1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM HIỆN NAY

36 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 597,39 KB

Nội dung

Chính vì thế việc tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bì

Trang 1

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

I Các quan niệm về “bẫy thu nhập trung bình” (middle income trap) 5

II Các nguyên nhân mắc phải tình trạng “bẫy thu nhập trung bình”: 7

III Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “bẫy thu nhập trung bình” 8

CHƯƠNG II: “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 11

I Thực trạng bẫy thu nhập ở các nước đang phát triển 11

II Hướng giải quyết cho các nước đang phát triển: 13

III Bẫy thu nhập trung bình ở một số nước đang phát triển 14

1 Bẫy thu nhập trung bình với Philippine ………14

2 Bẫy thu nhập đối với Malaysia 16

3 Bẫy thu nhập trung bình ở Thái Lan 18

IV Những bài học rút ra từ các nước đang phát triển 20

V Cách thoát bẫy trung bình của Hàn Quốc 21

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 23

I Khái quát kinh tế Việt Nam 23

II Đặc điểm bẫy thu nhập trung bình Việt Nam……… 27

III Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Thái Lan 29 III Đề xuất giải pháp cho Việt Nam thoát khỏi “Bẫy thu nhập trung bình” 31

C TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 2

Có thể gọi giai đoạn 20 hoặc 25 năm đầu của quá trình đổi mới là chiến lược cảicách tiệm tiến (gradualist) Chiến lược này đã cho thấy nhiều hiệu quả tích cực, nhờ

đó Việt Nam đã thoát khỏi cái bẫy nghèo và phát triển thành một nước có thu nhậptrung bình thấp vào năm 2009 Đây là cột mốc vô cùng quan trọng, mở ra nhiều cơ hộimới cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà Thế nhưng trên thực tế, có nhiều nềnkinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung bình, nhưng có rất ít trong

số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc Philippines là quốc giađiển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã không thể vượt quangưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từtrên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD/người Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từsau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD Vì vậy,

Trang 3

nước ta cũng có nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình nếu không sớm chuyển hướngchiến lược cải cách từ tiệm tiến sang giai đoạn cải cách mạnh mẽ đối với các lĩnh vựcthen chốt như doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn kinh tế, thị trường các yếu tố sảnxuất và quá trình hình thành các chính sách lớn.

Chính vì thế việc tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bình”, cũng như chỉ ra những thách thức có thể nảy sinh

đối với một nước thu nhập trung bình là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ýnghĩa thực sự quan trọng trong việc giúp Việt Nam định hướng phát triển để không bịrơi vào ‘bẫy thu nhập trung bình’ Đó cũng chính là lý do nhóm tiến hành nghiên cứu,thực hiện đề tài:

“Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển

và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.”

Trang 4

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết cho chúng ta có được một cái nhìn tổng quan về các hiện tượng các quyluật trong cuộc sống Vì vậy cơ sở lí luận của một vấn đề nào đó là một phần rất quantrọng trong quá trình đào sâu tìm hiểu và phân tích nó Trong đề tài này chúng tôitham khảo và ứng dụng những lý thuyết làm nền tảng như sau:

- “Bẫy thu nhập trung bình” của GS Trần Văn Thọ đăng trên các tạp chí Kinh tế

- Quan điểm lý luận về “bẫy các nước thu nhập trung bình” , các giải pháp đểthoát khỏi tình trạng “bẫy của các nước thu nhập trung bình” dưới góc nhìn của cácchuyên gia như Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng củaNgân hàng thế giới

- Quan điểm lý luận về “bẫy các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhậptrung bình” và khái niệm“chiếc trần thủy tinh vô hình”.của GS Kenichi Ohno, ViệnNghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo

- Kinh nghiệm và phương hướng của một số nhà lãnh đạo như Thủ tướngMalaixia Najib Tun Razak,

- Ngoài ra chúng ta cũng sử dụng ý kiến của nhà chính trị về “bẫy thu nhập trungbình”

Trang 5

I Các quan niệm về “bẫy thu nhập trung bình” (middle income trap)

