ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (2)

34 749 1
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG  ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM NHÓM 21 Nguyễn Đức Anh K094040504 Nguyễn Đức Hưng K094040556 Phan Thanh Tuyền K094040632 TP.HCM, Năm 2013 2 MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2012 Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán (M2) trong mối tương quan đến chỉ số lạm phát Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu Biểu đồ 5: Vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 Biểu đồ 6: Tăng trưởng vốn điều lệ so với cuối năm 2011 Biểu đồ 7: ROA của các tổ chức tín dụng quý I năm 2012 Biểu đồ 8: ROE của các tổ chức tín dụng quý I 2012 3 Biểu đồ 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại năm 2012 Biểu đồ 10: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng qua 9 tháng đầu năm 2012 (%) Biểu đồ 11: Vốn tự có của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 (Đv: tỷ đồng) Biểu đồ 12: Vốn tự có của các tổ chức tín dụng tại cuối tháng 2/2013 (%) Biểu đồ 13: Hệ số CAR của các tổ chức tín dụng trong năm 2012 Bảng 1: Bảng tổng hợp vốn tự có của hệ thống NHTM đến 31/12/2005 (Đv: tỷ đồng) Bảng 2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số ngân hàng 2006-2009 Bảng 3: tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của một số ngân hàng năm 2010 4 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam ngày một phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm đạt trên 8%. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu một mốc son phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị APEC vào tháng 11/2006, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006. Các sự kiện trọng đại này tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Với những cam kết để gia nhập WTO, ngành ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Để hội nhập thành công trên “sân nhà”, các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng thương mại Quốc doanh - những đầu tàu mũi nhọn của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Một trong những nội dung hội nhập trong kinh doanh ngân hàng là tham gia vào những hiệp Ước quốc tế, trong đó có các cam kết về quản trị rủi ro ngân hàng. Quan trọng nhất trong các hiệp Ước quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng là Hiệp Ước mới về vốn (Basel II) của uỷ ban Basel, có hiệu lực từ 01/01/2007 với những chuẩn mực về an toàn vốn và những nguyên tắc thiết yếu trong vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Sự chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro theo Basel II không những thể hiện sự lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong hợp tác với các nhà đầu tư và cộng đồng tài chính quốc tế. Tuy Hiệp ước Basel II chỉ là một thông lệ quốc tế và việc áp dụng các quy định của Basel 2 là không bắt buộc, nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều sẵn sàng tuân thủ các quy định của Basel II. Tuy nhiên, Basel II vẫn có những hạn chế nhất định nên để khắc phục những hạn chế này, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel đã đưa ra tiêu chuẩn giám sát Basel III để hoàn thiện hơn quá trình hoạt động của ngân hàng. 1. Mục tiêu nghiên cứu 5 Thông qua việc nghiên cứu những quy định về tiêu chuẩn hoạt động của Basel III, chúng em muốn cung cấp thông tin một cách đầy đủ về các tiêu chuẩn quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng theo chuẩn của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel. Qua đó có thể khái quát được bức tranh toàn cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và cơ chế quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là tổng hợp và sử dụng số liệu thứ cấp của các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, các website để phân tích so sánh, đánh giá về khả năng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (Car) của các ngân hàng thương mại ở nước ta theo tiêu chí của Basel 3. 4. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Nội dung cơ bản của Basel III Chương 2: Tổng quan tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam Chương 3: Đánh giá khả năng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (Car) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương 4: Một số kiến nghị, giải pháp. CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BASEL III 1. Nội dung cơ bản của Basel III 1.1. Khái quát về hiệp ước vốn Basel III Vào những năm 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Nhằm củng 6 cố hoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) Không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát. (2) Việc giám sát phải tương xứng. 1.2. Quá trình hình thành Basel III Hiệp ước Basel lần thứ ba (Basel III) được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thông qua vào năm 2010 với lộ trình thực hiện ba năm (2013-2015). Tuy nhiên, đối với các quốc gia lại có tiến trình thực hiện khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế và quy mô hoạt động để đáp ứng lộ trình thực hiện theo Basel III. 1.3. Nội dung cơ bản của Basel III 7 1.3.1. Vốn cấp 1 - Vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận giữ lại - Lợi nhuận từ việc phát hành cổ phiếu - Lợi nhuận đầu tư vào các công ty con và quỹ dự trữ khác. 1.3.2. Vốn cấp 2 - Dự phòng đánh giá lại tài sản. - Dự phòng chung. - Công cụ vốn hỗn hợp. - Vốn vay với thời hạn ưu đãi. 1.