1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (2)

36 860 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt các định chế tài chínhvào năm 2008 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các ngân hàng VN trong việc thắt chặtquản lý tín

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

-BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

Môn: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Trang 2

Lời mở đầu

Hệ thống tài chính là một trong những thành phần quan trọng, nếu không muốn nói là giữvai trò huyết mạch của bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế giới Nhờ có các hoạt động của hệthống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác mà toàn bộ nền kinh tế được luân chuyển, vậnhành một cách thông suốt, thuận tiện Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển, và hệthống tài chính cũng không ngừng tiến bộ, phát triển Tuy nhiên, nó vẫn còn bộc lộ nhiềuvấn đề về khả năng đảm bảo an toàn trong các hoạt động tín dụng

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt các định chế tài chínhvào năm 2008 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các ngân hàng VN trong việc thắt chặtquản lý tín dụng, theo đó, cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc thìviệc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để đánh giá quản lý an toàn hệ thống NHTM Việt Namcàng trở nên có ý nghĩa hơn trong bối cảnh mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng đượcđánh giá là khá cao, khó lường trước các hậu quả xảy ra Vì vậy, việc áp dụng và tuân thủviệc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trên cơ sở hiệp ước Basel trở thành một vấn

đề cấp bách Cho nên trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và phân tích về

hệ số CAR và tiến trình đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vốn của hệ thống NHTM ViệtNam trong những năm gần đây

I Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của một số nội dung chính về tỷ lệ oan toàn vốn tối(CAR) tại Việt Nam và mức độ đáp ứng so với Basel qua từng thời kỳ, từ đó thấy được tácđộng của nó đến nền tài chính Việt Nam trong ngắn hạn cũng như dài hạn

II Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích, nhận xét tổng hợp từnhiều nguồn tài liệu sử dụng)

Trang 3

III Đối tượng nghiên cứu

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung một

số quy định trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN) do Ngân hàng ban hành quy định và cácchuẩn mực Quốc tế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

IV Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, mà chủ yếu là hệ thống các ngân hàng thươngmại

V Tài liệu sử dụng

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhànước ban hành

Thời báo Kinh tế Việt Nam (website www.vneconomy.vn)

Và một số tài liệu khác trên các website của các báo điện tử (được ghi chú rõ nguồn trongnhững trích dẫn cụ thể)

Mutrap, Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới2025”, 12/2009

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Ðịnh hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngânhàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỈ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU (CAPITAL

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng

và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu Bằng tỉ lệ này người

ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đốimặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành

Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấmđệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửitiền

Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ vàgiám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ởViệt Nam tỉ lệ này hiệnđang là 8% (đã thay đổi lên Basel II), giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngânhàng trên thế giới áp dụng phổ biến

Khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I(vốn nòng cốt) và vốn cấp II(vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có độ tin cậy và an toàn

cao hơn Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở lên, các ngân hàng còn phải đảm bảotổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I

Trang 5

1.1.1.1 Vốn cấp 1/vốn nòng cốt (Tier 1 capital/core capital)

Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngânhàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, được định nghĩa trong Basel

Vốn cấp 1 bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanhkhoản tốt nhất, chủ yếu đề cập đến vốn cổ đông Các ví dụ về vốn cấp 1 có thể kể đến: cổphiếu thường, cổ phiếu ưu đãi không hoàn lại và không tích luỹ, lợi nhuận giữ lại Theonghĩa này, vốn cấp 1 không hoàn toàn giống nhưng có liên quan mật thiết đến khái niệm vốn

cổ đông, đây là phần chính nhưng không phải tất cả vốn cấp 1

Khái niệm chung là như vậy, tuy nhiên cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng mỗinước, tuỳ theo ý mình lại có những qui định cụ thể riêng về những công cụ tài chính cụ thểnào có thể được tính vào vốn cấp 1 Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà khung pháp lý ở mỗi

hệ thống pháp luật lại khác nhau đôi chút

Ở Việt Nam, theo Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm2005 củaThống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các

tổ chức tín dụng, vốn cấp 1 về cơ bản gồm:(i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận không chia và (iii)

Trang 6

các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển

Về mặt lý thuyết, nguyên nhân để dự trữ vốn là nó giúp các ngân hàng phòng vệ trướcnhững rủi ro ngoài dự kiến Khác với rủi ro ngoài dự kiến, rủi ro lường trước đượcthường đã có một phần trích riêng để phòng ngừa