Theo Tạp Chí Cộng Sản: "Bẫy thu nhập trung bình" là cách nói hình tượng để chỉmột tình trạng của nền kinh tế, mà sau khi đã cố gắng để đạt được mức thu nhập trungbình nhất định, nền kinh tế bị đình trệ, không những dừng lại ở mức thu nhập đó, màtoàn bộ những gì đã giúp nền kinh tế tạo ra được mức thu nhập trung bình trong quátrình trước đây lại trở thành cản trở lớn cho các bước phát triển tiếp theo Một số tàiliệu dùng hình ảnh "bẫy tăng trưởng" để chỉ cùng một trạng thái như vậy

Bẫy thu nhập trung bình, theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia

kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏicao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt đến mức thu nhập trung bình Có hai mốc quantrọng: GDP trên 1000 USD người/năm và khoảng 10.000 USD người/năm Chỉ có nềnkinh tế nào vượt qua mốc thứ nhất và sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốcthứ hai, rồi vẫn tiếp tục tăng trưởng thì mới trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa

Bẫy thu nhập trung bình, theo GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách

Quốc gia Tokyo, có thể được hình dung giống như “chiếc trần thủy tinh vô hình” ngăncản sự phát triển kinh tế giữa giai đoạn 2 với giai đoạn 3 trong quá trình 4 giai đoạncủa sự tăng trưởng và phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Do sự gia tăng FDI ồ ạt, các lĩnh vực của nền kinh tế như thiết kế,

công nghệ, sản xuất và marketing đều được chỉ đạo bởi người nước ngoài Ở giai đoạnnày, các nguyên liệu và các thành phần quan trọng của sản xuất đều phải nhập khẩu,nguồn lực trong nước chỉ cung cấp đất công nghiệp và lao động kỹ năng thấp Điều đótạo việc làm cho người nghèo, nhưng giá trị nội tại thấp và giá trị được tạo ra chủ yếubởi người nước ngoài Việt Nam đang ở giai đoạn này

Giai đoạn 2: Khi FDI tích lũy và sản xuất mở rộng, cung nội địa cho nền kinh

tế bắt đầu phát triển Ở giai đoạn này, công nghiệp lắp ráp trở nên cạnh tranh và vòngtuần hoàn giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được thiết lập Nguồn lực trong nước đãtạo ra sự phát triển cho nền công nghiệp Sáng tạo giá trị nội tại tăng, nhưng sản xuất

cơ bản vẫn dưới sự quản lý và hướng dẫn nước ngoài Thailand và Malaysia đã đạtđến giai đoạn này

Trang 6

Giai đoạn 3: Nội địa hóa kỹ năng và kiến thức bằng cách phát triển nguồn nhân

lực trong nước để thay thế lao động nước ngoài ở mọi khâu của sản xuất bao gồmquản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành xí nghiệp, hậu cần, quản lý chất lượng, vàmarketing là thách thức tiếp theo của nền kinh tế Khi mức độ phụ thuộc nước ngoàigiảm, giá trị nội tại tăng đáng kể Nền kinh tế nổi lên như một nhà xuất khẩu năngđộng của các sản phẩm chất lượng cao, thách thức những đối thủ cạnh tranh ở trình độcao hơn và thiết lập lại bức tranh công nghiệp toàn cầu Hàn Quốc và Đài Loan đangtrong giai đoạn này

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, nền kinh tế tạo được khả năng tạo ra sản

phẩm mới và xu hướng thị trường toàn cầu Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU hiệnđang là những nhà sáng tạo công nghiệp

Chiếc trần thủy tinh vô hình giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là “bẫy thu nhập

trung bình” Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh tế sẽchuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào nộilực Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động nướcngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm chất

lượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới

Trang 7

Sơ đồ của Kenichi Ohno về bẫy thu nhập trung bình

Như vậy, bẫy thu nhập trung bình trong quan niệm của Kenichi Ohno và của HomiKharas có khác nhau Tuy nhiên, điểm giống nhau trong hai quan niệm này là yêu cầucao về trình độ chuyên môn hóa nền kinh tế, về trình độ nguồn nhân lực bản

địa và trình độ quản lý vĩ mô Chúng ta có thể rút ra khái niệm ngắn gọn về “ Bẫy thu nhập trung bình ” như sau:

Trang 8

“Bẫy thu nhập trung bình” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở thành quốc gia phát triển.

