1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

70 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 523,5 KB

Nội dung

Hoạt động cơ bản của NHTM NHTM là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thịtrường với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng khoản tiền gửi nhànrỗi này để cun

Trang 1

PHẦN I :LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I.Hoạt động cơ bản của NHTM

1 Khái niệm và chức năng của NHTM

“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thựchiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế” (PGS.TS Phan Thị Thu Hà – Ngân hàng thương mại NXBĐại học Kinh tế quốc dân 2011)

1.2 Chức năng của NHTM

- Chức năng trung gian tài chính

Ngân hàng là trung gian tài chính hay trung gian tín dụng khi nó là “cầunối” giữa những người có vốn và những người cần vốn trong nền kinh tế

“NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổchức trong nền kinh tế

- Các doanh nghiệp

- Chính phủNHTM

Trang 2

Trả lãi Trả lãi

- Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốcgia Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêucầu của khách hàng như trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toántiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền bánhàng hoá, dịch vụ và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây, ngân hàngđóng vai trò là “người thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và các cá nhân

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, chức năng này ngày càngđược phát huy, việc thanh toán của ngân hàng ngày càng được mở rộng NHTMthực hiện chức năng thanh toán trên cơ sở chức năng trung gian tài chính bởi vìthông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiềngửi để theo dõi các khoản thu chi Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiềnmặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế, đó là rủi ro phải vận chuyển tiền,chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là những khách hàng ở cách xa nhau đã tạo nênnhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng

- Chức năng tạo tiền (tạo phương tiện thanh toán)

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàngphát hành và ngân hàng trung gian thì các ngân hàng trung gian không còn thựchiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa Nhưng với chức năng trunggian tài chính và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền ghi sổ thểhiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM, tức là chứcnăng sáng tạo ra bút tệ, góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế

Trong điều kiện thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu

họ có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán thì họ có thể chi trả được hàng hoá

và dịch vụ theo yêu cầu Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản của kháchhàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Mặt khác, khikhách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để thực hiện chi trả thì sẽtạo nên một khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tạimột ngân hàng khác, từ đó tạo ra một khoản cho vay mới Vì vậy bằng việc chovay, ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán

Trang 3

Hình 1.2: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay

(Nguồn: Peter S.Rose ,Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính)

2 Hoạt động cơ bản của NHTM

NHTM là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thịtrường với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng khoản tiền gửi nhànrỗi này để cung cấp tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng Ngoài nguồnvốn ngân sách nhà nước cấp thì NHTM phải có nhiều biện pháp để thu hútnguồn tiền nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp của xã hội để kinhdoanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Với các chức năng chính của mình,NHTM thực hiện các hoạt động cơ bản sau:

2.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư vàcác dịch vụ khác.Hoạt động huy động vốn được xem là một trong những hoạtđộng quan trọng hàng đầu của NHTM.Huy động vốn là hoạt động tạo nguồnvốn, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng bao gồm:

- Nhận tiền gửi (ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổchức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn

và các loại tiền gửi khác – theo Điều 45, Khoản 1 Luật các tổ chức tín dụng sửađổi, bổ sung năm 2004)

- Phát hành giấy tờ có giá (phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ cógiá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước);

- Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng (trong và ngoài nước);

Ngân hàng hiện đại

Chức năng quản lý tiền mặt

Chức năng lập kế hoạch đầu tư

Trang 4

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước (dưới hình thức tái cấp vốn – theo quy địnhtại Điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Trong đó khoản tiền gửi của khách hàng (bao gồm tiền gửi thanh toán vàtiền gửi tiết kiệm) là nguồn huy động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao trongtổng nguồn tiền của ngân hàng, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn cho hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng

2.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và củacác trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất

“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” (theo Khoản 8 Điều 20 Luật các tổ chứctín dụng của Việt Nam) Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho kháchhàng (còn được gọi là tín dụng ngân hàng) Vì vậy hoạt động tín dụng cần phảidựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năngsinh lời

Tín dụng được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo yêu cầucủa khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng

-Phân theo thời gian

Phân theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gianliên quan mật thiết đến tính an toàn, khả năng sinh lời của tín dụng cũng nhưkhả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phân thành:+ Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản ngắn hạn

+ Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm, tài trợ cho tài sản cố định nhưphương tiện vận tải, trang thiết bị, một số cây trồng vật nuôi,…

+ Tín dụng dài hạn: Từ trên 5 năm, tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, cầuđường, sân bay, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâudài

Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn dotín dụng trung và dài hạn thường có rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt hơn và khanhiếm hơn

-Phân theo đối tượng vay vốn

NHTM cho vay dựa vào đối tượng vay phân loại theo:

+Khách hàng cá nhân

Trang 5

+ Khách hàng DNV&N

+ Khách hàng doanh nghiệp lớn

Phân loại theo hình thức này thường chịu ảnh hưởng của kỳ hạn, tính ổnđịnh của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản, khả năng dự báo rủi ro vàtình hình tài chính của khách hàng

