Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
191,42 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM GV: Th. Nguyễn Thị Hai Hằng Lớp: K09404A Nhóm 1: 1. Võ Thị Như K094040583 2. Lê Thị Quy K094040593 3. Nguyễn Thị Tươi K094040633 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2013 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hệ thống ngân hàng được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống trung gian tài chính. Bởi vậy, hoạt động ngân hàng cần phải luôn thông suốt, hiệu quả và an toàn để duy trì sự vận hành trôi chảy các hoạt động trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Quy mô vốn tự có là một trong nhưng tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động dinh doanh ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện. Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), quy định cụ thể liên quan đến quyết định đầu tiên là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM). Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Đến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Như vậy, quản lý nhà nước đối với mức độ đủ vốn của các NHTM luôn hướng theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng việc quản lý an toàn vốn xét cả góc độ cơ quan quản lý vĩ mô cũng như từ góc độ quản trị công ty của các NHTM đã cho thấy nhiều tồn tại cần giải quyết để đảm bảo một hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh. Bài tiểu luận này hướng tới giải quyết 3 vấn đề chính: một là, giới thiệu sơ qua về quy định mức an toàn vốn tối thiểu của hiệp ước Basel và của NHNN Việt Nam; hai là, đánh giá mức độ đáp ứng quy định về an toàn vốn tối thiểu của các NHTM tại Việt Nam 3 theo từng giai đoạn; cuối cùng là đưa ra giải pháp nhằm áp dụng tốt quy định về an toàn vốn tối thiểu của các NHTM tại Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng thực hiện tiểu luận một cách tốt nhất nhưng không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong có sự đóng góp, bổ sung của Giảng viên cũng như các bạn Sinh viên để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn! Tập thể nhóm 1 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 1. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 35 Ngân hàng thương mại cổ phần, 50 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. (Xem cụ thể tại phụ lục) 2. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay (bối cảnh tái cơ cấu kinh tế) - Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào khu vực ngân hàng: Tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống TCTD/GDP cao hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương trong khu vực, cho thấy khi khu vực ngân hàng không thực hiện được tốt chức năng dẫn vốn với quy mô từng đảm đương thì nền kinh tế tất yếu sẽ bị suy giảm mạnh và ngược lại, hệ thống ngân hàng dễ dàng bị tổn thương khi kinh tế vĩ mô bất ổn. Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống TCTD/GDP đạt 200% và tỷ lệ dư nợ tín dụng cho nền kinh tế/GDP đạt trên 100%. - Tổng tài sản của hệ thống TCTD tăng trưởng nhanh qua các năm, tuy nhiên, rất không đồng đều giữa các khối và chứa đựng yếu tố “tăng ảo”. Nhìn chung toàn hệ thống, tài sản của khối NHTMCP thường dẫn đầu, tiếp đến là khối ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), khối nước ngoài bao gồm ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHLD&Nngoài); sau cùng là khối các TCTD phi ngân hàng và các tổ chức khác. Điều này hàm ý, tổng tài sản đã bị tăng ảo mạnh và quy mô bảng tổng kết tài sản thường bị “thổi phồng”. - Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của hệ thống diễn biến theo chiều hướng xấu đi, khi mà hoạt động lõi của các ngân hàng - huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư để cho vay ra nền kinh tế, ngày càng chiếm tỷ trọng giảm dần tương ứng so tổng nguồn vốn và tổng tài sản. Nguồn vốn của nhiều TCTD giờ đây phụ thuộc nặng nề hơn vào thị trường liên ngân hàng và các nguồn vay mượn khác (từ nước ngoài, từ 5 NHNN,…). Hệ số đòn bẩy tài chính gia tăng những năm gần đây cũng chỉ ra quy mô vốn chủ sở hữu đang giảm sút tương đối so tổng tài sản. Bên vế sử dụng vốn, tỷ trọng đầu tư vốn trên thị trường, đầu tư giấy tờ có giá, góp vốn, mua cổ phần cũng tăng đáng kể qua các năm. Điều này đưa đến câu hỏi: phải chăng các NHTM Việt Nam đang sao nhãng