất cả các giác quan, huy động các giác quan để nhận ra những sắc thái tình cảm, những suy nghĩ và hành động không phải chỉ của nhân vật mà của chính tác giả mới có thể hiểu hết được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả ngầm gửi gắm vào trong tác phẩm.

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ 1945-1975 tương đối nhất quán về giọng điệu. Đó là giọng “khẳng định, ngợi ca với thái độ tin tưởng lạc quan bao trùm hầu

khắp tác phẩm” [38]. Đó là ảnh hường và dư âm của những chiến thắng và một

giai đoạn , một kỷ nguyên mới của dân tộc. Bước sang giai đoạn hậu chiến, đặc biệt là trong những năm gần đây, đáp ứng những nhu cầu thực tế và hiện thực cuộc sống đang diễn ra trước mắt, cùng với việc dịch chuyển đối tượng phản ánh từ con người cộng đồng sang con người cá nhân, giọng điệu văn học hậu chiến cũng có nhiều biến chuyển phù hợp. Không còn âm hưởng của chất giọng hào sảng, anh hùng ca, giọng điệu văn học giai đoạn này chuyển sang chiêm nghiệm, suồng sã , đời thường, đôi khi là mỉa mai , giễu nhại bằng một thái độ bình thản , khách quan . Có cảm giác, các nhà văn muốn đưa cả xã hội thực tế vào trong tác phẩm của mình. Điều đó làm cho tác phẩm văn học giai đoạn mới này có được cái vẻ chân thực, đời thường, tuy không phải cái nào cũng đáng tin nhưng cho người đọc một cách tiếp cận dễ dàng hơn như một cuộc sống đơn giản ngoài đời được gói gọn vào trong tác phẩm, nó mang đến giọng điệu đa thanh cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại . Tính đa thanh của tác phẩm là dĩ nhiên vì: “thứ nhất, nhà văn phản ánh

cuộc sống tại thời điểm hiện tại trong một trạng huống tâm lý nhất định của anh ta mà cuộc sống thì không đứng yên , do đó một sự vật , hiện tượng ở thời điểm này thì thế này nhưng ở thời điểm khác thì thế khác; thứ hai, không có chân lý phổ quát, do đó yếu tố cá nhân , trạng thái tâm lý, những cảm nhận khó nắm bắt của cá nhân được chú trọng do đó có sự đối thoại tất yếu với người khác dù muốn dù không (bởi người khác chưa hẳn đã nghĩ như anh, kể cả cố hiểu anh đến mấy cũng không thể trùng khít trong suy nghĩ và diễn giải)”[33].

Trong xu thế của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn mới, các nhà văn đã thổi vào trang viết của mình những chuyển biến của xã hội, thổi vào đó những luồng gió mới, lạ và đầy thi vị trữ tình, khiến cho các tác phẩm tự sự bỗng dưng rất giàu “chất thơ”. Chất thơ, chất trữ tình xâm nhập vào tiểu thuyết dường như chính bởi độ nén chặt, kiệm lời mà hàm xúc của nó. Xã hội hiện đai không ưa dài dòng, họ cần những thứ gọn gàng mà có thể chứa đựng được nhiều thứ bên trong. Tiểu thuyết cũng vậy. Có thể nó sẽ là một món ăn xa xỉ đối với những người luôn trong trạng thái vội vã của xã hội công nghiệp nhưng nếu tiểu thuyết mà lại có độ dài vừa đủ, và chứa đựng trong nó những nội dung đủ để cuốn hút người đọc, thì khi ấy, cuốn tiểu thuyết ấy đã thành công một phần. “Những thể loại du nhập có thể thể

hiện trực tiếp những ý nghĩ của tác giả và cũng có thể hoàn toàn mang tính khách thể, tức là không chuyển tải một tí gì ý của tác giả-một kiểu lời nào đó. Nhưng thường thường thì chúng khúc xạ ý của tác giả ở mức độ này hay mức độ khác và từng thành tố riêng biệt của chúng có thể ở vị trí xa hay gần khác nhau so với cấp bậc ý nghĩa cuối cùng của tác phẩm…Ví dụ những thể loại thơ ca được đưa vào tiểu thuyết”[38-386].