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel 2 lên 6% trong Basel 3, đồng thời tỷ lệ vốn của cổ đông thường (common equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. 1.3.4. Phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân hàng áp dụng Yếu tố quan trọng thứ 3 của quy định mới về vốn là phương pháp giám sát an toàn vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống. Theo BIS, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Thứ nhất là giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Đó là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực. Việc thứ hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống. Như vậy, Basel 3 là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính. Lần đầu tiên trong các quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát an toàn vĩ mô được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng tổ chức tín dụng. Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức có tầm quan trọng đối với hệ thống. 8 1.3.5. Tiêu chuẩn thanh khoản đối với ngân hàng Quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng. Basel III đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản. Đây là điều đặc biệt quan trọngchưa có tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này. Tỷ lệ thanh khoản sẽ được ban hành vào 1/1/2015, giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những căng thẳng thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn. Thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tại từng quốc gia. Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ lệ trong quá trình chuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến. 1.3.6. Lộ trình áp dụng Basel III Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn cùng với phương pháp giám sát an toàn vĩ mô là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước G20 đã thống nhất rằng cuộc cải tổ này sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước. Ngoài ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của các quốc gia. Theo tinh thần như vậy, BIS đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bất đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018. Lộ trình cụ thể: -Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% vẫn được giữ nguyên. -Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu được bắt đầu áp dụng vào 1/1/2013 với mức 4,5%, và phải đạt được mức 6% trước 1/1/2019. -Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu cũng được bắt đầu áp dụng từ 1/1/2013 với mức 3,5%, và phải đạt được mức 4,5% trước 1/1/2019. -Tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn được bắt đầu tính từ 01/01/2016 với mức 0,625%, và hoàn thành mức 2,5% trước 1/1/2019. -Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 được áp dụng từ 1/1/2014 với mức 20%, và đến trước 1/1/2019 sẽ loại bỏ được 100%. 9 -Tỷ lệ đòn bẩy được thử nghiệm áp dụng trong khoảng thời gian từ 1/1/2013 đến 31/12/2016 với tỷ lệ 3%. Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực Basel 3 thì các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa chính thức đề cập tới việc áp dụng một chuẩn mực nào của Basel. Mặc dù các quy định trong những năm gần đây của Ngâ hàng Nhà nước (NHNN) như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN, Thông tư số 13, 19 năm 2010 cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn ở mức rất hạn chế. Việc các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chưa áp dụng các chuẩn mực của Basel một cách chính thức nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong khi các ngân hàng trên thế giới đã có những bước phát triển cao hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mạiViệt Nam. Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới. 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Trong những năm từ 2010 trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, những bất cập trong quản lý của các ngân hàng cũng như các khó khăn cũng nảy sinh trên nhiều mặt hoạt động, trong đó có vấn đề về vốn chủ sở hữu - là cấu phần vốn vô cùng quan trọng trong nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng thương mại. Do đó, đòi hỏi cần có những thay đổi mạnh mẽ trong nhìn nhận và quản lý vốn chủ sở hữu ngân hàng từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ các ngân hàng thương mại. Do đó, đòi hỏi cần có những thay đổi mạnh mẽ trong nhìn nhận và quản lý vốn chủ ngân hàng từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ các ngân hàng thương mại. 1. Phát triển kinh tế và sự phát triển của ngân hàng thương mại. Đánh giá về bối cảnh chung của hoạt động ngân hàng trong hơn 5 năm qua, có thể nói nền kinh tế đã chuyển qua những thái cực khác nhau trong giai đoạn này, một phần do tác động của nền kinh tế toàn cầu, và một phần do các yêu tố nội tại của nền kinh tế trong nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng với các chức năng vốn có của mình đã tham gia sâu sắc và tích cực trong phát triển kinh tế. So sánh giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng trong những năm qua, có thể thấy tín dụng ngân hàng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2012 [...]... ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TỶ LỆ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1 Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản: Vốn là điều kiện tiên quy t trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quy t định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trường trong nước... hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của vốn tự có Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vấn đề quản lý vốn của ngân hàng trở thành một yêu cầu pháp lý vì lợi ích của công chúng Một trong những chỉ tiêu quan trong nhất để quản lý an toàn ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này được xác định trên cơ sở vốn. .. giới Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quy t để cấp phép cho một ngân hàng thành lập và đi vào hoạt động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó Giá trị vốn thực có là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng và ngân hàng muốn tiếp tục hoạt động nhất thiết phải duy trì mức vốn đầy đủ Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toàn ngân hàng của. .. vì thế 13 các ngân hàng thương mại trong nước đã có cuộc đua tăng vốn điều lệ /vốn chủ sở hữu nhiều hơn nữa nhằm đảm bảo năng lực tài chính, giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam Yêu cầu tăng vốn đối với các ngân hàng Việt Nam chủ yếu xuất phát từ quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ so với các ngân hàng trong... PHÁP Vốn chủ sở hữu ngân hàng và quản trị vốn trong ngân hàng thương mại là một trong những môi quan tâm lớn của cả các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo các ngân hàng thương mại thực hiện đúng các chức năng của mình, đóng góp tích cực vào phát triển và ổn định kinh tế - xã hội với vai trò là trung gian tiền tệ Vốn và quản trị vốn phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động... được chuyển đổi thành các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, và các văn bản qui định của Chính phủ, cơ quan quan lý, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng đã phải chạy đua nhằm đáp ứng được yêu cầu về vốn tôi thiểu theo luật định là 1.000 tỷ và 3.000 tỷ tương ứng vào năm 2008 và 2010 (theo Nghị định 141-CP/2006 và Thông... với các ngân hàng phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý và con đường mà các ngân hàng thương mại đều hướng đến là tăng trưởng cho vay, tín dụng bằng mọi giá khi lợi nhuận chủ yêu của các ngân hàng tại Việt Nam là từ tín dụng Điều này dễ dẫn đến chất lượng tài sản suy giảm và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, hiệu quả trên vốn của các ngân hàng Biểu đồ 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương. .. xấu của toàn hệ thống lên đến 8,86% tổng dư nợ theo công bố của NHNN Việt Nam Mặc dầu theo các báo cáo tuân thủ của các ngân hàng, các hệ số an toàn vốn đã được đáp ứng, nhưng những thời điểm hết sức căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống ngân hàng những năm 2008, nửa cuối 2011 và nửa đầu 201 2 cho thấy hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là các ngân hàng nhỏ với số vốn tăng nhanh theo qui định của cơ... luận xung quanh cách thức phân bổ vốn ngân hàng vẫn đang diễn ra và vẫn còn tồn tại nhiều ý kiên khác nhau về vấn đề này 21 Năm là, các yêu cầu về giám sát tiền tệ theo các quỵ định của Basle đang và sẽ được áp dụng ở Việt Nam Với các ngân hàng Việt Nam, việc thực hiện các quy định được NHNN đưa ra như Quy t định 457/2005/QĐ-NHNN hay Thông tư 1 3/2010/TTNHNN được xem như đang tiệm cận đến các thông... với tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản Đây là hệ số cơ bản để đánh giá mức đủ vốn cho ngân hàng hoạt động an toàn, tỷ lệ này phải đạt mức tối thiểu theo quy định (phổ biến là 9%) Ngoài ra, còn có những quy định về các giới hạn an toàn hoạt động khác trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng như: giới hạn tối đa góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, mua cổ phần; giới hạn về cho vay tối . CHÍNH-NGÂN HÀNG  ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM NHÓM 21 Nguyễn Đức Anh K094040504 Nguyễn Đức Hưng K094040556 Phan. liệu thứ cấp của các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, các website để phân tích so sánh, đánh giá về khả năng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (Car) của các ngân hàng thương mại ở nước ta. thị trường Việt Nam. Yêu cầu tăng vốn đối với các ngân hàng Việt Nam chủ yếu xuất phát từ quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ so với các ngân hàng trong

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1:

  • NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BASEL III

  • CHƯƠNG 2:

  • TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

  • CHƯƠNG 3:

  • ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TỶ LỆ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

  • CHƯƠNG 4:

  • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan