Ưu điểm của thông tư

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (2) (Trang 28)

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG TƯ CỦA NHNN QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ĐỐI VỚI NHTM TẠI VIỆT NAM

3.2.2 Ưu điểm của thông tư

Thứ nhất, quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng thông tư không bao gồm Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam là quy định hợp lý bởi lẽ, cùng với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam là các tổ chức trung gian hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được cấp tín dụng tại Ðiều 18, tuy vẫn có những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong những giới hạn được NHNN đặt ra nhằm tránh việc các TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vốn trên thị trường cấp II) để cho vay hay đầu tư dài hạn.

Thứ ba, Thông tư 13 đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM, nhằm tách biệt rõ hoạt động của một ngân hàng đơn năng và đa năng, đồng thời hạn chế việc các ngân hàng tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro của nhiều TCTD Việt Nam đang ở mức thấp.

Thứ tư, về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Ðiều 4 của Thông tư 13 nêu rõ, nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% cùng với quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NÐ-CP (3.000 tỷ đồng) là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng.

Cũng theo Ðiều 4 Thông tư 13, các TCTD phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

Ðây là qui định mới so với các văn bản trước đây, trong khi ngày càng nhiều các NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thì việc điều chỉnh này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel.

Thứ năm, trong khoảng thời gian từ năm 2008 trở lại đây, tình hình thanh khoản của các TCTD có nhiều bất cấp do khả năng quản lý thanh khoản của các TCTD còn kém cũng như do sự biến động bất lợi của nền kinh tế, Thông tư 13 đã đưa ra một số quy định được nhận định là mới và sát với quy định của các nước trên thế giới, nhằm tăng cường khả năng thanh khoản và quản lý khả năng thanh khoản của từng TCTD nói riêng và cả hệ thống nói chung.

Với việc nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính, về lâu về dài chính sách nâng mức tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng lên 9% sẽ giảm được vốn đầu tư gián tiếp, đi thẳng vào sản xuất kinh doanh và đưa các định chế tài chính Việt Nam tiến gần hơn với các mức chuẩn quốc tế trong khu vực.

Đối với quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn này vì quan điểm của họ đủ vốn là được. Tuy nhiên trong bối cảnh nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ.

Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí còn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ hai, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ. Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.

Thông tư 13 và các quy định hiện hành đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng thương mại. Trong đó, điểm nổi bật trong quy định lần này là nâng trọng số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực này lên đến 250%.

Một điểm cần lưu ý đối với cơ quan điều tiết trong lĩnh vực này là cần tăng cường hơn nữa việc tách bạch giữa các hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, nhất là trong bối cảnh biên giới giữa hai lĩnh vực này đã mờ đi rất nhiều, nhất là việc cấp tín dụng và mua chứng khoán,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (2) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w