-Phân theo hình thức tài trợ tín dụng

Theo hình thức tài trợ tín dụng, tín dụng đựơc chi thành cho vay, chothuê, bảo lãnh,… Trong đó cho vay là tài sản lớn nhất và thường được địnhhướng theo hai chỉ tiêu là doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ Bảo lãnhđược ghi vào tài sản ngoại bảng, đó là giá trị ngân hàng cam kết trả thay chokhách hàng của mình.Phần bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện chi trả được ghivào tài sản nội bảng

-Phân theo tài sản đảm bảo

Tín dụng được chia thành tín dụng có tài sản đảm bảo (bằng thế chấp,cầm cố tài sản) và tín dụng không có tài sản đảm bảo.Về nguyên tắc, mọi khoảntín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo Tuy nhiên, các khoản tài trợ có đảmbảo bằng tài sản trên quan điểm của ngân hàng là các khoản tài trợ có nguồn thu

nợ thứ Các khoản tài trợ không gắn với hợp đồng đảm bảo được xếp vào tíndụng không đảm bảo bằng tài sản Việc chia này giúp ngân hàng theo dõi cáchợp đồng về đảm bảo, đưa ra các biện pháp xử lý đảm bảo khi cần thiết

-Phân theo rủi ro

Tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp.Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoản mục tíndụng, dự trù quỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao, đánh giá chất lượng tíndụng

Ngoài các tiêu chí phân loại trên, các NHTM có thể phân loại tín dụngtheo nhiều tiêu chí khác như theo ngành nghề kinh tế, theo mục đích sử dụngkhoản vay, …

2.3 Hoạt động thanh toán

Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiềnmặt, tức là người gửi tiền không phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viếtgiấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng để nhận tiền.Thanh toán không dùng tiền mặt có tác dụng an toàn, nhanh chóng, chính xác,tiết kiệm chi phí, đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và tăng thu nhập

Trang 6

cho ngân hàng Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngoài các hìnhthức thanh toán như séc, nhờ thu, uỷ nhiệm chi, L/C, …đã phát triển nhiều hìnhthức thanh toán bằng thẻ.

2.4 Hoạt động khác

Hoạt động uỷ thác: Hoạt động này rất đa dạng và phong phú về hình thứccũng như đối tượng Mục đích của hoạt động này là thu hút một số lượng kháchhàng nhiều nhất đến với ngân hàng

Hoạt động cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho kháchhàng thuê theo những thoả thuận nhất định, sau 1 thời gian nhất định khách hàngphải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng Bên cho thuê cam kết máy móc thiết

bị, phương tiện vận chuyển, … theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sởhữu tài sản thuê Bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuêtrong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận, không được huỷ bỏ hợpđồng trước thời hạn

Hoạt động bảo lãnh: là hoạt động ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa

vụ tài chính hộ khách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện đúng, đủnghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh Hoạt động này mang lại thu nhập cho ngânhàng thông qua phí bảo lãnh

II Cho vay đối với DNV&N của NHTM

1 Khái quát về DNV&N

1.1 Khái niệm

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích thực hiện các hoạt động kinh doanh” – Theo Luật doanh nghiệp1999.Trong Luật này cũng quy định về các loại hình doanh nghiệp bao gồm:Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.Đây là cách phân chia dựa trên căn cứ về hình thức sở hữu, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc quản lý hành chính của Nhà nước Việc thành lập, tổ chức quản lý,

và hoạt động của các loại hình DN này đều được pháp luật quy định rõ.Để đánhgiá mức độ phát triển và tăng cường hỗ trợ cho các DN, người ta thường chiacác loại hình DN dựa theo tiêu thức về quy mô

Theo tiêu thức này, DN được chia thành DN lớn và DNV&N Quy môcủa DN được đánh giá dựa trên một hoặc một nhóm tiêu chí như vốn, doanh thu,lao động,…Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có thể lựa chọn một chỉ tiêu hoặc một

Trang 7

nhóm các chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển và quanđiểm riêng của mỗi nước Việc đưa ra được tiêu chí xác định phù hợp là rất quantrọng nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển đối với các DNđúng đắn và hợp lí hơn.