dần bản chất “thương mại” vốn có của nó? liệu có cần các quy định nhằm tách bạch giữa hai hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, khi mà trình độ quản lý của các cơ quan điều tiết và giám sát thường không theo kịp thị trường? - Tốc độ tăng trưởng tín dụng thường rất cao trong những năm trước đây, đã suy giảm mạnh trong các năm 2010 và 2011(Từ mức 40% năm 2009, xuống 29% năm 2010 và còn 13% năm 2011, rồi -2.1% cuối Quý I-2012) và thậm chí chuyển sang âm trong suốt 5 tháng đầu năm 2012, đi kèm theo là tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh, đạt mức 10% theo công bố của Thống đốc tại kỳ họp 3 Quốc hội khóa XIII. Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn có thể thấp hơn nữa nếu loại bỏ hư số do hiện tượng tiền ảo hay do nhiều ngân hàng cố ý “làm đẹp” số liệu kế toán cuối các năm tài chính gần đây. Đồng thời, con số tăng trưởng này cũng có thể sẽ tăng lên đáng kể khi hiện tượng các TCTD “lách” hạn mức tín dụng phi sản suất hoặc “che đậy” tài sản kém chất lượng bằng cách biến tướng các khoản thực chất là cho vay thành đầu tư vào chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế, hay dưới dạng ủy thác đầu tư, phải thu khác, đặt cọc, ký quỹ,… Nợ xấu ngày càng đáng quan ngại không chỉ ở quy mô gia tăng nhanh, mà còn ở việc nợ nghi ngờ và nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng cao. Nợ cần chú ý cũng chiếm tỷ trọng lớn, tuy chưa phải tính vào nợ xấu, nhưng rõ ràng ẩn chứa nguy cơ nhanh chóng trở thành nợ xấu nếu tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến xấu và/hoặc nếu việc phân loại nợ được làm “thực chất” hơn. - Cơ cấu tín dụng cho thấy những quan ngại đáng kể. Số liệu báo cáo phân loại tín dụng theo kỳ hạn chỉ ra, dư nợ cho vay trung dài hạn toàn hệ thống chiếm tỷ lệ cao trong khi nguồn vốn huy động hầu hết là ngắn hạn. Sự lệch kỳ hạn này chính là một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thường xuyên căng thẳng thanh khoản, bên cạnh nguyên nhân lệch cơ cấu đồng tiền. Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm cao, trong đó, cho vay các tập đoàn kinh tế chiếm tới trên 50%. Câu hỏi đặt ra là liệu bao nhiêu % trong số này là nợ lưu cữu năm này qua năm khác (nợ 6 không có khả năng thu hồi)( ố liệu báo cáo đến cuối Quý I/2012, nợ xấu khu vực DNNN chỉ chiếm 11% tổng nợ xấu toàn hệ thống, là một con số đáng hoài nghi khi mà khu vực này có động cơ che giấu nợ xấu lớn nhất)? Khi tiến trình tái cơ cấu DNNN diễn ra thực sự, việc xử lý khối nợ xấu của thành phần kinh tế này sẽ là vấn đề lớn. Còn nếu chia tín dụng theo ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh, trong tổng số khoảng 250 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản (BĐS) của các TCTD được báo cáo (chưa tính các khoản cho vay dưới hình thức khác như đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đáo nợ qua ủy thác đầu tư, cho vay gián tiếp BĐS), số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ BĐS ước chiếm tới 90%. Trong bối cảnh thị trường BĐS tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục thì riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng. - Vốn điều lệ toàn hệ thống đã tăng nhanh, chủ yếu trong giai đoạn 2008 - 2011 theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các TCTD thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Vấn đề ở chỗ liệu việc tăng vốn có thực chất? Hiện tượng “nhóm lợi ích” và “sở hữu chéo”/ “sở hữu lẫn nhau” thông qua một “bên thứ 3” diễn ra khá phổ biến, đã làm cho quy mô vốn điều lệ cũng như tổng tài sản toàn hệ thống bị tăng ảo. Điều nguy hiểm hơn, tình trạng sở hữu chéo vốn thường dẫn đến hoặc luôn đi kèm với vấn đề “cho vay nhóm khách hàng liên quan” vượt xa tỷ lệ quy định - kênh chủ yếu để dẫn vốn tín dụng đến với các dự án nhiều rủi ro (bao gồm các dự án bất động sản, kinh doanh chứng khoán…). - Chất lượng tài sản suy giảm nhanh nhưng mức trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) đạt thấp. Theo các số liệu báo cáo, số dư quỹ DPRR tín dụng đều thấp so với tổng nợ xấu theo sổ sách. Điều này hàm ý mức độ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ bị đe dọa khi rủi ro diễn ra. - Các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định thực chất không bảo đảm. Tình trạng cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn (tỷ lệ cho vay