Giai đoạn áp dụng quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 27)

- Về vấn đề bảo lãnh, trong thực tế, tỷ lệ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng là tương đối thấp trong tổng nghĩa vụ bảo lãnh Do đó, việc để hệ số chuyển đổi là

1.Giai đoạn áp dụng quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM

bảo an toàn trong hoạt động của NHTM

Trong quyết định này, các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn vốn theo Basel I được đưa vào. Hệ số CAR đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của một ngân hàng tại Việt Nam. Quy định này yêu cầu “Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỉ lệ tối thiểu là 8% giữa vốn tự có so với tài sản “có”, kể cả các tài sản ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro”. Về tài sản có rủi ro được tính toán khá gần theo quy định của Basel I. Tuy nhiên, vấn đề lớn của quy định 297 là sự nhầm lẫn về vốn với định nghĩa “Vốn tự có của ngân hàng bao gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn góp) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. Thực ra, theo Basel I, đây là vốn cấp I của một tổ chức tín dụng với yêu cầu mức tối thiểu là 4% chứ không phải là 8%.

Do sai lầm trong định nghĩa vốn cùng với đó là tình hình khó khăn chung của toàn hệ thống nên trong năm năm tồn tại của quyết định này, không một ngân hàng tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đủ vốn theo yêu cầu của quy định trên. Các ngân hàng thuộc

khối NHTM Nhà nước không đảm bảo được mức an toàn tối thiểu. Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng này đang trong tình trạng quá cao, có nguy cơ dẫn đến phá sản. Chính phủ đã trực tiếp cấp 12.000 tỉ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn tự có cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đưa tổng mức vốn tự có của khối này lên mức hơn 18.000 tỉ đồng, chiếm hơn 51% vốn tự có của toàn hệ thống.

Ta xét hệ số CAR của 5 ngân hàng thương mại: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MHB. Do thị phần hoạt động của 5 ngân hàng này chiếm đến 70-75%, vì vậy, có thể nói sự an toàn trong hoạt động của nhóm ngân hàng này quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.

Bảng 3.1: Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM Nhà nước thời điểm 31/12/2005

STT Tên ngân hàng CAR

1 Vietcombank 7.32%

2 Vietinbank 5.35%

3 BIDV 5.51%

4 Agribank 4.79%

5 MHB 8.48%

Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng, hầu hết các ngân hàng đều không đạt được hệ số đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo quy định là 8%. Chỉ có ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) là đạt hệ số CAR trên 8% còn các ngân hàng còn lại thì không.

Mặc dù các ngân hàng thương mại đã rất cố gắng trong việc đảm bảo hệ số CAR trong giai đoạn này. Nhưng nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn vốn tối thiểu của Basel II, tức là mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho vốn rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì chắc chắn rất ít ngân hàng tại Việt Nam đảm bảo hệ số CAR trên 8%.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 27)