Liên hệ từ Thái Lan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31)

Thái Lan mặc dù đã có những tăng trưởng nhất định trong tiến trình công nghiệp hóa, nhưng cùng với Malaysia, Thái Lan chưa thành công trong vượt “bẫy thu nhập

trung bình”. (GDP bình quân đầu người: 3.973 $; theo ước tính của IMF 2009).

- Dựa vào nguyên tắc tăng trưởng kinh tế dựa trên công nghiệp hóa phải thông qua sự phát triển của ngành chế tạo.

- Tuy nhiên, Thái Lan hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên như trước khủng hoảng. Việc tái cơ cấu kinh tế đã không xảy ra. Theo nhiều đánh giá, nền công nghiệp Thái Lan hiện nay chủ yếu gia công và lắp ráp, nghĩa là Thái Lan chưa làm chủ được công nghệ, mà chủ yếu vẫn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

- Sự phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan là nhờ tăng trưởng xuất khẩu và tiêu dùng tư nhân do các khuyến khích tài chính và tín dụng chỉ định.

- Tuy nhiên vốn đầu tư tư nhân tại Thái Lan lại tập trung vào xây dựng dân dụng chứ không phải ngành chế tạo như tiêu chí ban đầu(sự bất ổn chính trị làm mất lòng tin của các nhà đầu tư).

- Thái Lan đang dần mất đi lợi thế so sánh do “mắc kẹt” trong sức ép từ các nước xuất khẩu hàng hóa thâm dụng lao động giá rẻ, cũng như hàng công nghệ cao từ các nước phát triển hơn. Việc thiếu hụt lao động kỹ năng sẽ tạo ra những rào cản cho tăng trưởng của nước này.

- Sự bất bình đẳng và chênh lệch trong chính sách phát triển giữa các khu vực, vùng miền và các nhóm người trong xã hội, tạo ra những khía cạnh tiêu cực về mặt xã hội.  Liên hệ thực tiễn Việt Nam

- Việt Nam cũng cần chú trọng đến việc phát triển đồng đều giữa các khu vực vùng miền khi nước ta vẫn đang có nhiều tỉnh nghèo, còn nhiều nguồn lực chưa khai thác hết, sự đầu tư vẫn tập trung vào các thành phố lớn và khu trọng điểm công nghiệp.

Tình trạng này còn dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều gây ra nhiều vấn đề xã hội.

- Ổn định chính trị và khiến cho nhân dân tin vào Chính Phủ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng trưởng dài hạn và thoát khỏi bẫy này. Nhìn từ bài học của Thái Lan để thấy hậu quả của việc bất ổn chính trị nội bộ. Không những từ cấp cao mà còn toàn bộ bộ máy chính quyền địa phương phải tạo lòng tin trong dân chúng. Làm việc minh bạch là điều mà nhân dân mong muốn.

- Việc tái cơ cấu nền kinh tế cũng là đòi hỏi bức thiết lúc này của Việt Nam. Chính phủ cũng đã có hướng đi đúng đắn với 3 hướng chính: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việc thực hiện tái cơ cấu này nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thu hút nguồn vốn đầu tư tránh việc để mất nhiều cơ hội.

IV. Đề xuất giải pháp cho Việt Nam thoát khỏi “Bẫy thu nhập trung bình”

Lịch sử thoát nghèo để trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình là hết sức gian nan và có thể do sự chi phối của những yếu tố ngẫu nhiên hay bất ngờ của hoàn cảnh, nhưng dẫu sao nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã thực hiện được. Tuy vậy, từ thoát nghèo đến giàu có và thịnh vượng lại là một quá trình phức tạp, khó khăn và khó kiểm soát hơn gấp nhiều lần. Để rút ngắn con đường phát triển và tránh được những cái bẫy làm cản trở sự phát triển, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, trong đó có kinh nghiệm về tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Xuất phát từ nguyên nhân của nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước mắc “bẫy thu nhập trung bình” như Inđônêxia, Philipin,Thái Lan, Trung Quốc….cũng như các nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình điển hình như Hàn Quốc, Đài Loan…để đề ra giải pháp nhằm tránh nguy cơ mắc phải “bẫy thu nhập trung bình” ở Việt Nam.

Thứ nhất,Việt Nam cần đặt mô hình đúng cho nền kinh tế và cải tiến cơ chế hoạt động của nó. Thời đại ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, với thị trường rộng mở trong một thế giới toàn cầu hóa, với trí tuệ và năng lực của con người vượt trội nhiều lần so với cách đây chỉ vài chục năm, các quốc gia hoàn toàn có thể không cần đến 25-30 năm để trở nên giàu có. Đầu tư ngay vào khoa học &

công nghệ, đổi mới – sáng tọa lúc này sẻ có hiệu quả không cao, thậm chí không hiệu quả, gây lãng phí.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua Việt Nam đã có những chính sách đầu tư khoa học công nghệ cho các ngành công nghiệp như ô tô, thép, xi măng, cơ khí chế tạo, thậm chí cả chăn nuôi, trồng trọt nhưng đều mang lại hiệu quả chưa cao do cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, không nắm bắt được nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ thì đầu tư vào khoa học & công nghệ không thể phát huy được ưu thế của mình. Thậm chí quá chú trọng vào việc phát triển một số công nghệ mũi nhọn thì làm chênh lệch về cơ sở hạ tầng gia tăng, làm mất tính cân đối và dẫn đến đổ vỡ. Ngay cả Malaysia, nước tiên tiến hơn Việt Nam, trong mô hình kinh tế mới “Malaysia One” để thoát bẫy thu nhập trung bình cũng đặt ưu tiên hàng đầu vào cải tiến cơ chế, nó được đề ra từ lãnh đạo cao nhất mà không một bộ, ngành, lĩnh vực nào có tầm để đưa ra.

Thứ hai, xây dựng nội lực cho nền kinh tế, xuất phát từ nâng cao chất lượng của giáo dục và đầu tư cho các hoạt động sáng tạo. Bằng cách này Việt Nam sẽ có được một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng và đây chính là điều cần thiết để các bạn có thể đối phó với những thay đổi ngày càng nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh cải tiến nền giáo dục còn cần kết hợp đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực kịp thời nhằm năng cao năng suất lao động và tạo nghành công nghiệp mới.

Theo ông Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo cho rằng, Việt Nam cần tăng cường giá trị gia tăng chứ không phải dựa vào ODA, hay nguồn tài nguyên, hay lực lượng lao động đông đảo và cần cù. Việt Nam sẽ mất dần những lợi thế truyền thống đó. Vấn đề trước mắt không phải là nguồn vốn, trang thiết bị mà chính là nguồn lực con người. Trên thực tế, vấn đề năng lực, khả năng của con người ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị thị trường, vươn ra quốc tế vẫn chưa được làm tốt.

Vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay có thể thấy, đang rất thiếu và yếu trong mảng chính sách. Đơn cử như trong hoạt động hoạch định chính sách công nghiệp, nội dung và cấu trúc chính sách thì lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của thị trường, không có tính tự chủ; quy trình và việc tổ chức hoạch định chính sách còn sơ

khai; các cán bộ, công chức, chuyên viên Việt Nam còn trì trệ trong việc thực hiện cải cách hoạch định chính sách.

Việc đào tạo con người rất quan trọng. Việt Nam cần đào tạo những kỷ sư, nhà khoa học, nhà chính trị, nhà hoạch địch chính sách….có chất lượng cao hơn, là người vừa lĩnh hội, vừa đưa ra được các phát kiến mới đóng góp cho phát triển nền kinh tế. Chương trình đào tạo của Việt Nam cần liên hệ thực tiễn và thực hành nhiều hơn, không nên áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách máy móc.

Thứ ba, ưu tiên hàng đầu việc ổn định kinh tế vĩ mô để bảo đảm được lòng tin của thị trường và của người dân, từ đó ngăn chặn và đối phó thành công với những bất ổn, biến động của thị trường trong và ngoài nước. Cam kết chính trị về ổn định kinh tế vĩ mô một cách mạnh mẽ, rõ ràng, nhất quán và cam kết đó phải được hỗ trợ bởi các chính sách cụ thể, rõ ràng và khả thi.

Thứ tư, xác định rõ ràng chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Mặc dù một phần quan trọng của tăng trưởng của Việt Nam dựa vào xuất khẩu nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cụ thể và rõ ràng. Chiến lược này, như các quốc gia thành công đi trước, là để nhằm khai thác tính kinh tế theo quy mô của thị trường thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, nó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đạt được hiệu quả nhờ quy mô và phát triển theo chiều sâu về kỹ năng sản xuất.

Thứ năm, khuyến khích các tập đoàn kinh tế (không phân biệt sở hữu) phục vụ những mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Sự can thiệp của Nhà nước theo hướng tạo ra một khu vực doanh nghiệp năng động, có khả năng cạnh tranh quốc tế, không phân biệt sở hữu.

Thứ sáu, cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia một số lĩnh vực mà hiện chỉ có các doanh nghiệp nhà nước hoạt động, hay phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động, dựa trên những tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia.

Thứ bảy, áp dụng một số hình thức quản trị hiện đại như một đột phá về thể chế thông qua hình thành các khu kinh tế đặc biệt theo hướng tự do, hiện đại và quốc tế hóa, để có bước nhảy vọt về chất cho các khu kinh tế tự do hiện nay.

Thứ tám, xây dựng các cơ quan tư vấn chiến lược trực thuộc những người đứng đầu đất nước với đội ngũ trí thức tài năng, có chuyên môn, có khả năng kết nối với các nhóm chuyên gia hàng đầu thế giới để có thể đánh giá định kỳ và đề xuất các kiến nghị chính sách kinh tế và khoa học.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31)