Giễu nhại là giọng điệu quen thuộc trong các tác phẩm của các tác giả đương đại. Dường như các nhà văn đương đại nhận ra được tác dụng của thủ pháp nghệ thuật này trong việc hình thành nghệ thuật kể chuyện cho tiểu thuyết của mình. Người đọc nhận thấy được chất humour trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh…. Đó, như một học giả đã từng nói “ thể
hiện sự sợ hãi trở thành nô lệ của thói quen và nỗi khát khao được tách ra khỏi những hệ giá trị đã cũ”. Còn ở Cõi người rung chuông tận thế, giễu nhại là giọng
điệu chính của Hồ Anh Thái nhằm phá vỡ sự thống trị của mọi chủ âm truyền thống. Khi mà “trong cõi nhân gian mọi sự nghiêm chỉnh cũng là khôi hài nên có
cơ hội là phải cười ngay” (Chút thoáng Xuân Hương-Nguyễn Huy Thiệp), thì
người ta lại lấy cái gọi là “giải thiêng” ra để mổ xẻ. Những cái cao cả, vĩ đại, bỗng nhiên là tiêu điểm cho sự giải thiêng.
Cùng là chất giễu nhại, chất hài để gây cười nhưng mỗi tiếng cười chúng ta phát ra không hề giống nhau. Nhà văn sử dụng lối viết “trần trụi “ để phơi bày tất cả những điều xấu xa đáng phê phán trong xã hội. Nhà văn cười, chế giễu những thói hư tật xấu đang định hình nhanh chóng trong xã hội hiện đại , nơi mà những giá trị truyền thống đang dần mất đi. Ba chàng trai trong tác phẩm là ba nhân vật tiêu biểu cho một lớp thanh niên giai đoạn mới đầy dục vọng và sa đọa. Cốc, Bóp, Phũ, ba cái tên tượng trưng cho ba cách sống và tính cách. Nói về ba cái tên này, Hồ Anh Thái đã viết bằng một giọng văn hết sức hài hước và đầy sự châm biếm:
Về cái tên Cốc: “Sau chuyện giới tính là chuyện tình dục. Cốc không bao
giờ ngồi yên với vài câu chuyện khai vị mà không xoay sang chuyện tình dục . Nó tên là Công. Lũ bạn gọi nó là Cốc. Cốc đọc chệch đi thì được một cái tên Mỹ- Cock. Cock là con gà trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đôi chân một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc”. Người đọc sẽ bật cười trước sự
thể hình dung ra cách sống đầy bệnh hoạn của nhân vật này, một gã trai trẻ đầy dục vọng. Và một chuỗi những đoạn văn sau đó đã nói rõ hơn về nhân vật này cũng bằng giọng kể hài hước như thế. Hồ Anh Thái đã tạo ra cho nhân vật của mình một bức chân dung không giống ai. Một anh chàng Hoàng Công biến thành Cốc bởi cái thói dâm dục của mình. Một chàng Cốc với cái thói quen nói chuyện là phải phun nước bọt: “Đang học dở năm thứ nhất Tổng hợp, thằng Cốc được một ông đạo
diễn điện ảnh phát hiện ra…trong khi chỉ đạo diễn xuất, cả đạo diễn Tây thiếu kinh nghiệm lẫn đạo diễn ta thừa kinh nghiệm đều không sao chỉ đạo được thằng Cốc ngững phun nước bọt. Nghệ sĩ ánh sáng của đoàn làm phim cũng không có cách gì khắc phục được cái màn sương trước miệng Cốc. Thế là Cốc chỉ được nhận một vai không có lời thoại” và vai diễn mà Cốc được nhận là “Một toán lính
lê dương phóng xe mui trần trở về sau trận cướp bóc. Trên xe nhất thiết phải có một gương mặt Á Đông bặm trợn như mốt của loại phim đánh đấm lâu nay. Thằng Cốc vào vai đó chỉ việc ôm súng ngồi, chỉ việc mỉm cười khinh khỉnh, ánh mắt lạnh lẽo đanh ác đã có sẵn, mái tóc tung bay phong trần”[6-8]. Vậy là, chàng “diễn viên” này sở dĩ được thủ vai là bởi chàng ta sở hữu một bộ mặt hung ác với ánh mắt lạnh lẽo…tức là cái vẻ bề ngoài khiến chàng ta nghiễm nhiên có thêm cái chức diễn viên, thậm chí nhờ cái vẻ bề ngoài đó mà chàng ta trở thành người nổi tiếng. Và, thành tích của cậu ta là : “Vài