Giá trị pH đất, hàm lượng sắt, nhôm di động các tầng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 91 - 93)

- Rừng trồng Keolai thuần loài Đất rừng trồng Keo la

3.4.1Giá trị pH đất, hàm lượng sắt, nhôm di động các tầng đất

b) Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng * Phƣơng pháp tính toán lƣợng CO 2 hấp thụ

3.4.1Giá trị pH đất, hàm lượng sắt, nhôm di động các tầng đất

Kết quả phân tích pH và hàm lượng sắt, nhôm linh động trong đất của đất trồng Keo lai có tuổi khác nhau tại 2 điểm nghiên cứu (Đoan Hùng, Phú Thọ và Lương Sơn, Hòa Bình) cho kết quả tại bảng 3.32.

- 76 -

Bảng 3.32. Giá trị pH, hàm lƣợng sắt, nhôm di động các tầng đất, của đất trồng Keo lai có tuổi khác nhau

Tại Phú Thọ

Độ sâu 1 tuổi 3 tuổi 5 tuổi ĐC 1 ĐC2

pHKCl 20-50cm 0-20 cm 4,64 4,85 4,75 4,88 4,95 5,02 4,30 4,32 4,27 4,31 50-80 cm 4,90 4,93 5,13 4,44 4,42 Fe3+ (mg/100 g đất) 0-20 cm 24,87 27,27 25,70 27,47 27,67 20-50cm 24,23 24,33 23,17 26,97 27,13 50-80 cm 23,73 23,70 23,13 25,33 25,47 Al3+ (mg/100 g đất) 0-20 cm 2,08 2,07 1,92 2,44 2,43 20-50cm 1,86 1,85 1,73 2,39 2,38 50-80 cm 1,82 1,81 1,72 2,24 2,24 Tại Hòa Bình

Độ sâu 2 tuổi 4 tuổi 6 tuổi ĐC 1 ĐC2

pHKCl 0-20 cm 4,52 4,60 4,66 4,30 4,11 20-50cm 4,68 4,70 4,72 4,49 4,42 50-80 cm 4,68 4,68 4,69 4,65 4,62 Fe3+ (mg/100 g đất) 0-20 cm 38,60 36,57 35,70 42,47 45,73 20-50cm 34,53 33,50 32,67 38,90 40,10 50-80 cm 34,27 34,13 34,07 34,97 35,10 Al3+ (mg/100 g đất) 0-20 cm 4,37 4,21 4,09 4,79 4,91 20-50cm 3,75 3,70 3,63 3,84 3,94 50-80 cm 3,71 3,71 3,70 3,76 3,78

Tại Phú Thọ: ĐC1 là đất trống không canh tác lấy mẫu tại thời điểm Keo lai 1 tuổi; ĐC2 là đất trống không canh tác lấy mẫu lúc Keo lai 5 tuổi.

Tại Hòa Bình: ĐC1 là đất trống không canh tác lấy mẫu tại thời điểm Keo lai 2 tuổi; ĐC2 là đất trống không canh tác lấy mẫu lúc Keo lai 5 tuổi.

Bảng trên cho thấy đất trồng Keo lai ở Phú Thọ có giá trị pHKCl dao động từ 4,27 – 5,13; đất trồng Keo ở Lương Sơn, Hòa Bình có giá trị pHKCl dao động từ 4,11 – 4,72 ở mức từ chua ít đến chua so với thang đánh giá.

- 77 -

Giá trị pHKCl của đất trồng Keo lai ở các tuổi khác nhau cao hơn giá trị pHKCl của đất đối chứng. Ở Phú Thọ giá trị pHKCl của đất trồng Keo lai ở tuổi 5 cao hơn đất trồng Keo lai 3 tuổi cao hơn đất trồng Keo ở độ tuổi 1 cao hơn đối chứng 1, cao hơn đối chứng 2. Ở Lương Sơn. Hòa Bình thì giá trị pHKCl của loại hình Keo lai 6 tuổi > loại hình Keo lai 4 tuổi > loại hình Keo lai 2 tuổi > đối chứng 1 > đối chứng 2.

Hàm lượng Fe2+

và Al3+ trong đất trồng Keo lai đều giảm hơn so với đối chứng. Tầng đất 0-20cm của đất trồng Keo lai 1 tuổi tại Phú Thọ có hàm lượng Fe2+

di động là 24,87 mg/100g đất trong khi đó đối chứng 1 là 27,47 mg/100g đất. Của đất trồng Keo lúc 5 tuổi là 25,70 mg/100g đất trong khi đó đối chứng 2 là 27,67 mg/100g đất. Hàm lượng Al3+

di động của tầng đất từ 0-20cm, lúc Keo 1 tuổi là 2,08 mg/100 g đất so với đối chứng là 2,44 mg/100 g đất. Lúc Keo lai đạt 5 tuổi là 1,92 mg/100 g đất so với đối chứng là 2,43 mg/100 g đất. Xu hướng này cũng xảy ra tương tự như ở Hòa Bình.

Điều này có thể giải thích như sau: kết quả nghiên cứu ở phần sinh khối lâm phần Keo lai cho thấy sinh khối, lượng rơi rụng dưới rừng Keo lai dao động từ 10,35 % đến 19,34% tổng sinh khối lâm phần. Theo Ngô đình Quế năm 2008 lượng rơi dụng của Keo lai 6 tuổi là cao nhất (15,2 tấn/ha) trong khi đó Keo tai tượng chỉ là 14,2 tấn/ha. Lượng rơi rụng dưới tán rừng lớn sẽ được phân hủy đóng góp rất lớn vào hệ hữu cơ của đất như mùn và Nitơ. (2) Keo lai có độ tàn che lớn, đến năm thứ 5 trở đi rừng Keo đã khép tán, chính vì vậy từ năm thứ 5 trở đi khả năng chống xói mòn và rửa trôi của rừng Keo lai thể hiện rõ nét, từ 2 lý do này đã hạn chế quá trình rửa trôi của kim loại kiềm và kiềm thổ, làm giảm hàm lượng sắt nhôm trong đất và cải thiện được pH so với mô hình ĐC (nhưng chỉ rõ nét từ năm thứ 5 trở đi như kết quả phân tích ở Hòa Bình). Tuy nhiên việc cải thiện này chưa rõ ở Phú Thọ là do tại đây, bản chất đất ở vùng thí nghiệm là vùng đất dốc, chu kỳ trước người dân đã trồng Bạch đàn thiếu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 và cải tạo đất của rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt (Trang 91 - 93)