Về sinh trƣởng: Lê Đình Khả và cộng sự (1997) cho thấy, so với Keo tai tượng, Keo lai có tỷ trọng gỗ lớn hơn 13,2 23,5% trong lúc thể thể tích của nó lạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 30)

lớn hơn Keo tai tượng rất nhiều nên khối lượng gỗ lại càng lớn hơn Keo tai tượng. Còn so với Keo lá tràm tại Đông Nam bộ thì tỷ trọng gỗ tuy kém (15,9%) song thể tích lại lớn hơn nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn hẳn Keo lá tràm [12].

Một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, tính thích nghi của Keo lai và tính chất gỗ, tác dụng cải tạo độ phì của đất cho thấy với chu kỳ kinh doanh ngắn (7-8 năm) Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao về giá trị kinh tế và sinh thái môi trường. Năng suất bình quân năm đạt từ 20-25 m3/ha/năm cao gấp hơn 3 lần so với Bạch đàn Uro, Keo tai tượng năng suất bình quân chỉ đạt 6-8 m3 /ha/năm. Hiện nay đã có trên 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang trồng Keo lai với diện tích hàng chục ngàn ha. Viên Ngọc Nam, Hồng Nhật (2005) [27] đã nghiên cứu sinh khối cây Keo lai trồng tại một số tỉnh phía Nam cho thấy sinh khối Keo lai trồng đạt 46,69 - 52,11 tấn/ha ở tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và 82,22 - 19,68 tấn/ha đối với rừng 7 tuổi, lượng sinh khối tăng trung bình hàng năm 16,44 tấn/ha/năm. Nghiên cứu này đã sử dụng hàm tuyến tính có dạng log (W) = log(a) + log (D1,3) để mô tả tương quan sinh khối các bộ phận của cây với đường kính (D1,3).

- Về lập địa và kỹ thuật trồng: Trần Quang Việt và cộng sự (2001), đã đề xuất trồng Keo lai cho cả 9 vùng sinh thái có lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm, độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 30)