Tại Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày23/11/2001 quy định DNV&N là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kýkinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn kinh doanh không quá 10 tỷ hoặcsốlao động không quá 300 người, bao gồm các DN nhà nước, DN thành lập theoLuật DN, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể

Theo khái niệm trên, DNV&N ở Việt Nam là các tổ chức kinh tế kinhdoanh độc lập, được đăng kí kinh doanh tại các cơ quan nhà nước, các DN thànhlập và hoạt động theo Luật DN, các Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo LuậtHợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/NĐ-CP ngày03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

Như vậy, DNV&N và DN lớn nhìn chung bao gồm các hình thức sở hữugiống nhau, tuy nhiên khác nhau về quy mô, cụ thể là các chỉ tiêu về lao động vàvốn.Việc đưa ra được tiêu chí đánh giá DNV&N phải dựa trên tình hình thực tếcủa đất nước nhằm đánh giá đúng đối tượng, giúp việc hoạch định chính sáchhoàn thiện hơn, kịp thời hỗ trợ hoạt động cho các DN

Đồng thời việc phân loại hợp lí cũng giúp bản thân DN dễ dàng địnhhướng phát triển cho mình Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, mỗi giaiđoạn khác nhau có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể để đưa ra tiêu thức xác địnhDNV&N khác nhau

1.2.Đặc điểm của DNV&N

DNV&N chiếm đại đa số trong tổng số DN tại các quốc gia và đóng góplớn vào việc thực hiện các chính sách về kinh tế-xã hội.Hoạt động của DNV&Nluôn gắn liền với thể chế chính sách và trình độ phát triển của quốc gia đó Nhìnchung, các DNV&N ở Việt Nam cũng mang những đặc điểm tương đồng vớiDNV&N ở các nước đang phát triển Những đặc điểm đó là:

Thứ nhất, DNV&N năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổicủa thị trường

Đây là một trong những đặc điểm ưu việt của DNV&N DNV&N chủ yếuhoạt động trong các lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho xã hội

Trang 8

Với mặt hàng phong phú đa dạng, thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng vànhu cầu sản xuất kinh doanh của các DN lớn đã giúp cho các DNV&N dễ dàngchiếm được thị trường.DNV&N luôn phải hướng đến thị hiếu của người tiêudùng, vì vậy có thể nói đây là lực lượng phản ánh tín hiệu của thị trường chínhxác nhất Mặt khác, với số vốn ít, vòng quay vốn của các DNV&N thường làngắn, các phương án sản xuất kinh doanh không lâu dài như các DN lớn Với lợithế đó, DNV&N dễ dàng thay đổi quy mô, thay đổi sản phẩm khi có sự thay đổicủa thị trường So với các DN lớn, DNV&N không gặp nhiều tổn thất khi thịtrường biến động, có thể nói DNV&N là những “thanh giảm xóc” đắc lực chonền kinh tế

Thứ hai, các DNV&N hiện nay đã chú trọng đổi mới công nghệ nhưngcòn tương đối lạc hậu, không đồng bộ và trình độ quản lý còn yếu kém

Công nghệ tốt giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất rađược các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu củangười tiêu dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh.Ngược lại, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới làm hạn chế khả năng sản xuất,

đa dạng hoá sản phẩm, hạn chế năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm,làm tăng chi phí sản xuất, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đồngthời làm hạn chế năng lực cạnh tranh của DN

Thứ ba, DNV&N góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề lao động và việclàm, nhưng phần lớn đội ngũ lao động còn yếu kém

Khác với các DN và các tập đoàn kinh tế lớn, đội ngũ lao động củaDNV&N có trình độ khá đa dạng Từ lao động thủ công, lao động có tay nghềđến lao động có trình độ cao đều có cơ hội làm việc tại các DNV&N, trong đóphần lớn là lao động với trình độ thấp Chính vì vậy việc quản lý và sử dụng laođộng tại các DN này thường không hiệu quả

Thứ tư, DNV&N có quy mô vốn nhỏ nên năng lực cạnh tranh cònthấp.Quy mô vốn là tiêu chí chủ yếu để phân biệt DNV&N với DN lớn Đâycũng chính là nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm chính của DNV&N Có thểnói, vì thiếu vốn nên DN gặp khó khăn trong đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũquản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Vấn đề đặt ra đối với các DNV&N lúc này là phải mở rộng quy mô vốnnhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và mở rộng tái sản xuất.Mặtkhác, DNV&N hầu như không đáp ứng đủ yếu cầu để tham gia vào thị trường

Trang 9

chứng khoán, nên không thể trực tiếp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinhdoanh Vì vậy DNV&N chủ yếu huy động vốn từ gia đình, bạn bè, và một số là

từ vay các cá nhân khác với lãi suất cao Vì vậy DNV&N rất khó mở rộng quy

mô vốn

1.3 Nhu cầu vốn của DNV&N

DNV&N có tầm quan trọng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế nướcnhà.Vì vậy Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm phát huy đến mứccao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hìnhkinh tế này.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNV&N vẫn gặp nhiềukhó khăn và thử thách làm cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp Vấn đềvốn đang được xem là bức xúc nhất Hiện nay, số lượng DNV&N ở Việt Namchiếm tới hơn 90% tổng số doanh nghiệp nhưng vốn vay của các DNV&N chỉchiếm khoảng 30% tổng số vốn của các doanh nghiệp Hầu hết các DNV&N đều

có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển, cải tiến trang thiết bị khoa học kỹ thuậtnhưng đều vướng phải những hàng rào khó vượt qua về tài sản thế chấp nên khótiếp cận các nguồn vốn vay.Và tổ chức có thể đáp ứng yêu cầu này của cácdoanh nghiệp chính là các NHTM