II Các nguyên nhân mắc phải tình trạng “bẫy thu nhập trung bình”

Các quốc gia đang phát triển vướng vào “bẫy thu nhập trung bình” là do các nguyên

nhân chính sau:

- Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng

- Tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công (nền kinh tế trong nước không

đủ sức tạo ra giá trị gia tăng mới để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu;

sự thống trị của các hãng mang thương hiệu nước ngoài)

- Sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn Sự phân hóa thu nhập làm

cho khoảng cách giữa các nhóm và các khu vực ngày càng xa Các khu vực nghèo hơn

và khu vực nông thôn đang tụt hậu so với khu vực thành thị Các dân tộc thiểu số thamgia rất ít vào quá trình tăng trưởng chung

Ngoài ra, quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình cũng ngầmchứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình Đó là sự hủyhoại môi trường sống mà phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục, sự thayđổi môi trường xã hội (kết cấu văn hóa, kết cấu xã hội biến đổi trong thời gian quángắn) dễ tạo ra những xung đột, sự tự tin thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thànhcông, tâm lý đòi thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm

III Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “bẫy thu nhập trung bình”

1 Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “Bẫy thu nhập trung bình” dưới góc

nhìn của các chuyên gia.

Ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu muốn nền kinh tế có những thành tựu trong tăng trưởng

và phát triển, mỗi nền kinh tế đều cần phải được quản lý sáng tạo và điều chỉnh khôngngừng Tuy nhiên, nếu chỉ như thế, nền kinh tế vẫn không vượt qua được bẫy thu nhập

Trang 9

trung bình Những đòi hỏi cao và rất cao để vượt qua bẫy này, theo Indermit Gill,Homi Kharas và các chuyên gia WB, gồm:

- Chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa: Khi bắt đầu tăng trưởng, các nền

kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa Nhưng xu hướng này đảo ngược thành chuyênmôn hóa khi nền kinh tế đạt tới một ngưỡng nào đó về hiệu quả tính trên quy môtương ứng Bước chuyển này có thể diễn ra sớm hơn hay muộn hơn tùy thuộc vào diệntích và xu hướng xuất khẩu của nền kinh tế Ví dụ, Singapore bắt đầu chuyên môn hóakhi đạt mức thu nhập trên đầu người là 2500 USD/năm Một số nước khác từ 5000 -

8000 USD người/năm

- Chuyển từ đầu tư sang đổi mới: Khi các doanh nghiệp trong một nền kinh tế

đạt tới “biên giới công nghệ” thì cần phải khuyến khích sự xuất hiện của các doanhnghiệp mới với công nghệ mới và tạo thuận lợi cho sự giải thể của các doanh nghiệp

mà các sản phẩm hoặc công nghệ của họ đã trở nên lỗi thời do sự gia nhập của cácdoanh nghiệp mới Điều này đòi hỏi phải thay đổi từ luật lệ, chính sách đến bản thândoanh nghiệp Chọn thời điểm thực hiện bước chuyển này và xử lý được sự phảnkháng của các nhóm lợi ích là thách thức lớn đối với các chính phủ

- Chuyển từ giáo dục cơ bản sang giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học: Khi

các quốc gia nắm bắt thông tin tốt hơn về các sản phẩm và các lĩnh vực sản xuất mà

họ nên chuyên môn hóa và về các hoạt động nghiên cứu-phát triển (R&D) liên quan

mà họ nên trợ cấp, chính phủ phải thay đổi từ trợ cấp chung cho giáo dục sang việc ápdụng các biện pháp khuyến khích cụ thể hơn cho việc tạo ra những sản phẩm mới vàquy trình mới Thông thường, do không biết chính xác các hoạt động R&D nào cầntrợ cấp, các chính phủ buộc phải ưu tiên trợ cấp cho giáo dục đại học và sau đại học