phút xuất hiện trong một bộ phim Tây làm Cốc nổi danh đến mức khiến cho hai đứa con gái trong lớp phải đi nạo thai. Đến mức có ngay một đám đạo diễn không bằng cấp tranh nhau ký hợp đồng với Cốc để đóng phim chàng và nàng treo mình đấu võ trên cây,hôn hít nhau dưới đáy bể bơi,làm đám cưới với nhau trên máy bay, rồi cùng nhau nhảy dù từ trên vách đá xuống biển” [6-9]. Giọng văn cực kỳ hài hước nhưng đầy châm biếm của Hồ Anh Thái khiến cho người đọc phải bật cười. Cũng bằng cái giọng ấy, nhà văn lại khắc họa nên tính cách thô lỗ, bệnh hoạn của gã trai này: “Ngay từ vòng đầu, Cốc đã
khăng khăng từ chối cặp với thí sinh số 5. Con này dáng người tạm được nhưng răng hơi lộ và thối mồm. Cốc đòi đi với thí sinh số 12, thân hình hoang dã bốc lửa từ một vùng bán sơn địa. Sau cú lượn đầu tiên đầy hứa hẹn trước ban giám khảo và người xem,Cốc âu yếm dắt tay số 12 vào hậu trường chờ đến lần xuất hiện sau. Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế?Vậy phải nói thế đéo nào?Số 12 kinh hồn, không ngờ một siêu sao thanh lịch và cao quý trên màn bạc lại phát ngôn như thế.Có hay không, nói ngay?Một luồng hơi nước cáu kỉnh ập vào mắt số 12. Chỉ chút nữ thôi là cô ta kêu thét lên.Mấy ngón chân như sắp nứt toác ra trong chiếc giày cao gót.Nói ngay, có muốn thành con quỳ lê bước qua sân khấu hay không, nói? Vâng, thôi thì em đi với anh”[6-12] Đây là cách ăn nói của một gã lưu manh vô học chứ không phải cách nói năng của một cậu chủ có quyền thế và địa vị. Không những thế, nhân vật Hoàng Công (Cốc) còn là một con người đầy mánh khóe và thủ đoạn. Khi bị số 12 phản ứng lại, Cốc không cay cú hay hạ ngay cô nàng mà hắn đáp lại cô em bướng bỉnh bằng một thái độ thật ranh mãnh: “Ngày hôm sau, số 12 nằng nặc đòi ban tổ chức đổi người đi đôi. Cốc thừa sức làm cho cuộc phản công yếu ớt này trở thành tuyệt vọng. Cả hai lại duyên dáng bước ra sân khấu. Người xem gào lên…Nó vẫn giữu phong thái khinh khỉnh từng làm người xem mê đắm, vẫy tay chào khán giả và hạ giọng với 12. Đêm nay cô không thoát được đâu”. Khi số 12 phản ứng lại “Đừng hòng” thì ngay lập tức “Cô thấy bàn tay Cốc đang nắm tay mình, nhẹ nhàng luồn vào đó một lưỡi dao cạo lành lạnh. Mày có muốn tao rạch bộ đồ tắm này, một đường sau lưng, một đường đằng trước, ở ngay chỗ mày đệm băng vệ sinh hành kinh hay không?” [6-13]. Giọng nói của một kẻ dám giết người chứ không phải của chỉ rạch áo tắm.Để thỏa mãn dục vọng và ham muốn của mình , hắn có thể làm mọi thứ, không phải dọa, mà là giết người. Cái thói hung hăng của một gã trai sớm được sinh ra trong nhung lụa và tiền bạc khiến hắn trở nên hiếu thắng và bất cần. Với hắn, trước
mặt là không ai cả. Và hắn được, hắn có quyền làm mọi thứ, bất chấp việc làm của hắn có đúng hay không. Ngay cả đến khi chết bản chất của hắn cũng vẫn còn hiện rõ: “ Nó (thằng Phũ) chồng cái lồng bàn sang bên cạnh,tay kéo vội cái khóa quần trên xác thằng bạn rồi tụt cả quần lót ra. Con gà trống ăn tạp luôn rình đạp mái giờ rũ xuống như một mẩu dây thừng ngâm nước. Da thịt trên cơ thể nhèo nhẽo, nhưng cả khối cơ quan sinh dục trong và ngoài rắn đanh như bằng đá, chỉ trừ cái mẩu dây rũ rượi kia. Nhìn kỹ thì thấy cả cái cục gạch đó ngả màu bầm thẫm hơn phần da thịt xung quanh”[6-33]. Có thể thấy, nhà văn sử dụng một giọng văn rất hài hước nhưng lại không kém phần khách quan, dù đặt ngôi kể là “tôi” và “tôi” có quan hệ mật thiệt với nhân vật đang nói tới.