Trong Cõi người rung chuông tận thế Hồ Anh Thái đã bắt nhập với xu thể đó tạo ra cho mình một cuốn tiểu thuyết mang trong đó dư vị của thơ ca trữ tình.

phản giữa một bên là sự không dày dặn gì về số trang (241 trang), với một bên là sự đa thanh đáng ngạc nhiên trong giọng điệu tiểu thuyết của một nhà văn từng trải, bắt đầu dày dặn trong cách viết của mình”[43]. Đây là cuốn tiểu thuyết được

tác giả chú ý viết ngắn với một cách viết được nén rất chặt khiến cho cuốn tiểu thuyết có độ dày chỉ bằng một cuốn truyện vừa nhưng nó đã chứa đựng trong đó nhiều lớp ý nghĩa cùng với sự hàm chứa của nhiều thanh điệu trong một giọng kể đa thanh. Giọng kể đa thanh đó đã thực sự “gây hấn”(chữ dùng của Nguyễn Thị Minh Thái-đd) người đọc tiểu thuyết. Trong thời điểm mất mùa văn hóa đọc,lên ngôi các phương tiện nghe nhìn , bùng nổ công nghệ thông tin , cuộc sống sôi động gấp gáp, tiết tấu mạnh , thức ăn nhanh…liệu mấy ai còn thú vui đọc tiểu thuyết? Trong văn học , điện ảnh , sân khấu…hôm nay chẳng phải ngẫu nhiên xuất hiện sự thích ứng nhanh chóng: sân khấu nhỏ lên ngôi, truyện rất ngắn ra đời, phim ngắn chiếm lĩnh màn ảnh…Song, viết tiểu thuyết ngắn lại là một việc khác. Ngắn nhưng làm sao để nó “còn là tiểu thuyết” và nó mang được những lớp ý nghĩa tiểu thuyết, như vậy nó mới có thể có chỗ đứng trong cái xã hội mà sự vội vã đã trở nên quen thuộc này. Theo đó, Hồ Anh Thái đã làm được cái yêu cầu của xã hội mới, của tiểu thuyết mới, và đáp ứng được những tầng lớp độc giả mới. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà người ta đua nhau tìm đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái, bất cứ tác phẩm nào của anh ra đời cũng nhanh chóng được độc giả chào đón và tiếp nhận. Cuốn tiểu thuyết ngắn Cõi người rung chuông tận thế cũng đã làm được điểu đó, bởi vậy dù có một quá trình không thuận lợi nhưng ngay sau khi được xuất bản nó đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trên văn đàn. Nó được ví như tiếng chuông cảnh tình loài người khi con người cứ vô tình tự đưa mình vào cõi tận thế.

Như nhan đề của cuốn tiểu thuyết nhỏ này, Cõi người rung chuông tận thế đã phản ánh được những suy nghĩ, hành động của lớp thanh niên thời đại mới,

những con người mới với lối sống thực dụng, đua đòi , đùa giỡn với tử thần, coi thường mạng sống , coi tiền là trên hết, bất chấp những rào cản, và đầy dục vọng làm băng hoại truyền thống. Chúng bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình. Và nếu không đạt được mục đích chúng sẵn sàng tự tay phá hủy. Giống như kiểu “không ăn được thì đạp đổ”. Ba chàng trai trong tác phẩm :Cốc, Bóp, Phũ chính là điển hình cho lớp thanh niên ấy. Viết về ba chàng trai, Hồ Anh Thái dành cho chúng một giọng kể nửa mỉa mai, nửa thương hại, nửa giễu cợt, nửa lại như trầm buồn. Ba chàng trai, “ba gã trai của tôi, lừng lững ba chàng trai trên dưới thước