2 Chính sách công nghiệp tiên phong

Đa số các học giả đưa ra những giải pháp chung để thoát bẫy thu nhập trung bình

là chuyển đầu tư từ các nghành thâm dụng lao động sang giáo dục – đào tạo, đổi mới –sáng tạo trong khoa học – công nghệ nghiên cứu – phát triển, tiến tới kinh tế tri thức

Có hai cách đó là mở rộng các ngành mới với giá trị gia tăng cao hơn ví dụ như ngànhcông nghệ cao và trong những ngành đang hoạt động, vươn tới làm các công đoạn vớigiá trị gia tăng cao hơn như về phía thượng nguồn của chuỗi giá trị, vươn tới làm thiết

Trang 10

kế, nghiên cứu – phát triển và đi vào các chế tạo sản xuất yêu cầu vốn lớn còn phía hạnguồn của chuỗi giá trị thì tăng cường khâu tiếp thị, tạo thương hiệu, vươn ra thế giới.Chính sách công nghiệp tiên phong nhằm củng cố sự cân bằng vốn rất mong manh

và hay thay đổi giữa chỉ đạo của nhà nước và định hướng thị trường, giữa cam kếttoàn cầu hóa và duy trì công cụ chính sách, giữa lãnh đạo quyết đoán với nhu cầu lắngnghe doanh nghiệp tư nhân một cách cẩn trọng Chính sách này rất khó thực hiện sovới việc đơn giản buông lỏng thị trường hoặc kiểm soát mọi việc bằng cỗ máy nhànước Hợp phần chủ đạo của chính sách này là chấp nhận cơ chế thị trường và toàncầu hóa, tinh thần học hỏi linh hoạt của cả chính phủ và khu vực tư nhân, và mốitương tác phức tạp, không ngừng thay đổi giữa hai khu vực này Cụ thể hơn, chínhsách công nghiệp tiên phong phải thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:

+ Phát triển theo cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa: khu vực tư nhân

tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại và các hoạt động kinh

tế khác trong môi trường cạnh tranh mở do cơ chế thị trường và quá trình toàn cầuhóa tạo ra Nhà nước không tham gia vào hoạt động sản xuất, trừ những lĩnh vựckhu vực tư nhân chưa sẵn sang tiếp quản vai trò của nhà nước

+ Nhà nước mạnh: Nhà nước đảm đương vai trò vững chắc và chủ động trong

việc định hướng và hỗ trợ phát triển mặc dù về nguyên tắc, mọi hoạt động sản xuấtđều do tư nhân tiếp nhận là chủ yếu

+ Giữ lại những công cụ chính sách phù hợp cho các nước công nghiệp hóa đi sau

+ Phát triển năng lực động: Nâng cao năng lực chính sách và tính năng động của

khu vực tư nhân

+ Nội lực hóa kỹ năng và công nghệ có trong nguồn vốn con người của công dân các nước: Đây là phần quan trọng nhất của mục tiêu và giải pháp chính sách công

nghiệp

Trang 11

+ Cộng tác công tư hiệu quả: Xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai

khu vực nhà nước và tư nhân một cách vững chắc trên sự tin tưởng lẫn nhau và thamgia một cách tích cực từ hai phía

+ Kiến thức sâu rộng về công nghiệp: nhằm tránh đánh giá sai chính sách và gây

ảnh hưởng chính trị Chính phủ cần phải tích lũy đầy đủ những kiến thức về ngànhcông nghiệp mà mình muốn can thiệp

Trên thực tế, có rất nhiều dẫn chứng về chính sách công nghiệp tiên phong đã đượcthực hiện, mà cụ thể là ở các nước Đông Á như Singapore, Malayxia, Thái Lan