2 Cho vay đối với DNV&N của NHTM

2.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM

Hoạt động cho vay đối với DNV&N của NHTM là việc NHTM cấp mộtkhoản tín dụng cho DNV&N trong một thời hạn nhất định với hạn mức nhấtđịnh Nhìn chung cách thức cho vay đối với DNV&N cũng tương tự như với cáckhách hàng doanh nghiệp khác, tuỳ thuộc vào thời hạn và hạn mức DN xin vay

để đưa ra hình thức và quy trình hợp lí

2.3 Vai trò của cho vay đối với DNV&N

Đối với DNV&N, vay vốn từ ngân hàng là một kênh huy động vốn vôcùng quan trọng Trước hết, DNV&N thành lập thường đơn giản, nhanh chóngvới số vốn không nhiều, khả năng tài chính hạn chế, khi thiếu vốn thường đi vay

từ các nguồn phi chính thức Các nguồn phi chính thức này thường có lãi suấtcao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng và ít bị ràng buộc bởi các quy định củapháp luật Tuy nhiên, vay từ các nguồn này thường phải chịu rủi ro rất lớn Thực

tế, nếu vay vốn từ NHTM mà dễ dàng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu thì các doanhnghiệp sẽ xin vay nhiều và chủ yếu ở ngân hàng do vốn ngân hàng đảm bảo hơn,

có văn bản pháp luật quy định rõ ràng

Trang 10

Nguồn vốn vay từ ngân hàng đảm bảo và ổn định, nó giúp cho các doanhnghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch.Mặt khác, có nhiềuhình thức vay vốn giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn mức tiền cũng nhưthời gian vay sao cho hợp lý nhất.

Cho vay đối với DNV&N giúp cả hai bên cùng có lợi.Về phía DNV&N,

có thể khắc phục hạn chế các nhược điểm của mình và phát huy các ưu điểm.hầuhết các DNV&N đều thiếu vốn, nguồn vốn để sản xuất kinh doanh được ngânhàng cấp, thoả mãn nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh

Thứ hai, qua hoạt động cho vay, mối quan hệ không rộng rãi củaDNV&N sẽ được mở rộng, đó là quan hệ với các ngân hàng, các cấp chínhquyền khi làm thủ tục, hồ sơ

Thứ ba, có thể khắc phục, sửa đổi được những yếu kém ở khâu chuẩn bịgiấy tờ, hồ sơ, báo cáo tài chính, công tác hạch toán kế toán ở các đơn vịnày.DNV&N muốn vay vốn thì cần phải làm cho hồ sơ, sổ sách, công tác hạchtoán kế toán hợp lý, minh bạch, thống nhất

Cuối cùng, DNV&N có cơ hội tìm kiếm được một đối tác hậu thuẫn vềtài chính có thể tin tưởng.Đôi khi ngân hàng đóng vai trò là người bảo lãnh chodoanh nghiệp khi cần thiết

Về phía NHTM, cho vay đối với DNV&N phân tán rủi ro, đa dạng hoácho vay Lượng cho vay DNV&N không phải quá lớn theo quy mô DNV&N

Số lượng doanh nghiệp này lại nhiều, hoạt động phong phú, đa dạng nên

nó sẽ giúp phân tán rủi ro của NHTM đi rất nhiều so với đầu tư vào một số tậpđoàn, doanh nghiệp lớn

Mở rộng cho vay đối với DNV&N là cơ hội để ngân hàng nắm được cáckhách hàng tiềm năng, khách hàng lớn trong tương lai, quan trọng hơn là tìmkiếm được bạn hàng có uy tín, quan hệ thường xuyên, lâu năm với NHTM

Vấn đề thủ tục hành chính, quy trình rườm rà, bất hợp lý, qua thực tế chovay có thể phát hiện ra, sửa đổi bổ sung và tìm cách thức mới phù hợp Ngânhàng tiến hành cho vay phải được giải quyết nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính

an toàn

Qua cho vay, quan hệ giữa hai chủ thể được củng cố về nhiều mặt, đây làmối quan hệ qua lại tương hỗ Nó tăng cường sự gắn bó giữa ngân hàng và cácdoanh nghiệp, hai bên có thể trở thành đối tác lâu năm, có quan hệ bền vững.Đồng thời, nó làm tăng cường uy tín của cả NHTM và DNV&N

Trang 11

2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với DNV&N

- Số lượng các DNV&N được cho vay: Chúng ta xem xét các con số nhưbao nhiêu DNV&N, tỷ trọng số DNV&N này trên tổng số doanh nghiệp qua cácnăm

