- Về lập địa trồng rừng: Theo Cyrin (1977) (dẫn theo [12]), Keolai có thể tìm thấy ở tất cả các lập địa trồng A mangium và sinh trởng tốt trong nhiều trường
1.2.3 Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Trong chu trình carbon toàn cầu, lượng carbon lưu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt (bao gồm trong đất, sinh khối tươi và vật rơi rụng), khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt. Dòng carbon trao đổi do sự hô hấp và quang hợp của thực vật là 0,61 Tt và dòng trao đổi giữa không khí và đại dương là 0,92 Tt.
Theo chu trình C, trong tổng số 5,5 Gt - 6,6 Gt lượng carbon thải ra từ các hoạt động của con người, có khoảng 0,7 Gt được hấp thụ bởi các hệ sinh thái bên trên bề mặt trái đất, và hầu hết lượng carbon trên trái đất được tích lũy trong đại dương và các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới. Một số năm gần đây các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế trên thế giới đã quan tâm đến việc tích tụ carbon trong rừng để làm giảm bớt khả năng tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển (Adams et al., 1993; Adams et al., 1999; IPCC, 1996, 2000) [57].
* 1 terra ton (Tt) = 1012tấn = 1018 g 1 giga ton (Gt)= 109tấn=1015 g
- 10 -
Tổng lượng carbon dự trữ của rừng trên toàn thế giới khoảng 826 tỷ tấn chủ yếu ở cây và trong lòng đất (Brown, 1998), con người hoàn toàn có thể chuyển dịch các carbon từ khí quyển thông qua một số bước nhằm tăng các bể chứa carbon này. Các bước này có thể bao gồm tăng khối lượng carbon dự trữ cho một ha thông qua quản lý mật độ hoặc tuổi rừng (Hoen and Solberg, 1994; Van Kooten et al., 1995; and Murray, 2000) hoặc tăng diện tích rừng (Stavins, 1999; Plantinga et al; 1999) bằng phương pháp này đã đưa ra nhiều triển vọng làm giảm giá thành cắt giảm khí nhà kính trong khí quyển và mối lo ngại toàn cầu (dẫn theo [49]).
Carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộ phận chính: Thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng. Vì vậy, việc xác định lượng carbon trong rừng thường thông qua xác định sinh khối rừng (Mc Kenzie, 2001) [63].
Tại Indonesia rừng có lượng carbon hấp thụ từ 161 - 300 tấn/ha trong phần sinh khối trên mặt đất (Murdiyarso D, 1995). Trung tâm nghiên cứu phát triển và bảo tồn rừng của Indonesia đã nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng Keo tai tượng, Thông trên đảo Java. Nghiên cứu đã được tiến hành cho các đối tượng rừng trồng ở các tuổi khác nhau kết quả cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của Thông cao hơn Keo tai tượng (22.09 t CO2/ha/year, 18.59 tCO2/ha/year (Ika Heriansyah and Chairil, 2005). Năm 2000, Noordwijk đã nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của các rừng thứ sinh, các hệ NLKH và thâm canh cây lâu năm trung bình là 2,5 tấn/ha/năm và đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện xung quanh với loài cây: khả năng tích luỹ carbon này biến động từ 0,5 - 12,5 tấn/ha/năm, rừng Quế 7 tuổi tích luỹ từ 4,49 - 7,19 kg C/ha (dẫn theo Võ Đại Hải và cộng sự, 2009 [9]).
Subarudi và các cộng sự (2003), nghiên cứu về khả năng hấp thu carbon của một số loài cây trồng chính, trên cơ sở đó đã xây dựng mô hình kinh tế cho các loài cây này, trong đó có loài Keo tai tượng đã đưa ra được phương trình tính lượng carbon có trong sinh khối cây với loài Keo tai tượng:
*1.15 75 . 0 * 53 . 0 * 5 . 0 Vt Bt (1.1)
- 11 -
Vt: là thể tích cây tính theo tuổi:
1/1 0.806) ) 806 . 0 1 ( 926 , 1 ( 1 2 , 194 Exp t Vt (víi α =5,356) (1.2)
Tại Philippines (1999), Lasco R. cho thấy ở rừng tự nhiên thứ sinh có 86 - 201 tấn C/ha trong phần sinh khối trên mặt đất; ở rừng già là 370 - 520 tấn sinh khối/ha (tương đương 185 - 260 tấn C/ha, lượng carbon ước chiếm 50% sinh khối). Rừng sản xuất cây mọc nhanh tích luỹ được 0,5 - 7,82 tấn C/ha/năm tuỳ theo loài cây và tuổi; Lasco (2003). Noonpragop K. đã xác định lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất tại Thái Lan là 72 - 182 tấn/ha. Tại Malaysia, lượng carbon trong rừng biến động từ 100 - 160 tấn/ha và tính cả trong sinh khối và đất là 90 - 780 tấn/ha (Abu Bakar, 2002) (dẫn theo [9]).
Vấn đề giá trị thương mại carbon cũng có một số nghiên cứu cụ thể như sau : Theo ngân hàng thế giới (1998) [77], các nhà khoa học đã ước lượng giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên toàn thế giới đạt khoảng 33.000 tỷ USD/năm, trong đó giá trị mang lại từ giá trị thương mại C02 là rất lớn. Natasha và Ina (2002) [64] đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về giá trị của rừng. Giá trị kinh tế của rừng tự nhiên nhiệt đới thông qua việc hấp thụ CO2 cũng được Camille and Bruce (1994) [51], Camillie (2003) [52] nghiên cứu.