Cụ thể hơn, vốn cấp 1 là một trong những thước đo tỉ lệ đủ vốn của Ngân hàng, đó là tỉ

lệ giữa vốn nòng cốt của ngân hàng với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro Tài sản điều chỉnhrủi ro là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi

ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản lý (thường là Ngân Hàng Trung Ương) đưa

ra Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều theo chuẩn BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế

-để đặt ra những trọng số này Các tài sản như tiền mặt, tiền xu thường có trọng số rủi ro là 0,trong khi các khoản vay không có bảo đảm có trọng số 100%

Tỉ lệ an toàn vốn cấp 1 được tính theo công thức:

Tỉ lệ an toàn vốn cấp 1 = Vốn cấp 1 / Tổng tài sản điều chỉnh rủi ro

1.1.1.2 Vốn cấp 2 (tier 2 capital/supplementary capital)

Vốn cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạngnguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai (sau vốn cấp 1), xét từ quan điểm của cơquan quản lý ngành ngân hàng Các dạng nguồn lực tài chính này được tiêu chuẩn hóa rất rõràng trong Basel I và không có gì thay đổi trong Basel II

So với vốn cấp 1, vốn cấp 2 được coi là có độ tin cậy, an toàn thấp hơn Cơ quan quản

lý của hầu hết các quốc gia, kể cả ban thống đốc của FED, đều áp dụng tiêu chuẩn về vốnnày trong hệ thống pháp lý của mình

Có một vài cách phân loại vốn cấp 2, nếu theo chuẩn Basel I, vốn cấp 2 bao gồm: lợinhuận chưa công bố, giá trị tài sản đánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro chung và cáccông cụ lai giữa nợ và vốn, và các khoản nợ thứ cấp Với cách phân loại này, trái phiếuchuyển đổi cũng được xếp vào vốn cấp 2 vì nó chính là một dạng công cụ tài chính lai giữa

cổ phiếu và trái phiếu

Tuy có vai trò và độ tin cậy thấp hơn vốn cấp 1, song vốn cấp 2 là một trong hai thành

Trang 7

tố quan trọng để đánh gia mức độ an toàn vốn của một ngân hàng.

1.2 Hiệp ước tín dụng quốc tế Basel

Uy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quangiám sát của các nước phát triển (GIO) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngănchặn sự sụp đố hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80

-Vào năm 1988, ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đềcập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I

Đến ngày 26/6/2004, bàn Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thứcđược ban hành và có hiệu lực vào tháng 1/2007

Và vào ngày 12-9-2010 các nhà quàn lý ngân hàng các nước thuộc ủy ban Basel vềgiám sát ngân hàng đã đồng thuận một quy định mới có tính lịch sử về quản lý ngân hàngnhằm xây dụng hệ thống tài chính toàn cầu ổn định hơn Quy định mới, gọi là Hiệp địnhBasel III Tuy nhiên, để tránh gây áp lực lên công cuộc hồi phục kinh tế đang rất chập chờntrên khắp thế giới, các nhà quàn lý ngân hàng đồng ý rằng việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽđược triển khai dần dần trong khoảng thời gian tám năm, chậm hơn một năm so với đề xuấtcủa Mỹ nhưng sớm hơn một năm so với đề xuất của Đức Theo thỏa thuận này, một số thayđổi sẽ được áp dụng ngay từ năm 2013, nhưng một số thay đổi khác sẽ chỉ có hiệu lực hoàntoàn vào năm 2019

1.2.1 Basel 1

Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh khônglành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế

Tiêu chuẩn của Basel I:

Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - "Tỉ lệ Cook": ti lệ này được phát triển bởi BCBS với mụcđích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đổi tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt độngquốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia Theo tiêu chuẩn này, ngân

Trang 8

hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phươngpháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/ Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thíchhợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốntrầm trọng khi CAR < 2%

Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản cùa Basel I là đã đưa ra được định nghĩamang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn củangân hàng

Tiêu chuẩn này quy định: vốn cấp 1 > vốn cấp 2 + vốn cấp 3

Những thiếu sót của Basel I: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Ủy

ban Basel đã chuyển sự chú ý cùa họ sang rủi ro thị trường đề phản úng lại các hoạt độngkinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996,Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường

Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế Một trong những điếm hạn chế cơbản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức

độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vậnhành) Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không

có lợi ích từ việc đa dạng hóa

1.2.2 Basel II

Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng

quốc tế, tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bìnhdiện quốc tế, đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lýrủi ro

Tiêu chuẩn của Basel 2: Basel II sử dụng khái niệm"Ba trụ cột":

Trụ cột thứ 1: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc

Trang 9

Trụ cột thứ 2: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, trì trên mức tốithiểu.