Qua các con số đó, chúng ta có thể đánh giá hoạt động cho vay có được

mở rộng thực sự hay không Thậm chí có thể phân ra các DNV&N ở các thànhphần và loại hình để phân tích, chẳng hạn số DNV&N ở khu vực quốc doanh vàngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng như thế nào để thấy được ngân hàng có thực sựquan tâm đến cho vay DNV&N hay chỉ chú trọng các doanh nghiệp nhỏ ở khuvực quốc doanh Số lượng doanh nghiệp được đánh giá ở hạng nào AAA, AA,

A, BBB,… xem xem các doanh nghiệp liệu có được hưởng ưu đãi lãi suấtkhông

- Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối vớiDNV&N: Doanh số cho vay trong kỳ đối với DNV&N là tổng số tiền mà ngânhàng đã cho các DNV&N vay trong kỳ ấy, thể hiện quy mô tuyệt đối củaNHTM đối với các DNV&N Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay thểhiện khả năng mở rộng quy mô cho vay các DNV&N qua các thời kỳ Đây là sốtương đối, nếu dương là thể hiện quy mô cho vay tăng, nếu âm thể hiện quy môcho vay giảm

DSCV năm N = Dư nợ năm N + Doanh số thu nợ năm N – Dư nợ năm (N-1)

- Chỉ tiêu dư nợ của DNV&N: Dư nợ DNV&N của ngân hàng là số tiền

mà ngân hàng hiện đang còn cho doanh nghiệp vay trong thời điểm nhất địnhthường là cuối kỳ Đây là số tuyệt đối thể hiện quy mô cho vay tới doanh nghiệptại một thời điểm nhất định Ngoài ra, ta còn có thể xem xét tỷ trọng dư nợ củaDNV&N trên tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng tậptrung tín dụng vào DNV&N và cũng có thể là việc thu nợ không được thực hiệntốt nên tỷ trọng dư nợ còn cao

Dư nợ năm N = (Dư nợ năm (N-1) + DS cho vay năm N) - DS thu nợ năm N

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ DNV&N là số tiền mà các DNV&N

đã trả cho ngân hàng trong kỳ từ các khoản vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quảtrong công tác thu nợ của ngân hàng, đồng thời cũng thể hiện tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp

DS thu nợ năm N = (DS cho vay năm N - Dư nợ năm N) + Dư nợ năm (N-1)

Trang 12

- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn DNV&N là khoản nợ gốc hoặc lãi màdoanh nghiệp không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng tíndụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng Nợ quá hạn phản ánh quy mô cho vaythấp, song không một ngân hàng nào có thể tránh được Tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ của DNV&N dưới 2,3% là chấp nhận được.

Tỷ lệ NQH (%) = (NQH / Tổng dư nợ ) * 100

- Chỉ tiêu lợi nhuận: Việc mở rộng cho vay không chỉ giúp doanh nghiệpkinh doanh có lãi mà còn đảm bảo cho ngân hàng phát triển và tồn tại Trongnền kinh tế, mục đích của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và ngânhàng không phải là một trường hợp ngoại lệ Việc mở rộng cho vay đối vớiDNV&N không thể bỏ qua tính toán và phân tích lợi nhuận thu được của ngânhàng

III Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay đối với các DNV&N của NHTM

1 Các nhân tố chủ quan

1.1 Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng: Đây được coi là hướng dẫn chung

cho cán bộ tín dụng, nhân viên của ngân hàng, góp phần tăng cường chuyênmôn hoá và tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay của ngân hàngnhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời, bao gồm:Chính sách kháchhàng,chính sách lãi suất,chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ,chínhsách quy mô và giới hạn cho vay,…

Quy trình cho vay: là tập hợp các khâu theo trình tự nhất định Quy

trình này thường chung chung, không cụ thể và áp dụng với mọi đối tượngkhách hàng Vì vậy quy trình cho vay phải thực hiện một cách đơn giản, dễ hiểu

để không làm mất quá nhiều thời gian của khách hàng và khách hàng không cảmthấy phiền hà Việc thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình cho vay đã quy định sẽtạo điều kiện cho các ngân hàng thu hồi cả vốn lẫn lãi khi đến hạn thanh toán,tạo tiền đề để vốn lưu chuyển nhanh, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời các saiphạm, ngăn chặn và hạn chế rủi ro

1.2 Quy mô vốn của ngân hàng

Quy mô vốn tự có thể hiện sức mạnh của ngân hàng.Vốn chủ sở hữu củangân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh và có thể phát triển hoạt

Trang 13

động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà không bị hạn chế Nếu gia tăng quy môvốn chủ sở hữu, ngân hàng không những có thể phát triển hoạt động cho vay vềquy mô mà còn có thể hạn chế rủi ro liên quan xảy ra, bởi vì vốn chủ sở hữu nhưmột tấm lá chắn an toàn giúp NHTM đứng vững trước các tổn thất như khôngthu hồi được các khoản cho vay Vì vậy, tăng quy mô vốn điều lệ hiện nay đang

là xu thế phát triển của hầu hết các NHTM, nó quyết định khả năng cạnh tranhcủa các NHTM trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung vàđáp ứng nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế

1.3 Chính sách Marketing ở ngân hàng

Marketing ngân hàng có thể được hiểu như cách tổ chức của ngân hàngsao cho thoả mãn tốt nhất nhu cầu vốn đối với nhóm khách hàng được lựa chọnnhằm tối đa hoá lợi nhuận.Marketing ngân hàng tác động rất lớn đến các hoạtđộng tín dụng, trong đó có hoạt động cho vay

Ngân hàng có chính sách marketing tốt được hiểu là nghiên cứu thị trườngtốt, chiến lược marketing hợp lý, sẽ thu hút được các doanh nghiệp đến với ngânhàng Nó tạo nên tác động tích cực đối với hoạt động cho vay Ngược lại, nếungân hàng không xây dựng cho mình chiến lược marketing hoặc marketing yếukém, doanh nghiệp không hiểu biết về ngân hàng sẽ làm nản lòng người đi vay,ảnh hưởng đến mở rộng cho vay Do vậy, marketing không linh hoạt sẽ khôngthích ứng được với môi trường kinh tế xã hội, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay

1.4 Thông tin và trang thiết bị công nghệ

Có thể nói thông tin và trang thiết bị công nghệ cũng đóng góp một phầnkhông nhỏ vào quyết định mở rộng cho vay của ngân hàng.Thông tin chính lànguồn nguyên liệu đầu vào giúp cho tiến trình tín dụng được thông suốt Đóchính là thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về môi trường kinhdoanh, kinh tế chính trị xã hội, pháp luật,… Nắm vững thông tin sẽ giảm thiểurủi ro do thiếu thông tin hoặc tình trạng thông tin không cân xứng ảnh hưởng tớihoạt động cho vay

Yếu tố công nghệ, trang thiết bị ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng cho vay hiện nay.Nếu ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, các giaodịch diễn ra nhanh chóng, chính xác, thuận tiện thì sẽ có nhiều khách hàng đếnvới ngân hàng.Vì vậy, việc mở rộng hoạt động cho vay sẽ tiến hành nhanhchóng và hiệu quả hơn.Đồng thời, công nghệ ngân hàng cũng góp phần giúp

Trang 14

ngân hàng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đa dạng hoá các hình thức huyđộng vốn, phục vụ tốt cho quá trình mở rộng cho vay.

1.5 Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng (nhân tố con người)

Đối với ngân hàng, nhân tố con người quyết định đến sự thành bại tronghoạt động kinh doanh và hoạt động cho vay của ngân hàng Cán bộ ngân hàng

có thể coi là người tiếp xúc với khách hàng, thẩm định cho vay, lập tờ trình,người ra quyết định,… Về mặt tích cực của nhân tố con người, nếu cán bộ ngânhàng có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao sẽ là vô cùng lý tưởngđối với hoạt động cho vay Cán bộ ngân hàng sẽ làm tăng năng suất công việc,nâng cao chất lượng, đẩy nhanh được tốc độ cho vay, đồng thời vẫn có thể đảmbảo được an toàn cho các món vay, tránh rủi ro cho ngân hàng

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nguyên nhân làm cho yếu tố con người cóthể ảnh hưởng không tốt tới các khoản cho vay Nguyên nhân có thể kể đến nhưcán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp: đòi hoa hồng, phần trăm, cố tìnhcản trở, kéo dài thời gian, làm sai sự thật, báo cáo sai,… ảnh hưởng tới hoạtđộng cho vay Hoặc cán bộ tín dụng có quan điểm bảo thủ đối với một số ngànhnghề, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp, phương thức sản xuất kinh doanh,… Sựđánh giá của cán bộ ngân hàng vẫn còn mang tính cảm tính, thói quen, kinhnghiệm Việc lựa chọn nhân sự tốt, có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về năng lựcquản lý cũng như chuyên môn (năng lực phân tích, đánh giá, hiệu quả kinhdoanh của dự án, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo, giám sát khoản vay,…) sẽgiúp ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm đáng tiếc có thể xảy ra, hạn chếrủi ro tín dụng

1.6 Việc xếp hạng doanh nghiệp

Xếp hạng doanh nghiệp là việc ngân hàng xây dựng hạng của doanhnghiệp vào từng mức độ để đánh giá khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp

đó Ngân hàng có thể chia ra thành các mức như AAA, AA, A, BBB, BB, B, C,

… căn cứ vào từng mức để cho vay doanh nghiệp, ở mức có tài sản thế chấp haykhông, ưu đãi lãi suất như thế nào, quan trọng hơn là có cho doanh nghiệp đóvay hay không Đánh giá doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp tương đối khókhăn, nó căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.Hơn nữa, cácDNV&N có hệ thống sổ sách non yếu, uy tín chưa cao nên việc đánh giá xếp

Trang 15

hạng thường khó chính xác.Việc đánh giá không chính xác có hậu quả vô cùngxấu tới mở rộng cho vay DNV&N.