Trang 12

CHƯƠNG II “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

I Thực trạng bẫy thu nhập trung bình ở các nước đang phát triển

Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, Việt Nam hiện đang ở trong nhóm cácnước có thu nhập ở mức trung bình thấp, đến năm 2020 cũng có thể sẽ đạt mức thunhập trung bình cao Nhưng vấn đề là Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững đểtrở thành nước có thu nhập cao trong vài thập kỷ sau đó nữa hay không mới là điềuquan trọng Trong lịch sử kinh tế thế giới, rất ít nước vượt qua được cái bẫy này thậmchí có những nước đã mắc vào bẫy này từ rất sớm mà không cần đợi đến khi đạt đượcmức thu nhập trung bình cao (độ 4000 USD)

Các nước đi trước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia vàPhilippines, đều không vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” sau những bước phát triểnnhảy vọt Đáng ngạc nhiên trong suốt hai thập niên 1970 – 1980 số ít nền kinh tếĐông Á như Hàn Quốc, Đài Loan đã vượt qua “bẫy” bằng con đường phát triểnhướng tới công nghệ cao trên nền tảng phát triển chất lượng nguồn nhân lực, lao động

kỹ thuật cao

Những cỗ máy tăng trưởng trên thế giới đang trong thời kỳ chuyển pha Các nềnkinh tế đang phát triển hiện nay đang đóng góp trên một nửa tổng tăng trưởng GDPtoàn cầu Kết quả đương nhiên là người ta phải quan tâm tới một vấn đề: Liệu có nguy

cơ là một số hay nhiều nước đang phát triển sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” haykhông?

Bẫy thu nhập trung bình đã và đang níu kéo nhiều nước đang phát triển: dù họ đãthoát khỏi mức thu nhập thấp - tính theo đầu người – nhưng sau đó thì có vẻ như dẫmchân tại chỗ, đánh mất động lực trên con đường tiến tới mức thu nhập cao ngang bằngvới các nền kinh tế tiên tiến Đấy là kinh nghiệm mà hầu hết các nước Mỹ Latinh đãtrải qua trong những năm 1980, và trong những năm gần đây các nước có thu nhậptrung bình ở các nơi khác cũng sợ rằng họ có thể mắc phải tình trạng tương tự như thế

Trang 13

Trong đa số mọi trường hợp các quốc gia thành công trong việc tiến lên mức thunhập trung bình từ mức thu nhập thấp, nền tảng quá trình phát triển là khá giốngnhau Thường thì, có rất nhiều người lao động không có tay nghề được chuyển từnhững công việc với thu nhập chỉ đủ sống qua ngày sang những ngành sản xuất haydịch vụ hiện đại hơn – cần vốn đầu tư lớn hơn và công nghệ cao hơn – mà không cầnphải nâng cao tay nghề cho những người lao động này.

Những ngành công nghệ đó đã có sẵn từ các nước giàu có hơn và dễ dàng thích ứngvới hoàn cảnh địa phương ở các nước nghèo Hiệu quả tổng hợp của công việc chuyểngiao đó – thường đi kèm với quá trình đô thị hóa – là sự gia tăng đáng kể “năng suấtlao động toàn xã hội”, yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng GDP vượt trên mức tăngtrưởng đơn thuần dựa trên gia tăng công ăn việc làm, tiền vốn, và những tác nhân vậtchất khác trong sản xuất

Chẳng sớm thì muộn, việc gặt hái lợi ích từ những loại “hoa quả ở cành thấp” nhưthế - hiểu theo nghĩa cơ hội tăng trưởng – sẽ gặp phải giới hạn Sau đó tốc độ tăngtrưởng có thể chậm lại làm cho nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình Thời điểmmấu chốt là khi trong nền kinh tế không còn dư thừa những người thiếu tay nghề đểtiếp tục chuyển sang phục vụ trong những ngành kinh tế hiện đại không đòi hỏi kỹnăng lao động bậc cao Hoặc là, như trong một số trường hợp cho thấy, khi nhữngngành này không thể tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh (vì không thể tăngthêm được lợi nhuận) trong khi nền kinh tế thì vẫn đang dư thừa những lao độngkhông có tay nghề

