Ảnh hưởng của rừng trồng Keolai đến xói mòn đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 142 - 145)

, Mg2+ trong đất trồng Keo ở độ tuổi khác nhau tại Lƣơng Sơn Hòa Bình

3.4.12Ảnh hưởng của rừng trồng Keolai đến xói mòn đất

Xói mòn đất là một quá trình xảy ra do sự tác động tổng hợp của các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai, cây trồng và tác động của con người. Hậu quả của xói mòn đất là một lượng đất rất lớn đất, các chất dinh dưỡng trong đất và các vật liệu bề mặt bị mất, Xói mòn đất làm cho độ phì của đất giảm do đất bị chua, hàm lượng chất hữu cơ giảm, khả năng trao đổi hấp phụ cation và khả năng giữ nước của đất giảm. Rừng nói chung và rừng Keo lai nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế xói mòn thông qua việc hạn chế tốc độ của dòng chảy bề mặt, và làm giảm trọng lực của hạt mua. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng xói mòn dưới tác động của các mô hình nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.62 và hình 3.32.

Bảng 3.62. Diễn biến của lƣợng đất bị mất do xói mòn tại Lƣơng Sơn Hoà Bình Mô hình

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TB 4 năm Tấn/ha %

ĐC

Tấn/ha %ĐC Tấn/ha %ĐC Tấn/ha %ĐC

MH chè (NLKH) 5,2 42,98 5,1 45,13 4,36 41,13 4,21 44,79 4,72 Luồng 6,3 52,07 6,1 53,98 4,87 45,94 4,52 48,09 5,45 Keo lai 4,6 38,02 2,9 25,66 3,6 33,96 3,2 34,04 3,58 ĐC (đất trống) 12,1 100 11,3 100 10,6 100 9,4 100 10,85

- 127 -

Hình 3.32. So sánh lượng đất xói mòn của các mô hình theo thời gian

Nhận xét

Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng đất bị mất do xói mòn diễn biến theo chiều hướng giảm dần theo mốc thời gian, bởi khi độ tàn che của cây tăng dần sẽ dẫn đến lượng nước chảy bề mặt giảm và lượng đất xói mòn cũng giảm đi, So với mô hình đối chứng ( mô hình đất trống) lượng đất xói mòn hàng năm của các mô hình khác đều nhỏ hơn giao động từ 25,66% đến 53,98% so với mô hình đối chứng.

Lượng đất xói mòn của các mô hình khác nhau, theo đó mô hình trồng cây Luồng thuần có lượng xói mòn nhiều hơn cả ( bình quân trong 4 năm lượng đất mất đi là 5,45 tấn/năm) tiếp theo là mô hình trồng chè theo phương thức nông lâm kết hợp lượng đât mất bình quân là 4,72 tấn/ha/năm; mô hình trồng Keo lai có lượng xói mòn bình quân trong 4 năm nhỏ nhất ( 3,58 tấn/ha/năm).

Mô hình trồng luống thuần có lượng xói mòn bình quân trong 4 năm lớn nhất bởi vì độ tàn che của rừng luồng thường thấp, phương thức trồng không hợp lý ( không tạo ra băng chắn theo đường đồng mức như trồng chè) nên lượng đất xói mòn cao hơn.

Như vậy khả năng chống xói mòn đất của rừng trồng Keo lai tại địa điểm nghiên cứu tốt hơn các mô hình khác lý do là Keo lai trồng ở mật độ dày ( trên 1600 cây/ha) có độ tàn che lớn, có tác dụng tốt trong việc cản lượng nước mưa trực tiếp xuống bề mặt đất làm giảm đáng kể dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn. Mặt khác Keo lai là cây họ đậu có khả năng cải tạo đất tốt, lá cây và vật rơi rụng khác của Keo lai xuống mặt đất có khả năng cung cấp lượng hữu cơ nhất định cho đất, khi lượng hữu cơ trong đất tăng làm cho lượng đất xói mòn giảm.

- 128 -

Nhận định chung về khả năng cải tạo đất của rừng trồng thuần loài Keo lai: Khả năng cải thiện tính chất vật lý đất của Keo lai: Dung trọng đất, độ xốp đất được cải thiện đáng kể ở dưới tán rừng Keo lai: Tại phú thọ dung trọng đất trồng Keo lai lúc 1 tuổi giảm so với đối chứng, tính trung bình tại các vị trí lấy mẫu và các tầng đất giảm 11,3% . Keo 5 tuổi giảm 5% so với đối chứng. Tại Hòa Bình, xu hướng giảm cũng xảy ra tương tự. Độ xốp đất tầng 0-20cm Keo lai 2 tuổi: 55,04%, ĐC: 50,90% còn tại tuổi 6 tầng đất (0-20 cm) độ xốp đất là 52% trong khi đó ĐC là 51,36 %.

Khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế đƣợc sự rửa trôi chất dinh dƣỡng trong đất trồng Keo lai: Trong độ tuổi nghiên cứu (1-6 tuổi), độ phì nhiêu của đất được cải thiện theo chiều hướng tăng dần theo độ tuổi: (1) pHKCl được cải thiện rõ rệt, khi Keo lai đạt tuổi thứ 5 trở lên (pHKCl lúc 5 tuổi là 5,33 trong khi đất trống là chỉ có 4,33). (2) Mức độ cải thiện OM tổng số của đất trồng Keo lai được cải thiện so với đất hoang hóa (không canh tác) tại tất cả các điểm nghiên cứu OM tổng số của đất trồng Keo tăng 33,95% so với OM của đất để hoang hóa, tính trung bình ở tất cả các vị trí. (3) hàm lượng N,P,K dạng tổng số và dạng dễ tiêu của đất trồng Keo lai cũng tăng so với đối chứng: N tổng số của đất trồng Keo lai tại tuổi 5 tăng 65,27% so với đất không canh tác; của đất trồng Keo lai 6 tuổi tăng 33,41% so với đối chứng ( tính trung bình cho các vị trí lấy mẫu). P2O5 tổng số tầng 0-20 cm tính trung bình tại các vị trí lấy mẫu của đất trồng Keo lúc 6 tuổi tăng 35,62% đối chứng. Tại Đoan Hùng-Phú Thọ lúc Keo 5 tuổi tăng 65,27% so với đối chứng. K2O tổng số của đất trồng Keo lai khi 6 tuổi tăng 22,02% so với đối chứng, của đất trồng Keo lai lúc 5 tuổi tăng 3,27% so với đối chứng. Hàm lượng Ntp tầng đất mặt của đất trồng Keo lai lúc 5 tuổi là 0,124 tấn/ha tăng 38% so với đối chứng (đất không canh tác), đất trồng Keo lai lúc 6 tuổi tại Lương Sơn Hòa Bình là 0,147 tấn/ha tăng 49,83% so với đối chứng. Hàm lượng P2O5 tầng mặt của đất trồng Keo lai lúc 5 tuổi tại đoan Hùng Phú Thọ là 0,116 tấn/ha tăng 64,20% so với đối chứng; Tại Lương Sơn Hòa Bình đất trồng Keo 6 tuổi đạt 0,099 tấn/ha tăng 73,74% so với đối chứng. Hàm lượng K2Odt đất trồng Keo 5 tuổi tại Đoan Hùng- Phú Thọ đạt 0,077 tấn/ha tăng 87,30% so với đối chứng; đất trồng Keo 6 tuổi đạt 0,076 tấn/ha tăng 32,30 % so với đối chứng.

- 129 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 142 - 145)