Phân loại nợ cũng một vấn đề lớn, nó thường phản ánh phần nào chấtlượng cho vay, tác động lâu dài tới khoản cho vay tiếp theo Quy đinh 493/2005/

QĐ – NHNN đã nêu ra hai cách phân loại nợ theo điều 6 và điều 7, ngân hàng

có thể căn cứ vào tình hình của mình để tiến hành phân loại sao cho hợp lý.Phân loại nợ tốt sẽ giúp ngân hàng có định hướng mở rộng cho vay ra sao hợplý.Ngược lại, phân loại không tốt làm cho ngân hàng mất phương hướng, ảnhhưởng tới hoạt động cho vay vốn đa dạng này

2 Các nhân tố khách quan

2.1 Các nhân tố từ phía DNV&N

Thứ nhất, tình hình tài chính của DNV&N Tình hình tài chính của doanhnghiệp là cơ sở quyết định việc ngân hàng có thể cho vay được hay không Tuỳvào tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu ngân hàng sẽ đưa ra hạnmức cho vay khác nhau vừa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp vừa đảmbảo an toàn cho ngân hàng

Thứ hai, việc sử dụng vốn vay của DNV&N Ngân hàng chỉ cho vay khikhách hàng xây dựng được một phương án sử dụng vốn khả thi Khách hàng sửdụng số tiền vay đúng mục đích xin vay thì hồ sơ xin vay mới có hiệu lực thựctiễn

Thứ ba, Hệ thống quản lý, thủ tục giấy tờ, cách thức lập hồ sơ, hệ thốngbáo cáo tài chính, hệ thống hạch toán kế toán, quá trình kiểm tra kiểm soát trongDNV&N cũng có những tác động làm cản trở quá trình vay vốn

Thứ tư, hệ thống thông tin trong DNV&N thường vấp phải những nhượcđiểm như số lượng thông tin ít, không đa dạng, không phù hợp với yêu cầu củangân hàng, việc lưu trữ, xử lý thông tin thường bị coi nhẹ

Ngoài ra, uy tín của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng vayvốn của doanh nghiệp Những doanh nghiệp tạo uy tín cao trên thị trường thì sẽ

có cơ hội được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của ngân hàng về nguồn vốn vay,thời hạn vay, lãi suất,… làm giảm bớt chi phí vay vốn của doanh nghiệp

2.2 Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng

và nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế Nếu môi trường kinh tế ổn định, nền kinh

tế đang trên đà phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng

Trang 16

của dân cư tăng,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp trong hoạtđộng kinh doanh, đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu tiêu dùngtăng lên Đồng thời, nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng cao, tiết kiệm tăng,nguồn cung ứng vốn cho thị trường cũng sẽ tăng Hai yếu tố này là điều kiệnthuận lợi để mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại Ngược lại, nếu nềnkinh tế đang trong giai đoạn kém phát triển, lạm phát, đầu tư không mang lạihiệu quả, các hoạt động sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm, các nguồn vốncho đầu tư cũng bị thu hẹp thì ngân hàng cũng không thể mở rộng hoạt động chovay được.

2.3 Các nhân tố từ phía Nhà nước

Trước hết, môi trường chính trị một quốc gia có ổn định mới có thể khiếncho môi trường kinh tế xã hội phát triển được Các quốc gia có tình hình chínhtrị ổn định, vững mạnh luôn thu hút nhà đầu tư và hoạt động làm ăn thường pháttriển thuận lợi An ninh xã hội được đảm bảo, trật tự an toàn luôn được duy trì lànền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế

Nhân tố tiếp theo phải kể đến đó là môi trường pháp lý Môi trường pháp

lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, tạo ra một điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có thể vayvốn tại ngân hàng Tuy nhiên, môi trường pháp lý ở nước ta đang trong quá trìnhhoàn thiện, các văn bản pháp luật luôn được thay đổi, do đó lợi ích của NHTM

và các doanh nghiệp luôn bị đe doạ Chính vì vậy đã tác động không tốt đếnquyết định mở rộng cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nói chung vàDNV&N nói riêng

Cơ chế chính sách của Chính phủ tác động vô cùng lớn đến việc mở rộng chovay đối với DNV&N của các ngân hàng Xuất khẩu là lĩnh vực có nhiềuDNV&N tham gia, vì vậy khi Chính phủ thúc đẩy xuất khẩu sẽ góp phần đẩymạnh hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này vì họ cần vốn từ phíangân hàng