Đến Bóp. Bóp được miêu tả với chân dung: “kính đen gọng to. Áo may ô
đen. Quần sooc đỏ. Một gã người rừng Tarzan thực sự, cao mét tám lăm, nặng tám mươi tám cân. Tay nó cầm một chai cô nhắc. Tay kia cầm một gói giấy..” [6-40] một hình tượng khá đẹp nếu không nói là quá đẹp. Thế nhưng ngay sau đó, Hồ Anh Thái lại cho anh ta những hình ảnh mới. Bóp sở dĩ gọi là Bóp vì anh ta có một sở thích, một thú vui bệnh hoạn. Và nó được Hồ Anh Thái miêu tả như thế này: “Chẳng phải ngẫu nhiên nó tên Bắc mà được lũ bạn đặt cho cái tên Tây là Bob. Dạo học ở trường trung cấp xây dựng, nó yêu một cô bạn cùng lớp . Yêu thắm thiết. Những kẻ ít nói thường có một ngôn ngữ riêng để tự bộc lộ , đó là yêu thắm thiết…Hễ khi nào lên cơn giận , hay là ghen, hay là tức, nó lại đuổi con bé người yêu chạy khắp trường. Chạy từ tầng một lên tầng hai. Chạy từ tầng hai lên tầng ba. Đuổi cho kỳ được, bắt cho bằng được, chẳng nói chẳng rằng xông vào bóp cổ…Nó bóp cổ người yêu đến lần thứ ba thì bị trường đuổi học. Cả tháng sau nó vẫn đi rình bóp cổ người yêu…” [6-42]. Một gã trai có cái sở thích kỳ quái và thô bạo. Và sau này, hắn đã định dùng cái cách mà hắn đã làm với người yêu để hại cô gái tên Mai
Trừng, nhưng chính hắn lại là người phải hứng chịu cái chết bằng cái cách mà chính hắn nghĩ ra. Một kết thúc đáng buồn.
Nhân vật thứ ba trong số ba chàng trai cũng được miêu tả bằng một giọng điệu thật hài hước. Nhà văn miêu tả lại cái cách mà Phũ ra đời. Một thằng bé tưởng chết ngay từ lúc mới sinh “Một thằng bé bầm tím nặng bốn cân chín, lọt lòng mẹ nhất định không khóc. Bà đỡ nản lòng bỏ nó một bên để quay sang cứu người mẹ…Đám đàn bà bỏ xác thằng bé con vào một cái rổ sề trước hiên nhà cho khỏi vướng lối đi” nhưng nó đã sống vì nó “bị khích”: “Đúng lúc ấy thì ông phó chủ tịch phá đền chạy sộc vào…Ông thấy thằng bé đen sì bị ruồi bâu bên trong cái rổ. Ông tiếc cái thằng bé mập mạp hiếm có. Ông nắm hai cổ chân nó xách ngược lên như xách một con chó con. Rồi ông phát lia lại vào đít nó. Tiên sư mày, hôm nay là mùng một , trai mồng một to khỏe như thằng tướng cướp thế này mà chịu nằm cho kiến nó tha”. Và,nhờ câu khích đó mà : “Thằng bé bỗng giật mình, vặn vẹo thân người, sặc sụa dớt dãi ở mũi ở miệng. Rồi nó bật khóc. Khóc say sưa và sảng khoái. Rốt cuộc, nó đã chiến thắng định mệnh nhờ sự trợ giúp của một ông cán bộ vô thần”[6-71].
Bằng một giọng điệu hài hước châm biếm, Hồ Anh Thái kể lại cho người đọc về những thanh niên thời đại mới, những con người có sức khỏe, có năng lực và có cơ hội để trở thành những con người có ích nhưng chúng đã đi ngược lại cái mà chúng lẽ ra nên có. Chúng chọn cho mình lối sống ăn chơi , hưởng lạc và sa đọa đến cùng cực để rồi phải chịu một kết cục bi thàm, phải chết ở cái tuổi mà người ta khao khát sống nhất, cái chết do chính chúng tạo ra. Ở đây Hồ Anh Thái đã sử dụng môt giọng điệu rất lạ, nó hài hước, châm biếm, khiến người đọc bật cười, nhưng đằng sau cái cười ấy là những chua xót, và đau đớn vì những thanh niên ngu ngốc, bạc nhược. Đằng sau cái cười ấy là cả một nỗi buồn, tiếc cho đám thanh niên ấy, và tiếc cho cả xã hội này.