tám, đầy tràn dục vọng, đầy tràn sức sống”[6] lại phải tự chọn lấy cái chết cho

mình, oái oăm thay lại là những cái chết được báo trước và do chính chúng tự tạo ra. Ba cái chết của ba chàng trai cùng liên quan đến cô gái tên Mai Trừng. Có thể nói, Mai Trừng là nhân vật trung tâm của cả tác phẩm, nhưng cái tên Mai Trừng chỉ xuất hiện thường xuyên ở nửa sau của tác phẩm, tức 5 chương cuối, còn bốn chương đầu, cô chỉ xuất hiện rồi lại biến mất, mờ ảo như một bóng ma nhưng lại ám ảnh vô cùng. Cô không phải là một thứ hồn ma báo oán. Cô là con người thực của cuộc sống thực, một con người bằng xương bằng thịt, nhưng cô phải mang trên mình một lời nguyền: trừng trị cái Ác. Cô như một vị tiên nữ mang sứ mệnh cao cả là chống lại cái Ác. Chính bởi vậy, tất cả những ai định hay chỉ mới nghĩ sẽ làm điều ác cho cô đều bị trừng trị một cách thích đáng. Oái oăm thay, cô lại mang trên mình một vẻ đẹp kì lạ khiến cho dục vọng của những kẻ lắm của nhiều tiền, hay những gã trai luôn coi mình là nhất không kiềm chế được. Cô mang sứ mênh trừng trị kẻ Ác nhưng chính cô lại là thứ thu hút cái Ác, khiến cái Ác không cưỡng lại được mình, chính bởi vậy, cô như là thứ trung tâm để cái Ác hướng vào, ngắm đến . Và cô bỗng dưng trở thành nguyên nhân của những cái chết của ba chàng trai, kéo theo đó là một chuỗi những sự kiện , những bí ẩn sâu xa xung quanh một lời nguyền.

Câu chuyện dường như mang một vẻ gì đó huyễn hoặc nhưng nó không mang màu sắc huyền thoại, trái lại nó vẫn giữ được cái vẻ đời thường. Thành công của Hồ Anh Thái chính là ở chỗ đó. Ông không đưa màu sắc ma quái, hay cõi tâm linh vào tác phẩm nhưng tác phẩm của ông vẫn có cái vẻ thần bí như một tác phẩm tâm linh khiến cho người đọc bị cuốn hút, bị lôi theo những diễn biến của câu chuyện kì lạ.

Với dung lượng nén chặt của thể loại, Cõi người rung chuông tận thế có thể được coi như một bài thơ trữ tình dài, mỗi chương tiểu thuyết này được tổ chức như một khổ thơ trên nền một cốt truyện khá giản dị. Câu chuyện xoay quanh những chuyện kỳ lạ của cô gái đặc biệt có cái tên đặc biệt :Mai Trừng. Mai Trừng mang một vẻ đẹp kỳ lạ kích thích dục vọng và ý định chiếm đoạt của những gã trai mới lớn. Kéo theo đó là một chuỗi những sự kiện kỳ lạ khác. Đầu tiên là cái chết của Cốc, sau đó là Bóp, Phũ, ba chàng trai khỏe mạnh đầy dục vọng. Cái chết liên tiếp của ba chàng trai khiến nhân vật “tôi” phải tự mình điều tra và tìm cách trả thù. Nhưng hành trình tìm theo dấu vết thủ phạm lại bắt đầu những khám phá khác, mở ra một hành trình khác vào sâu trong cảnh đời và trong cõi người. Nhân vật tôi trong câu chuyện đóng vai trò vừa là đồng phạm, vừa là thủ phạm .Hơn nửa tác phẩm là sự thắng thế của cái ác. Nửa còn lại giành chỗ cho sự giải thiêng lời nguyền. Câu chuyện bắt đầu như một bộ phim hình sự, với một cái chết đầy bí ẩn, cùng vô vàn những hình ảnh trần trụi của cuộc sống thực không hề mỹ miều. Cái chết ấy ngay lập tức kéo theo hai cái chết khác, như trò đánh đố, cuốn người đọc theo sau một bóng hồng hư hư ảo ảo, nghi phạm số một gây ra mọi chuyện. Bốn nhân vật nam cùng một hội nhóm , bốn gã đàn ông cao to lừng lững, tốt tướng, tốt tiền, chỉ nội tâm là có điều bất ổn. Cả ba thanh niên đều được gọi bằng biệt danh: Cốc, Bóp, Phũ, đều thuộc lớp con nhà đại gia lắm của nhiều tiền. Người thứ tư, nhân vật tôi thuộc thế hệ trước, từng ngần ngừ ở đường ranh khi phải chọn con