trên huy động) của các TCTD rất cao và vượt mức an toàn. Toàn hệ thống luôn trong trạng thái mất cân đối nghiêm trọng cả về kỳ hạn lẫn đồng tiền giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Các tỷ lệ an toàn chi trả đạt mức thấp và hệ số an toàn vốn (CAR) thực chất cũng ở mức dưới thông lệ và cả so với 7 yêu cầu (một số TCTD thậm chí có CAR ≤ 0 tức, xét về mặt kỹ thuật, đã mất khả năng thanh toán/phá sản nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản. - Kết quả kinh doanh không thực chất; lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới. Cơ cấu thu nhập của hệ thống TCTD chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chưa kể, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR đúng, đủ và/hoặc tuân thủ thông lệ quốc tế, đồng thời hạch toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của các TCTD Việt Nam còn thấp hơn nữa. Những phân tích, đánh giá, nhận định trên đây cho thấy, hầu hết các TCTD hiện đang hoạt động kém an toàn, kém lành mạnh hơn và nguy cơ đổ vỡ hệ thống sẽ hiện hữu nếu bối cảnh kinh tế vĩ mô diễn biến xấu bởi sẽ làm trầm trọng thêm các yếu kém, dễ bị tổn thương tích tụ qua nhiều năm của ngành ngân hàng. Nợ xấu ngân hàng gia tăng nhanh thực sự là điều đáng lo ngại. Chính vì vậy, cần phải khẩn trương tiến hành tái cơ cấu hệ thống các TCTD trong bối cảnh tái cơ cấu chung của nền kinh tế. Có thể nói, những yếu kém hiện nay của một bộ phận các TCTD nếu không được xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia. Một hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ không thể huy động và phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tiền tệ. Cơ cấu lại hệ thống các TCTD là yêu cầu cần thiết để lành mạnh hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các TCTD, từ đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhất là, để thực hiện mục tiêu Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, Việt Nam cần phát triển một hệ thống các TCTD có quy mô lớn hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì hệ thống các TCTD càng cần phải được củng cố và phát triển để có đủ khả năng tận dụng cơ hội phát triển mới và đối phó với những biến động bất lợi của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. 8 9 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ƯỚC BASEL VÀ VIỆT NAM VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) 1. Các quy định của hiệp ước Basel về an toàn vốn (CAR) 1.1. Quá trình ra đời của hiệp ước Basel Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Đồng thời, quy định về vốn điều lệ của các NHTM ở các nước khác nhau, nên dẫn đến cạnh tranh không công bằng trong cùng một thị trường, đây là điều cấm kỵ trong cô chế hội nhập. Vì vậy lãnh đạo các nước phát triển đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thích hợp vừa khuyến khích cạnh tranh nhưng đảm bảo công bằng và an toàn cho người gửi tiền, đó là một trong những lí do quan trọng cho sự ra đời Hiệp ước Basel. Basel la yêu cầu về an toàn vốn do các ngân hàng thuộc các nước nhóm G10 khởi xướng và được Ủy ban Quản lí ngân hàng thuộc ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1988, xuất phát từ những cuộc khủng hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, mà đáng quan tâm nhất là sự sụp đổ của ngân hàng Herstatt ở Tây Đức vào thời điểm đó. Do tính thiết thực của nó nên cộng đồng các tổ chức tài chính, ngân hàng của hơn 100 nước khác cùng hưởng ứng. Để phù hợp với những thay đổi lớn của thị trường, Basel đã được cải tiến và sửa đổi lần thứ hai (Basel II) vào năm 2001 và có hiệu lực vào năm 2006. Ủy ban Basel bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 và một số nước có hệ thồng ngân hàng lớn mạnh hàng đầu thế giới bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Itaia, Nhật, Luxembua, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ đã kí Hiệp ước Basel (Basel Accord), một cơ quan gọi là Hội đồng Basel về giám sát ngân hàng quốc tế cũng đã được chính thức thành lập để theo dõi và chỉ đạo việc thực thi Hiệp ước. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã biểu thị đồng thuận tham gia tuân thủ Hiệp ước. Ủy ban Basel tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington hoặc tại Thành phố Basel (còn gọi la Basle) – Thụy Sĩ. Ban thư kí thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại Washington DC – Mỹ. 10 [...]