Sau thời điểm bước ngoặt này, sự gia tăng năng suất lao động toàn xã hội và việcduy trì tốc độ phát triển GDP cao phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế trong việcnâng cấp sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp theo xu hướng đòi hỏi công nghệ phức tạphơn, trình độ lao động cao hơn, và cần những tài sản vô hình như năng lực thiết kế và

tổ chức Mặt khác, một yếu tố quan trọng cơ bản khác là việc thiết lập các định chế trợgiúp cho đổi mới và chuổi các giao dịch phức tạp trên thương trường

Bây giờ thách thức không còn là tiếp cận những công nghệ cơ bản mà thế giới đang

có mà là tạo dựng năng lực cùng những định chế phù hợp ở trong nước – vốn là những

Trang 14

thứ không thể nhập khẩu hoặc sao chép một cách dễ dàng của nước ngoài Điều kiệntối thiếu ở đây là xã hội phải cung cấp được một nền giáo dục và cơ sở hạ tầng phùhợp.

Hiện nay các nước có mức thu nhập trung bình ở Mỹ Latinh đã thấy quá trìnhchuyển đổi lao động từ những công việc có thu nhập chỉ đủ sống qua ngày sang nhữngcông việc có thu nhập cao hơn đang chậm lại, dù lao động dư thừa vẫn còn Đây là dosai lầm trong quản lí kinh tế vĩ mô và nền sản xuất hướng nội, trì trệ kéo dài tới tậnnhững năm 1990, khi những nước này vấp phải những giới hạn của quá trình dịchchuyển lao động Tuy nhiên, có một số nước đã vượt lên được, xác lập vị trí vữngvàng trong chuỗi giá trị toàn cầu (ví dụ ở Brazil đã hình thành ngành nông nghiệpcông nghệ cao, công nghiệp khoan dầu ngoài biển sâu và công nghiệp sản xuất máybay)

Ngược lại, các nước đang phát triển ở châu Á lại dựa chủ yếu vào thương mại quốc

tế nhằm đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động bằng cách tự mình tham gia vàonhững lĩnh vực cần nhiều lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu Những tiến bộ trongcông nghệ thông tin liên lạc và cước vận chuyển rẻ cũng như hàng rào thương mạiquốc tế giảm đã tạo nhiều thuận lợi cho xu hướng này

Con đường từ thu nhập thấp (tính theo đầu người) lên mức trung bình và sau đó làlên mức cao đồng nghĩa với việc gia tăng tỉ lệ dân chúng chuyển từ những công việcchỉ đủ sống qua ngày sang những công việc đơn giản của thời hiện đại và sau đó làsang những công việc phức tạp hơn Ngành thương mại quốc tế đã mở rộng cửa chocon đường này, nhưng những cải cách trong lĩnh vực định chế, nền giáo dục chấtlượng cao và việc tạo ra những tài sản vô hình tại chỗ là vấn đề then chốt cho sự tiến

bộ bền vững trong dài hạn Hàn Quốc là thí dụ rõ nhất về việc một nước biết tận dụng

cơ hội để leo lên các nấc thang thu nhập

II Hướng giải quyết cho các nước đang phát triển

- Để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, các nước đang phát triển cần tận dụnghơn nữa nhóm lao động có thu nhập thấp ở nông thôn và số lao động bán thất nghiệp ởkhu vực đô thị vì đây là nguồn lực còn chưa được khai thác triệt để Nếu chuyển đổi

Trang 15

nghề nghiệp thành công cho nhóm người này thì tổng năng suất lao động toàn xã hội

sẽ gia tăng Để điều này thành công trên bình diện toàn cầu thì bản thân các nước cómức thu nhập trung bình phải vượt qua các rào cản trên con đường dẫn tới mức thunhập cao hơn, và bằng cách đó, tạo ra nhu cầu mới đồng thời tiếp tục chuyển giao cơhội chuyển đổi nghề nghiệp cho những người lao động ở các nước nghèo hơn

- Các nước có mức thu nhập trung bình nhưng giàu tài nguyên trực diện với conđường riêng của mình, một con đường đã được mở rộng ra nhờ sự tăng giá các nguyênvật liệu trong một thời gian dài, kèm theo sự dịch chuyển trong cơ cấu GDP toàn cầu.Khác với hoạt động sản xuất công nghiệp, ngành khai thác tài nguyên thiên nghiênthường có những tính chất đặc thù, tạo cơ hội cho việc hình thành các năng lực ở địaphương trong những hoạt động kinh doanh tầm cao (sinh nhiều lợi nhuận) Tuy nhiên,thách thức gắn liền ở đây là làm sao để duy trì phát triển theo cách này một cách bềnvững

- Trong khi phần lớn các nước tiến từ trạng thái thu nhập thấp lên thu nhập trungbình đều đi qua một con đường nói chung là giống nhau thì những giai đoạn tiếp theocủa họ sẽ đòi hỏi những dạng kinh nghiệm phong phú khác nhau về cải cách thể chế

và tích lũy tài sản vô hình Căn cứ vào triển vọng phát triển không lấy gì làm tốt đẹpcủa những nền kinh tế tiên tiến, động lực của nền kinh tế thế giới hiện nay sẽ phụthuộc vào mức độ thành công của các nước nghèo và các nước thu nhập trung bình khi

nỗ lực tiến lên những bậc thang thu nhập mới

III Bẫy thu nhập trung bình ở một số nước đang phát triến

1 Bẫy thu nhập trung bình ở Philippine

Điển hình chúng ta có thể thấy như ở trường hợp của Philippin Vào những năm củathập niên 1950, Philippin là nước phát triển chỉ sau Nhật Bản, cao hơn cả Hàn Quốc.Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Philippincao gấp đôi Thái Lan nhưng đếngiữa thập niên 1980 Thái Lan đã theo kịp Philippin và đến năm 2000 hai nước đảongược vị trí của năm 1960 Năm 1985, GDP bình quân đầu người của Philippin caogấp 3,5 lần Trung Quốc nhưng sau năm 2000, Trung Quốc đã vượt Philippin

Sự lãnh đạo yếu kém và không kiên định trong giai đoạn từ năm 1965 đến 1986 bịcoi là một nguyên nhân khiến đất nước Philíppin thất bại Tỷ lệ đầu tư so với GDP của

Trang 16

Philíppin đã luôn ở mức thấp trong 20 năm qua dẫn tới việc kết cấu hạ tầng yếu kémgây cản trở kinh doanh Một vấn đề nữa đối với Philíppin là những yếu kém trong lĩnhvực tài chính công Thuế thu được tính theo GDP vẫn ở mức thấp hơn so với mứctrước năm 1997, trong khi nợ của nhà nước vẫn cao, khoảng 75% GDP.

Các doanh nghiệp Philíppin còn mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới dokhông có môi trường, cơ chế tạo ra các khuyến khích cần thiết để doanh nghiệp đầu tưđổi mới công nghệ, cải thiện năng suất và chi phí kinh doanh quá cao Thêm vào đó,nạn tham nhũng hoành hành, lan rộng và thấm sâu trong xã hội, hoạt động kinh tế phụthuộc nhiều vào sự bảo hộ chính trị của giai tầng thống trị Các cơ chế cho phát triển

bị chi phối bởi những người có đặc quyền đặc lợi

Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chỉ ra rằng, những trở ngại

cơ bản đối với tăng trưởng của nền kinh tế Philíppin là: (1) Các điều kiện tài chínhquá chặt chẽ; (2) Kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông và phân phối điện;(3) Lòng tin của giới đầu tư kém do những bất ổn chính trị; (4) Phát triển ngành chếtạo không theo nhu cầu thị trường

Như vậy, có thể rút ra một số nguyên nhân chính khiến Philíppin không thoát khỏibẫy thu nhập trung bình như sau:

