Hàn Quốc bắt đầu từ nền kinh tế có mức thu nhập thấp – đã cất cánh vào cuối những năm 1960 và đã cải thiện thu nhập một cách nhanh chóng. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong bốn con rồng châu Á, với khả năng tăng trưởng ở mức cao và có chiều sâu. Để đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên, đó là một quá trình cải cách, đổi mới, với nhiều chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế:
- Tập trung tăng trưởng xuất khẩu.
- Đầu tiên, với triết lý cơ bản của chính quyền của Tổng thống Park Chung Hee lúc đó là “xuất khẩu là hàng đầu” và “xây dựng đất nước bằng thúc đẩy xuất khẩu”. Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp mạnh mẽ bằng việc cung cấp các nguồn đầu tư và các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. Tất cả những ngành xuất khẩu đều được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, hỗ trợ trong giai đoạn ban đầu.
- Sau khi củng cố khả năng công nghệ, vào những năm giữa thế kỷ XX, Hàn Quốc đã bắt đầu tự do hóa thương mại bằng việc giảm thuế quan.
- Dựa vào sở hữu trong nước, có xu hướng công nghiệp hóa kiểu “cú hích lớn”. Nâng cấp và tái cấu trúc ngành công nghiệp từ thâm dụng vốn và lao động sang thâm dụng công nghệ.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao có kĩ năng phục vụ cho quá trình phát triền ngành công nghệ cao và xuất khẩu nhân lực có kĩ năng sang các nước khác. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
- Việc tập trung vào xuất khẩu cũng là một hướng đi đúng cho Việt Nam với thế mạnh về hàng nông sản. Bên cạnh đó thị trường nội địa cho nông sản Việt Nam cũng cần được quan tâm chú trọng.
- Học tập từ Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng những chính sách khuyến học, tạo cơ hội đi học tập ở nước ngoài, khuyến khích sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học, mở thêm nhiều trường dạy nghề ở các vùng nông thôn, vùng nghèo.