Quan điểm và cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 45 - 46)

- Rừng trồng Keolai thuần loài Đất rừng trồng Keo la

2.4.1Quan điểm và cách tiếp cận

- Khả năng hấp thụ CO2 có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất sinh khối của rừng và cấp đất, vì vậy cách tiếp cận trong nghiên cứu này sẽ dựa vào cấp đất để xác định năng suất sinh khối của rừng và từ đó xác định lượng CO2 hấp thụ theo cấp đất và tuổi rừng.

- Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 theo cấp đất là một công việc khó, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cũng như kinh phí, vì vậy luận án đã áp dụng phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là biểu cấp đất rừng trồng Keo lai để áp dụng trong nghiên cứu này.

- 30 -

- Công tác tính toán và dự báo lượng CO2 mà rừng Keo lai hấp thụ là rất quan trọng, vì vậy ngoài việc nghiên cứu xác định các giá trị CO2 hấp thụ thực tế, cần phải tiến hành nghiên cứu xây dựng mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ với các nhân tố điều tra dễ xác định để xây dựng bảng tra CO2 và đề xuất hướng dẫn sử dụng.

- Sự tích lũy cacbon ở dạng sinh khối có mối liên quan mật thiết tới các tính chất lý, hóa, của đất. Do đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng Keo lai ở cấp tuổi khác nhau đến việc cải thiện độ phì nhiêu của đất và cũng là cơ sở khoa học để đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng. Đồng thời độ phì đất cũng liên quan mật thiết tới khả năng xói mòn đất dưới rừng, nên đề tài cũng đề cập nghiên cứu vấn đề này.

2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 45 - 46)