Về cơ bản, mô hình tăng trưởng Việt Nam bao gồm các điểm chính: coi mở cửa và hội nhập khu vực là yếu tố tiên quyết đối với tăng trưởng, củng cố thương mại nội vùng và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiết kiệm và đầu tư ở mức cao, chuyển đổi năng động cơ cấu công nghiệp, đô thị hóa và di cư nông thôn – thành thị, giải quyết các vấn đề liên quan đến tăng trưởng như chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông...
Sau hơn 25 năm Đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu rất có ý nghĩa trong thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân,… Những thành tựu đó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ bản chất của quá trình Đổi mới: đó là đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội cùng với mở rộng cơ hội và quyền lựa
chọn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân thông qua việc tiến hành những cải cách định hướng thị trường và “mở cửa”, hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên thực tế, mô hình phát triển của Việt Nam đã chứa đựng nhiều yếu tố đáp ứng tư duy mới về phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay: có sự kết hợp giữa Nhà nước, thị trường và hội nhập, chính sách kinh tế với chính sách xã hội, môi trường,… Ý tưởng chủ đạo trong xây dựng mô hình phát triển đã được Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” và gắn với “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đồng thời, thực tiễn Đổi mới, cải cách ở Việt Nam cũng cho thấy sự phức tạp của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Dấu ấn tư duy quản lý nhà nước, nhất là trong phân bổ nguồn lực của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung còn khá đậm nét; khuôn khổ pháp lý còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn (cả trong thể hiện văn bản và thực thi), và có những điểm chưa thật tương thích với cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập. Hiệu lực thực thi, khả năng giải trình yếu, và việc thiếu ràng buộc trách nhiệm của bộ máy là những vấn đề bất cập. Sự phối hợp hoạch định, thực thi chính sách, giám sát và trao đổi phản hồi cũng còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thiếu sức cạnh tranh, các chính sách và thể chế còn yếu kém so với chuẩn mực các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, vẫn chủ yếu do công ty nước ngoài nắm giữ, trong khi giá trị mà người lao động và các công ty trong nước còn hạn chế.
II. Đặc điểm của bẫy thu nhập trung bình Việt Nam.
Các nước đạt tới mức thu nhập trung bình (TNTB) bằng các cách khác nhau. Việt
nam đạt mức thu nhập trung bình thấp bằng cách khác với các nước khác. Ở các nước, người ta xuất phát từ các nền kinh tế đó tận dụng tối đa hiệu quả hay nói khác là cạn kiệt hết cả ba yếu tố là vốn, năng suất lao động, lao động mà mức độ tiên tiến của các nghành kinh tế đó cho phép. Nói cách khác là nền kinh tế, đặc biệt là năng suất lao động đã phát huy hết hiệu quả của nó. Và nếu không chuyển sang các mô hình kinh tế với năng suất cao hơn thì nền kinh tế đó không tăng trưởng được nữa.
Việt nam đạt thu nhập trung bình thấp chủ yếu thông qua xuất khẩu khoáng sản, nguyên vật liệu dưới dạng thô hay mức độ gia công rất thấp. Ngoài ra nền công nghiệp hay sản xuất - gia công vào loại giản đơn, lạc hậu với giá trị gia tăng thấp nhất khu vực. Thêm vào đó, sự thổi phồng quá đáng giá bất động sản do tâm lý xã hội làm tăng trưởng nhanh hơn. Các động lực kinh tế này khác với các ngành công nghiệp theo định hướng phát triển ở chỗ nó không mang lại tính bền vững, ít dựa vào con người với lao động sáng tọa của họ. Và một điều khác cơ bản nữa là phát triển các yếu tố này không dẫn đến việc tọa ra cơ sở (vật chất, phi vật chất), nền tảng cho nền công nghiệp hay mô hình kinh tế tiên tiến hơn và ngày càng dựa vào yếu tố con người. Đó là đặc điểm thứ nhất của việc đạt mức thu nhập trung bình của Việt Nam. Nếu mô hình nền kinh tế đúng thì phải dùng khoa học & công nghệ, đổi mới - sáng tạo, giáo dục - đào tạo để thoát bẫy. Nhưng nếu mô hình chưa đúng mà tăng thêm tri thức vào nữa thì giống như làm tăng tốc cho nền kinh tế đi theo hướng sai lệch.
Đặc điểm thứ hai của bẫy thu nhập Việt Nam là tính cạnh tranh thấp. Công nghiệp Việt Nam có tính cạnh tranh thấp, giá thành sản xuất - chế biến cao hơn so với các nước trong khu vực. Giá thành cao nguyên nhân là do hiệu quả thấp của quá trình sản xuất - kinh doanh, tức là tính kém hiệu quả của đồng vốn, của năng suất lao động và của lao động. Rõ ràng là về vốn ta chưa đầu tư hiệu quả, chưa có chủ thuyết nhất quán về công nghiệp hoá, còn thất thoát cao, quản lý và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.. Về yếu tố tổng hợp năng suất lao động, ta chưa tận dụng được hiệu quả. Nhưng quan trọng nhất là ta chưa tạo ra một môi trường thuận lợi mang tính thị trường cho toàn bộ nền kinh tế. Giá thành sản xuất - chế biến của ta cao không phải do đã làm việc hiệu quả mà do yếu kém trong quản lý kinh tế. Nếu như vậy, giải pháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn chi phí cần làm ngay là: cải tiến cơ chế để tạo ra môi trường kinh doanh tốt. Chú trọng ngay vào khoa học & công nghệ, công nghệ cao, vv khi những điều trên còn làm chưa tốt sẽ là không hiệu quả, lãng phí. Việc tăng TFP nhưng không đóng góp hiệu quả cho tăng trưởng là điều nhiều học giả, nhà quản lý quốc tế khó hiểu. Lý do là họ thường hay coi việc tăng TFP nhất định sẽ giúp tăng trưởng mà chưa chú ý đến các điều kiện khác.
III. Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Thái Lan
Sự thành công và thất bại trong quá trình thoát khỏi “ bẫy thu nhập trung bình” của một số nước trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc và Thái Lan đã để lại nhiều bài học có giá trị mà chúng ta cần phải học hỏi.