... một lượng vốn mà ngân hàng có Xét trên mức độ quản lí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy t định, thông tư về quy định và điều chỉnh trong việc thực hiện tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu thì tình hình thực hiện tỉ lệ an toàn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn: 1 Giai đoạn áp dụng quy t định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM... tăng vốn tự có cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đưa tổng mức vốn tự có của khối này lên mức hơn 18.000 tỉ đồng, chiếm hơn 51% vốn tự có của toàn hệ thống Ta xét hệ số CAR của 5 ngân hàng thương mại: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MHB Do thị phần hoạt động của 5 ngân hàng này chiếm đến 70-75%, vì vậy, có thể nói sự an toàn trong hoạt động của nhóm ngân hàng này quy t định sự an toàn của toàn. .. quan đến kinh doanh chứng khoán) Năm 2006, Chính phủ ban hành danh mục về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng mà hiểu một cách đơn giản, đối với ngân hàng, đến hết năm 2010 phải có vốn điều lệ là 3000 tỉ đồng Những quy định này là môt bước tiến đáng kể trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đản bảo an toàn vốn của các ngân hàng tại Việt Nam Các chỉ tiêu về an toàn vốn của các tổ chức tín... TOÀN VỐN CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng Hệ số CAR cho biết mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn tự có của mình Tỉ lệ này thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tài sản có rủi ro, do đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu thể hiện số tài sản tối đa mà ngân hàng. .. cho các ngân hàng có quy mô, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; trong khi quy tắc xác định mức độ đủ vốn của Việt Nam áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng Thứ tư, là những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Ðiều 5 - Tại khoản 5.1 về các tài sản có rủi ro bằng 0, đối với các. .. vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM, nhằm tách biệt rõ hoạt động của một ngân hàng đơn năng và đa năng, đồng thời hạn chế việc các ngân hàng tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro của nhiều TCTD Việt Nam đang ở mức thấp 21 Thứ tư, về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Ðiều 4 của Thông tư 13 nêu rõ, nâng tỷ lệ an toàn vốn. .. trì mức vốn đó 2) Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Theo đó, giám sát viên nên thực hiện 13 một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này 3) Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn. .. không phải là 8% Do sai lầm trong định nghĩa vốn cùng với đó là tình hình khó khăn chung của toàn hệ thống nên trong năm năm tồn tại của quy t định này, không một ngân hàng tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đủ vốn theo yêu cầu của quy định trên Các ngân hàng thuộc 27 khối NHTM Nhà nước không đảm bảo được mức an toàn tối thiểu Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này đang trong tình trạng quá cao,... quy định tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% 28 Quy t định 457/2005/QĐ-NHNN ngoài các quy định nhằm bổ sung những hạn chế của quy t định 297, một số nội dung cũng được đưa vào nhằm bổ sung cho gần với Basel II Điểm đáng chú ý trong quy định này là việc tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng thương mại (hoạt động tín dụng và thanh toán là chủ yếu) và hoạt động của ngân hàng đầu tư (các nghiệp vụ liên quan... Mục đích của bộ đệm vốn ngược chu kỳ là để đảm bảo rằng các NH có đủ khả năng tài chính đối đầu với các sự kiện ngược chu kỳ kinh tế Vốn cho các NH quan trọng trong hệ thống Không có có Vốn bảo tồn vùng đệm 2 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn vốn 19 Thông tư 13/2010/TT-NHNN (Gọi tắt là Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD được ban hành ngày . ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM GV: Th. Nguyễn Thị Hai Hằng Lớp: K09404A Nhóm. tới giải quy t 3 vấn đề chính: một là, giới thiệu sơ qua về quy định mức an toàn vốn tối thiểu của hiệp ước Basel và của NHNN Việt Nam; hai là, đánh giá mức độ đáp ứng quy định về an toàn vốn tối. QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 1. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 35 Ngân hàng