- Tiết kiệm và đầu tư thấp Tỷ lệ tiết kiệm thấp đã làm cho Philíppin không đủnguồn lực để tích lũy các nhân tố, đặc biệt là công nghệ cho tăng trưởng dài hạn

- Một hệ quả khác của tỷ lệ tiết kiệm thấp là tình trạng thâm hụt thương mại trầmtrọng do cả xuất khẩu giảm xuống lẫn nhập khẩu tăng lên bởi chiến lược công nghiệphóa của Philíppin và việc xây dựng kết cấu hạ tầng

- Quản lý tài chính yếu kém Mặc dù bức tranh tài chính của Philíppin đã được cảithiện nhiều trong những thập niên trước, nhưng các biện pháp để tạo nguồn thu tàichính cho Chính phủ lại không được cải thiện, từ đó không thể cung cấp được cácdịch vụ kinh tế và xã hội nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

Trang 17

- Nỗ lực cải cách thiếu kiên quyết và nhất quán Sự thiếu ổn định về chính trị ởPhilíppin đã làm giảm động lực cải cách của giới hoạch định chính sách, đặc biệt làtrong việc xóa bỏ bảo hộ, độc quyền và giải quyết vấn đề nông dân.

2 Bẫy thu nhập đối với Malaysia

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2009): “ Thách thức về trung hạn quantrọng nhất đối với kinh tế Malayxia là gia nhập vào nhóm các nước có thu nhậpcao Malaixia đă tăng trưởng vững chắc trong vài thập kỷ qua, nhưng vẫn còn phụthuộc vào mô hình kinh tế dựa vào tích lũy vốn là chủ yếu Mặc dù đã đạt được nhiềuthành công trong quá khứ nhưng khả năng tăng trưởng của Malayxia vẫn tụt hậu so vớicác nền kinh tế khác trong khu vực Nền kinh tế dường như bị mắc vào bẫy thu nhậptrung bình không thể duy trì tính cạnh tranh của một nhà sản xuất khối lượng lớn vớichi phí thấp, cũng như không thể nâng cấp chuỗi giá trị và tăng trưởng nhanh bằngcách thâm nhập vào các thị trường hàng hóa và dịch vụ mang tính tri thức và sáng tạođang tăng trưởng mạnh” Thủ tướng Malayxia Najib Tun Razak, người nắm quyền vàotháng 4 năm 2009, đă coi việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình là mục tiêu kinh tế quantrọng nhất của chính phủ Để đạt được mục tiêu đề ra, thủ tướng Najib muốn huyđộng các chính sách và nguồn lực hiện có để tự do hơn nữa nền kinh tế, thúc đẩy đầu

tư tư nhân, hình thành các ngành tạo giá trị mới, cải cách ngân sách, phát triển nguồnnhân lực - được coi là năm trụ cột trong “Mô hình kinh tế mới” của ông:

Mô hình kinh tế mới của Malaixia

Trang 18

Thực hiện công nghiệp hóa và kết hợp chính sách hợp lý, tận dụng tốt luồng vốnFDI Malaysia tăng trưởng ấn tượng Tuy nhiên, năng lực khu vực tư nhân còn yếu sau nhiều thập kỷ tăng trưởng bởi các lý do: Phụ thuộc vào nước ngoài, không nội lựchóa được giá trị và năng lực, rủi ro cạnh tranh về áp lực tiền lương luồng FDI chuyểndần sang Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam

Phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính châu Á (1977-1999), Chính phủMalaysia dự báo rằng tăng trưởng GDP hằng năm từ 7,0% (1991-2000) lên 7,5%(2001-2010) Tỷ lệ tăng trưởng cao hơn này được tạo ra bởi sự chuyển đổi nền kinh tếMalaysia thành một nền kinh tế tri thức, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đóng gópvào tăng trưởng 3,2 phần trăm so với 1,8 phần trăm trong giai đoạn 1991-2000 Sự lạcquan này trước khi có cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Thực tế, các quốc gia lân cận

có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều như (Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) Một

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w