Một phần hai cuốn tiểu thuyết giành để nói về những thanh niên ấy, những con người ấy, và những lối sống ấy. Xét toàn bộ cuốn tiểu thuyết chúng ta thấy như sau:
Số chương Bốn chương đầu Năm chương cuối
Nội dung Cái chết của Cốc, Bóp, Phũ Cuộc tìm kiếm Mai Trừng và hành trình hóa giải lời nguyền
Số trang 134 107
Tỉ lệ 55,6% 44,4%
Tổng số 241 241
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại tập trung bút lực vào những con người như thế. Cuốn tiểu thuyết không dài, chỉ có 241 trang nhưng trong đó đã bày ra tất thảy những hỉ , nộ, ái, ố của con người. 241 trang ngắn ngủi được chia làm 8 chương và một chương kết. Trong đó, tác giả giành bốn chương đầu để nói về bốn nhân vật chính của câu chuyện là Cốc, Bóp, Phũ và “tôi”. Mỗi chương trong bốn chương đầu tác giả giành trọn cho một nhân vật trong số bộ ba ấy, và chỉ có ba chương đó đã chiếm tới 55,6% số lượng tác phẩm. Như vậy có thể thấy tác giả đã dành phần lớn tác phẩm để nói về cái xấu,cái Ác. Cái Xấu, cái Ác đã ngự trị trong xã hội như một thứ ung nhọt và do vậy, người đọc mong chờ một sự thay đổi nào đó, một tác nhân có thể phá vỡ cái ung nhọt đó. Hồ Anh Thái luôn để các sự kiện và câu chuyện của mình trong một trạng thái cân bằng và lưỡng thể. Nhà văn nói về những gì thuộc về số đông trong giọng điệu chung bằng một thái độ khách quan hiếm có, và như nó vốn có. Hồ Anh Thái bằng chính giọng điệu ấy đã đưa người đọc tiếp cận nhân vật từ khi nhân vật mới chỉ là một hài nhi đến khi nó lớn lên và những hành động , cách sống của nhân vật, cho tới lúc nhân vật phải chấp nhận một cái chết thì hầu như tác giả không phải giải thích nguyên nhân mà người đọc có thể nhận ra lí do vì sao nhân vật phải chết. Cái tài của Hồ Anh Thái là ở chỗ đó. Tác giả không hề nói: Nó ( ba nhân vật) chết là vì thế này, nó làm như thế này nên
nó phải chết mà tác giả chỉ mượn lời nhân vật “tôi”-người có liên quan mật thiết với ba chàng trai kể lại quá khứ của chúng, cách sống của chúng và chính cách sống của chúng đã khiến chúng phải nhận một cái chết, một cái chết do chính chúng tự đặt ra cho mình. Nói về cái Ác, nhà văn sử dụng một lối viết “trần trụi”, một giọng điệu giễu nhại gây cười nhưng lại khiến người đọc xót xa để phơi bảy ra tất cả những điều xấu xa đáng phê phán trong xã hội. Nhà văn cười, cười những thói hư tật xấu đang manh nha định hình nhanh chóng trong xã hội hiện đại , nơi mà những tàn dư của chế độ cũ còn tồn tại và những giá trị xã hội mới còn chưa định hình. Những gã thanh niên có vẻ bề ngoài khỏe mạnh đẹp đẽ nhưng không chịu học chịu làm, chỉ thích tiêu tiền và sống bất cần đời. Chúng dựa vào khả năng tài chính của gia đình,thích thể hiện những thứ không phải của mình. Chúng coi chúng là số một và làm bất cứ thứ gì chúng muốn, và những gì chúng muốn thì phải đạt được bằng được, những ai chống lại sẽ bị chúng dọa dẫm trả thù không thương tiếc. Chúng thích những trò tiêu khiển mạo hiểm phải đánh cược bằng tính mạng. Với chúng những điều đó không có nghĩa lý gì, miễn chúng trở thành anh hùng trong mắt người khác, một kiểu anh hùng rơm , ngu ngốc và dại dột. Một anh chàng diễn diên Hoàng Công-Cốc nửa mùa, một chàng Bóp có khoái cảm khi bóp cổ người khác, một anh hùng xa lộ-Phũ luôn nhảy vào đua xe vào giai đoạn chót: “nó đua không phải vì tiền, không phải vì gái, không phải vì một trăm thứ kí do linh tinh khác. Chỉ đơn giản là nó ngứa mắt nhìn lũ châu chấu mà bươm bướm ma cưỡi trên xe máy vừa phóng vừa run,chưa dám liều mạng tới vận tốc tối cao,chưa đi đã bị cái chết ám ảnh, đội sẵn khăn tang cho mình. Nó phải cho lũ liều thân kia lịm tim choáng đầu trước một tay đua không bịp khăn trắng trên một chiếc win mở