- 13 -
lực chống trượt và lực chống tách của Keo lai đều thể hiện tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Do đó cây lai đã tập hợp được ưu điểm của cả hai loài bố mẹ.
Keo lai có tiềm năng bột giấy, điều này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và các kết quả đã cho thấy: Dù lấy mẫu từ nguồn giống nào và dù phân tích ở đâu thì Keo lai vẫn có khối lượng gỗ lấy ra lớn hơn gấp 2- 3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm (do năng suất cao, tỷ trọng gỗ lớn hơn hoặc trung gian). Vì thế Keo lai có khối lượng bột giấy cao nhất, hàm lượng cellulose cao, hiệu suất bột giấy lớn. Keo lai cũng có chất lượng bột giấy tốt độ nhớt của bột cao hơn hẳn Keo tai tượng và Keo lá tràm [12].
Cây Keo lai không chỉ sinh trưởng nhanh mà trong giai đoạn 3 tháng tuổi, chúng có một lượng nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm nhiều gấp 2,4 - 13 lần các loài keo bố mẹ về số lượng và gấp 4 - 11 lần bố mẹ về khối lượng khô, vì thế Keo lai có tác dụng cải tạo đất rất tốt [13].
- Về giống: Lê Đình Khả và các cộng sự đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giống Keo lai có thể kể đến như: Năm 1993 Lê Đình Khả và cộng sự nghiên cứu về giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm [14]; Năm 1995 nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính Keo lai tại Ba Vì [15]. Kết quả mới về khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm cũng được đưa ra năm 1997 [16]. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu các vấn đề như: không dùng hạt Keo lai để gây trồng rừng mới [17], nghiên cứu giống Keo lai và vai trò của cải thiện giống và các biện pháp thâm canh trong tăng năng suất rừng trồng [13], khảo nghiệm giống Keo lai ở một số vùng sinh thái chính tại nước ta [18]. Cùng với lĩnh vực này tác giả Lưu Bá Thịnh cũng đã có những công trình nghiên cứu về khảo nghiệm hậu thế của Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ [41], [42].
Việc nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2006 - 2008 trong đó có loài Keo lai đã được tác giả Hà Huy Thịnh và cộng sự tiến hành [43]. Tác giả Lê Quốc Huy và Nguyễn Minh Châu đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ rhizobium cho Keo lai, Keo tai
- 14 -
tượng vườn ươm và rừng trồng [10]. Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự (1997) đã tiến hành nuôi cấy mô cây Keo lai và cho rằng nhân nhanh Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô trong môi trường MS với BAP 2mg/l cho số chồi nhân lên nhiều hơn so với nồng độ thấp. Tác giả cũng khuyến cáo có thể tạo chồi ra rễ bằng phơng pháp giâm hom thông thường trên nền cát phun sương trong nhà kính và xử lý các chồi bằng cách ngâm trong chất kích thích sinh trưởng IBA hoặc ABT đều cho ra rễ trên 70%.
- Về sinh trƣởng: Lê Đình Khả và cộng sự (1997) cho thấy, so với Keo tai tượng, Keo lai có tỷ trọng gỗ lớn hơn 13,2 - 23,5% trong lúc thể thể tích của nó lại