Trụ cột thứ 3: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theonguyên tắc thị trường

Do giới hạn trong phạm vi đề tài này nên chúng ta chỉ đề cập đến trụ cột thứ nhất –Cácyêu cầu vốn tối thiểu Trên cơ sở kế thừa Basel I, trụ cột thứ nhất của Basel II cũng yêu cầuCAR >= 8% Ngoài ra, Basel II có những điểm mới so với Basel I:

- Thêm vào vốn cấp 3 (Short-term subordinated debt covering market) là các khoảnvay ngắn hạn

- Bổ sung phương pháp đo lường rủi ro thị trường (phương pháp chuẩn hóa vàphương pháp mô hình nội bộ)

- Bên cạnh rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, Basel II bổ sung thêm rủi ro hoạt động(rủi ro vận hành) với các phương pháp đo lường: phương pháp chỉ số cơ bản, phương phápchuẩn hóa, phương pháp nâng cao

- Việc xác định hệ số rủi ro của tài sản có sự thay đổi: thay vì quy định hệ số rủi ro có

4 mức là 0%, 20%, 50%, 100% và ưu đãi hơn với các nước thuộc OECD, Basel II quy định

hệ số rủi ro có 5 mức là 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và không còn đặc quyền nào với cácnước OECD Bên cạnh đó, hệ số rủi ro không áp dụng cứng nhắc như quy định của Basel I

mà được chi tiết theo độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệmcủa các đối tượng

- Ngoài ra, theo Basel II, mẫu số của công thức tính hệ số an toàn vốn CAR sẽ baogồm 2 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng cộng với 12,5 lần tổng vốnquy định cho dự phòng rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động Chẳng hạn, tổng tài sản đã điềuchỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng của một ngân hàng là 1000 USD, vốn quy định phòng ngừarủi ro thị trường là 10 USD, vốn quy định tối thiểu để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp là 20USD thì mẫu số để xác định tỷ lệ vốn tối thiểu sẽ là: 1000 + (10 + 20) x 12,5 = 1375 USD

Trang 10

Điều đó có nghĩa là ngân hàng đó phải cần nhiều vốn tự có hơn để thoả mãn tỷ lệ tối thiểu8%.

Tuy nhiên, cũng như Basel I, Basel II cũng không tránh khỏi những thiếu sót:

- Thêm vào vốn cấp 3 → Hệ lụy: nguyên nhân dẫn đến cuộc khoảng tài chính 2010

2008 Đánh giá mức độ rủi ro dựa trên đánh giá mức độ tín nhiệm, tuy nhiên, các cơ quanxếp hạng tín nhiệm chưa thực sự làm việc công tâm, chạy theo lợi nhuận → Tạo điều kiệncho các tổ chức được đánh giá tín nhiệm tốt tăng cường thực hiện các khoản đầu tư mạohiểm → Rủi ro tăng lên

- Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chung tính đến chu kỳ kinh doanh

- Các quy định về vốn yêu cầu trung bình được quy định trong Basel II bị đánh giá làkhá thấp trong khi những ràng buộc để có cơ sở vốn chất lượng cao lại chưa được quy địnhchặt chẽ

Như vậy, quá trình phát triển của Basel II và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra,các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn,đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu đượcrủi ro

Ưu điểm của Basel II so với Basel I:

Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là

"yêu cầu vốn tối thiểu" Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộcủa chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thịtrường Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánhgiá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó

Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả cácngân hàng Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyếnkhích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa

Trang 11

Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ Basel II nhạy cảm hơn vớirủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự côngkhai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro.

Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 - 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổchức họp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation andDevelopment) Basel 2 quy định từ 0- 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cảphân cấp bên trong và bên ngoài

Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo Basel 2 thừa nhận về

kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinhtín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)

1.2.3 Basel III

Nội dung bao trùm của Basel III là:

- Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%

- Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%

- Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%

- Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảmtheo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằngvốn chủ sở hữu phổ thông (common equity) Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trongtrường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tíndụng một cách có hệ thống

Ngoài ra, Basel III còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằmngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tàichính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo Basel III cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn(định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giámsát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu (Loại bỏ vốn cấp 3 ra khỏi định nghĩa vốn)

Như vậy, có thể thấy rằng, loại trừ khoản vốn đệm phòng ngừa rủi ro tài chính 2,5%,tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu không thay đổi (vẫn là 8%) Tuy nhiên, kết cấu của các loại

Trang 12

vốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn cấp 1, đồng thời tăng tỷ trọngvốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1 Nếu tính đầy đủ cả 2 khoản vốn đệm dự phòngsuy giảm tài chính và dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu đượcđiều chỉnh tăng từ 2% (Basel II) tăng lên thành 9,5% (4,5% + 2,5% + 2,5%) ở Basel III Nếuloại trừ phần vốn đệm chống chu kỳ kinh tế 2,5% (không bắt buộc trong điều kiện bìnhthường) thì mức tối thiểu vốn chủ sở hữu cũng phải đạt mức 7% Bên cạnh đó, có thể một sốkhoản trước đây được tính vào vốn chủ sở hữu nay phải bóc tách ra vì không đủ điều kiệncoi là vốn chủ sở hữu Chẳng hạn, khoản vốn vượt quá giới hạn 15% đầu tư vào các tổ chứctài chính khác, khoản vốn có nguồn gốc từ số thuế thu nhập lưu kỳ (hoãn lại) Vì thế, yêucầu nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bài toán không đơn giản đối với nhiều ngân hàng xéttrong bối cảnh kinh tế xã hội đang có nhiều biến động.

Hiệp định Basel III, buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắtbuộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% màcác ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009.Các nhà quản lý tin rằng, tỷ lệ vốn dự trữ càng cao, ngân hàng càng ít bị rủi ro phá sảnhay sụp đổ và cũng ít rủi ro gây rối loạn cho toàn hệ thống

Quy định này cũng được cho là sẽ giúp hệ thống ngân hàng toàn cầu được kết nối chặtchẽ với nhau tránh tích tụ nợ và rủi ro quá mức từng làm đảo lộn thị trường tài chính WallStreet và gây chấn động nền kinh tế thế giới vừa qua, buộc các chính phủ phải dùng tiền thuếcủa người dân để cứu nguy các tổ chức tài chính

Hiệp định Basel 3 ra đời có rất nhiều luồng quan điềm khác nhau Không tán thànhBasel 3, một số nhà ngân hàng cho rằng, việc gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có khá năng làmgiảm lợi nhuận của các ngân hàng, làm tăng chi phí vay vốn của khách hàng và do đó tíndụng sẽ bị thu hẹp Nhưng các nhà quản lý và chuyên gia tài chính không chấp nhận luậnđiểm đó Họ cho rằng, lịch sử cho thấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc có rất ít tác động đến hoạt độngcho vay hoặc lãi suất của ngân hàng Vả lại, lợi ích của việc siết chặt quy định nhằm tránhđược khủng hoảng tài chính sẽ lớn hơn nhiều so với sự sụt giảm tín dụng mà quy định mới

có thê gây ra Mặc dù quy định mới liên quan tới nhiều phép tính phức tạp, nhiều sản phẩm

Trang 13

tài chính xa lạ, nhưng theo giới phân tích, nó sẽ có tác động lan tỏa tới mọi hoạt động tàichính, mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng khắp thế giới, chi phối các hoạt động cho vay

và thẻ tín dụng

Trang 14

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG MỨC ĐỦ VỐN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU VỚI CHUẨN MỰC VIỆT

NAM VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ BASEL

2.1 Thực trạng mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực Việt Nam

Xét trên góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tình hình thực hiện tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam có thể chia theo 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Áp dụng Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM Thời kỳ này, khối NHTM Nhà nước khôngđảm bảo được mức an toàn vốn tối thiểu Tại thời điểm năm 2000, trước thực trạng tỷ lệ nợxấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến sự phá sản của các NHTM Nhà nước, Chính phủ đã trựctiếp cấp 12.000 tỷ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc biệt thời với hạn 20 năm để tăng vốn tự

có cho 4 NHTM Nhà nước đưa tổng mức vốn tự có của khối này lên mức hơn 18.000 tỷVND, chiếm 51% vốn tự có của toàn hệ thống (Xem Bảng 1)