đường của mình,hoặc hội họa hoặc đi tàu viễn dương thỏa ước mơ thuyền trưởng, và cuối cùng đã tìm được thế cân bằng qua việc vẫn đi học để ra làm thuyền trưởng đồng thời vẫn tiếp tục vẽ như một họa sĩ nghiệp dư. Nghệ thuật khi không còn là cứu cánh sẽ là thứ trang trí sang trọng ,hỗ trợ cho việc kiếm tiền. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của Cõi người rung chuông tận thế không chỉ do tính chất “vụ án” của cốt truyện. Sức hấp dẫn của nó cũng không chỉ là vấn đề đặt ra trong tác phẩm: vấn đề đấu tranh với cái Ác, lòng căm thù cái Ác và tình yêu cuộc sống vốn là cảm hứng chủ đạo. Sức hấp dẫn của nó cũng không chỉ do tiểu thuyết được viết một cách công phu, chuyên nghiệp..thật khó có thể lý giải một cách đầy đủ điều đó, càng không thể cộng gộp các yếu tố tư tưởng chủ đề, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, điểm nhìn tiểu thuyết…để giải thích. Bởi nếu phân tích đầy đủ, những điều đó không mới: chủ đề tư tưởng đậm màu sắc Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, việc sử dụng yếu tố huyền thoại trong tác phẩm như một thủ pháp phản ánh hiện thực,kết thúc tiểu thuyết là kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật mang đậm ý nghĩa biểu trưng…

Dung lượng tiểu thuyết không lớn nhưng Cõi người rung chuông tận thế dồn nén một mảng hiện thực rộng:quá khứ và hiện tại, cái thiện và cái ác, cái cao thượng với cái thấp hèn, hiện thực và huyền ảo, truyền thống và hiện đại , bảo thủ và hội nhập, thời bao cấp và kinh tế thị trường, sự hy sinh và sự ích kỷ, hận thù và tình yêu… Ở đó ta bắt gặp những chi tiết cảm động về cuộc sống của những nữ thanh niên xung phong trong chiến tranh, tuy khó khăn mà luôn yêu thương nhau và lạc quan yêu đời, lại biết hy sinh vì đồng đội, ta cũng bắt gặp lối sống sa đọa của những thanh niên, những công tử đại gia thời mở cửa, quá trình “giàu ngang” của một lớp cán bộ “thức thời”, ta bắt gặp hình ảnh của những người nông dân thời kỳ đô thị hóa…Muôn mặt của cuộc sống được Hồ Anh Thái gói gọn trong một cuốn tiểu thuyết chỉ có 241 trang. Để làm được điều đó, Hồ Anh Thái đã không sử

dụng một chất giọng duy nhất. Hồ Anh Thái không nhìn cuộc sống theo lối “chưng cất”, ở đó chỉ hiện lên những khuôn mặt đẹp đẽ, những tính cách “vô trùng” mà tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang dáng dấp của một tổng phổ nhiều bè, đầy nghịch âm. Trước một hiện thực đa dạng như thế, giữ nguyên một chất giọng sẽ có cơ làm mòn cảm hứng và thu hẹp khả năng bay lượn của trí tưởng tượng. Trên vốn văn hóa đã được tích lũy, nhà văn phải luôn thay đổi giọng điệu. Đây là tính “động” trong phong cách và giọng điệu nhà văn. L.Tolstoi cũng từng nói rằng, cái khó nhất khi bắt tay vào một tác phẩm mới không phải là chuyện đề tài, tư liệu mà

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w