II.2.2.1 NGÔN NGỮ GIÀU SỨC GỢI, CÓ TÍNH BIỂU CẢM CAO

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 55 - 56)

Có thể nói, hơn mọi biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ là con đường ngắn nhất để người đọc có thể hiểu được tác phẩm, tình cách nhân vật cũng như thái độ của nhà văn. Trong Cõi người rung chuông tận thế , nhà văn Hồ Anh Thái rất thành công trong việc sử dụng những ngôn ngữ giàu sức gợi và có tình biểu cảm cao. Nhà văn không cần nói nhiều, chỉ vài câu cũng có thể làm nổi rõ được nhân vật và giúp người đọc có thể hình dung ra được thái độ của nhà văn. Kể về một ông An Nam dốt đặc mà ngạo mạn , nhà văn dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp với một thái độ châm biếm một cách hài hước: “Thằng Cốc kể chuyện một ông An Nam điền bản khai tiếng Anh xin thị thực ở một sứ quán nước ngoài.Họ và tên-Ngày, tháng, năm sinh-Quốc tịch và…Sex. Trời đất ơi, sao lại đá xoáy nhau bằng một cái mục sex oái oăm như thế này? Hẳn là cái đất nước ông định tới cũng quan tâm đến chuyện tình dục bậy vạ hay không. Ông bèn mắm môi, sổ thẳng thừng một chữ vào mục Sex:No. Câu trả lời “không” quyết liệt của một người chồng được tiếng là thủy chung lành mạnh , của một cán bộ được tiếng có đạo đức cách mạng theo kiểu thanh giáo..”[6-8]. Chỉ vài câu văn ngắn ngủi cũng có thể giúp người đọc thấy

được sự dốt nát của ông ta, một người đã dốt nhưng lại không bao giờ chịu nhận là mình dốt. Để phê phán thứ công nghệ giải trí rẻ tiền , nhà văn dùng ngôn ngữ hết sức châm biếm giễu cợt: “Đám người mẫu quê mùa học đòi các siêu người mẫu Âu-Mỹ, bắt chước từ cái dáng đi ngoe nguẩy, cái vung tay phăn phắt ra chiều dứt khoát,cái dừng sững quắc mắt chỉ hút hồn được đám khán giả ở một đất nước

thiếu công nghệ giải trí…Ngay từ vòng đầu,Cốc đã khăng khăng từ chối cặp với

thí sinh số 5. Con này dáng người cũng tạm được nhưng răng hơi lộ và thối

mồm. Cốc đòi đi với thí sinh số 12, thân hình hoang dã bốc lửa từ một vùng bán sơn địa”. Cứ như thế , không cần nói nhiều, chỉ những từ như “đám khán giả”,

“con này” cũng có thể biết được tác giả châm biếm như thế nào. Nhưng có những khi , ngôn ngữ của tác giả đột nhiên làm cho đoạn văn trùng xuống khiến câu chuyện trở nên man mác buồn: “Sau một ngày vật lộn quần nhau với sóng biển, đêm đến lũ người rút về cố thủ trong các khách sạn , các nhà nghỉ, vật vờ trên

những đường phố tranh tối tranh sáng. Biển rũ rượi nằm lại, phập phồng thoi

thóp như cô gái đồng trinh sau một vụ hãm hiếp tập thể.Bấy giờ mới bắt đầu giờ

làm ăn của những người đàn bà làm nghề buôn hương bán phấn. Thực ra thì hương chẳng có mà phấn cũng chẳng có. Phần nhiều là mùi mắm muối dân chài thất thu một vụ cá, mùi mồ hôi gay gắt đồng quê hạn hán, thậm chí có cả mùi sửa vú em hoi hoi con ơi con ở lại nhả…Biển vẫn hổn hển thoi thóp ngoài kia…” [6-15,17]. Nghe đầy ý vi chua xót. Chỉ bằng những câu chữ giất giàu sức gợi đó nhà văn đã vẽ lên được cuộc sống khốn cùng của những người dân chài nghèo khổ, thấy những trở trêu trong cuộc đời của họ,nghe chua xót đấy nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w