Bảng 1: Vốn tự có và hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) của các NHTM NN thời điểm

Trang 15

Do thị phần hoạt động của 5 NHTM trên chiếm đến 70-75%; vì vậy, có thể nói sự antoàn trong hoạt động của nhóm ngân hàng này quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thốngNHTM Việt Nam Tuy nhiên, xem xét Bảng 1, chúng ta có thể thấy hầu hết các NHTM NNđều chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (trừ MHB - Ngân hàng Pháttriển Nhà đồng bằng song Cửu Long) Nếu xét trên toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể nhậnthấy, trong khi các NHTM NN gặp khó khăn trong việc đạt chuẩn an toàn vốn thì cácNHTMCP thời điểm này lại đảm bảo được mức an toàn vốn

Chi nhánh NH nước ngoài 81.899 7.059 9,2

Mặc dù các NHTM Việt Nam đã nỗ lực và hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt được hệ số

an toàn vốn trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel II, tức là mẫu sốphải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động (RRHÐ) thì chắc chắnrất ít NHTM Việt Nam giai đoạn này đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%

Giai đoạn hai: Giai đoạn thực hiện Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN quy định tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu 8%

Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuậnlợi của môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ2006-2008 Nếu xem xét trên số liệu của các NHTM có quy mô hoạt động lớn trong Bảng 3

có thể nhận thấy nhiều NHTM đạt được yêu cầu về hệ số an toàn vốn 8%

Trang 16

Bảng 3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM

Giai đoạn 3: Thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo tinh thần của Thông tư

số 13/2010/TT-NHNN Trong giai đoạn này, bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phứctạp Nếu nhìn vào mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảođược hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%

Trang 17

Bảng 4: Tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng năm 2010 - 2012

chưa thực hiện được chỉ tiêu 9% Ðiều này là đáng lo ngại nếu xét trên phương diện rủi ro hệthống

Bảng 5: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM năm 2010

cầu tăng vốn tự có nhằm đảm bảo an toàn Cụ thể đến thời điểm 31/6/2011, tỷ lệ CAR của

nhiều các ngân hàng cổ phần như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Ðông Á,Quân đội… đã đạt trên 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Trong khi

đó, đến tháng 11/2011, vẫn còn 5 NHTM cổ phần vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Nếu xem xét theo tinh thần Nghị định 141/NÐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì

tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTMCP (chiếm tỷ trọng 36,59%) có

vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, chủ yếu ở khoảng 2.000 tỷ đồng Như vậy, dù giãn tiến độ 1

Trang 18

năm nhưng một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam vẫn không thể đạt được các quy định đảmbảo mức vốn pháp định

Như vậy, nếu xem xét về hình thức, các NHTM Việt Nam có thể đạt được các chuẩnmực của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8% Cho đến năm 2012 tỷ lệ của toàn hệthống nâng lên mức 13,7% Đây là một mức cao so với quy định cụ thể 9% mà Ngân hàngNhà nước yêu cầu từ cuối năm 2010 Sự cải thiện của hệ số CAR cũng liên quan đến tíndụng tăng trưởng thấp

Đặc biệt là đến 2012 tất cả các thành viên đã đảm bảo yêu cầu vốn pháp định, một sốtrường hợp đã tăng mạnh vốn điều lệ, điển hình như Vietcombank (sau khoảng hai năm chậtvật đảm bảo hệ số CAR) Tính đến 31/10/2012, quy mô vốn điều lệ của toàn hệ thống cũng

đã tăng đáng kể, tăng 9,59% so với cuối năm 2011

2.2 Thực trạng mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn quốc tế Basel II & III

Căn cứ theo các số liệu được công bố chính thức, hệ số an toàn vốn của toàn hệ thốngNHTM đạt ở mức trên 8% (theo Quyết định 457/2005/NHNN) và trên 9% (theo Thông tư13/2010/TT-NHNN) Tuy nhiên, nếu căn cứ đúng những quy định của Ủy ban Basel về antoàn vốn tối thiểu thì sự an toàn của hệ thống NHTM về vốn cần có những đánh giá lại

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w