Một nhân tố nữa phải nói đến là mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, cácđịa phương trong việc xử lý các vấn đề không chỉ trong lĩnh vực tín dụng màcòn trong nhiều lĩnh vực khác Sự không đồng bộ giữa các ngành chức năng,giữa các cấp có thẩm quyền, giữa các địa phương đều là nguyên nhân cản trởcho vay chung Đó là sự chồng chéo, bệnh quan liêu, cửa quyền, đôi khi đó là do

cơ chế chính sách không phù hợp

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI

NHÁNH TRUNG VIỆT ĐÀ NẴNG

A KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI

NHÁNH TRUNG VIỆT ĐÀ NẴNG

1.Lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Phương Đông

Ngân hàng TMCP Phương Đông tên tiếng anh: Orient commercial JointStock Bank(OCB)

- Tên tiếng việt: Ngân hàng TMCP Phương Đông

- Tên viết tắt tiếng việt: Ngân hàng Phương Đông

- Tên viết tắt tiếng anh: OCB

- Hội sở chính: số 45 – đường Lê Duẩn – Quận 1 – TP Hồ Chí Minh –Việt Nam

- Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do ngân hàngnhà nước Việt Nam cấp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở kế hoạch đầu

để có thể phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới từ số vốn điều lệ ban đầu là

70 tỷ đồng đã tăng lên 567 tỷ đồng vào năm 2006 và năm 2007 là năm đánh dấubước phát triển mới của OBC khi vốn điều lệ tăng lên 1.200 tỷ đồng, tiếp đó vốnđiều lệ tính đến năm 2010 của ngân hàng Phương Đông là 3.000 tỷ đồng

Đó không chỉ đơn thuần là con số mà là biểu hiện lớn mạnh không ngừngcủa OCB trong khi thị trường tài chính nhiều cơ hội và thách thức Hoạt độngcủa OCB tập trung tại các thành phố lớn trong nước và một số địa phương nhămcung cấp vốn cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh Để tạo bước phát

Trang 18

triển mới, để có thể hoạt động trong bối cảnh đất nước hội nhập và đảm bảo khảnăng cạnh tranh vừa mang tính chuyên nghiệp vừa đa dạng hóa sản phẩm, hiệnđại hóa ngân hàng, OCB đã liên minh chiến lược với các đói tác trong và nướcngoài như: Hiệp hôi viễn thông tài chính liên minh toàn cầu SWIFT, quỹ pháttriển nông thôn RDf, hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới WesternUnion,…

Hiện nay, mạng lưới của OCB cũng không ngừng mở rộng nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng, đa dạng của khách hàng, góp phần phát triển kinh tếcủa nhiều địa phương và giúp OCB mở rộng quy mô hoạt động của mình, hiệnnay mạng lưới của OCB đã nâng lên 54 chi nhánh phòng giao dịch tính đếntháng 8 năm 2007

2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt

Ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Trung Việt được thành lập ngày14/11/2003 tại số 05 – Đống Đa – Đà Nẵng và hiện nay là số 34 – 36 QuangTrung – Đà Nẵng Khi mới thành lập chi nhánh chỉ mới 25 nhân sự thì sau 9năm thành lập, chi nhánh đã vững mạnh không ngừng, với 7 phòng giao dịchđóng trên tất cả các quận, huyện của TP Đà Nẵng với nhân sự 163 người

Sau hơn 1 năm thi công xây dựng, ngày 30/10/2010 , ngân hàng TMCPPhương Đông – chi nhánh Trung Việt (OCB Trung Việt) long trọng tổ chức lễkhánh thành trụ sở mới tại 34 -36 Quang Trung – TP Đà Nẵng, đồng thờichuyển đổi trụ sở cũ ở số 05 – Đống Đa TP Đà Nẵng thành điểm giao dịch mới

200 điểm giao dịch năm 2015, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của quý kháchhàng

Trang 19

2.1 Tình hình lao động của NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng

Số lượng %

Số lượng %

Số lượng %

( Nguồn NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng)

Qua 3 năm ta thấy số lượng cán bộ ngân hàng có sự thay đổi nhẹ về sốlượng và trình độ Tổng số lượng nhân sự trong OCB Trung Việt tăng qua cácnăm, cụ thể năm 2010 là 57 người thì sang năm 2011 là 62 người, tăng hơn năm

2010 5 người, tương ứng 8,8% Đến năm 2012 thì tăng lên 70 người ,tăng hơn

2011 8 người tương ứng với 12,9% Điều này cho thấy tình hình lao động trongngân hàng vẫn đang ổn định, chưa cần thiết phải thay đổi nhiều, sự phân côngtrong công việc đều đặn không gây khó khăn trong hoạt động ngân hàng do đóchưa cần thiết phải thay đổi nhiều về mặt nhân sự

Trang 21

2.2.2.Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Trung Việt

Nhiệm vụ của chi nhánh

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được hình thức tiền gửi củacác pháp nhân, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền Việt Nam đồng vàngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nước và NHTMCP Phương Đông.Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bàng tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ đốivới các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự ủy nhiệm của Tổng giámđốc NHTMCP Phương Đông

Được phép cho vay, cho vay đối với các định chế tài nhà nước, thực hiện vàquản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiếtkhấu các chứng từ có giá khi được Tổng giám đốc ủy nhiệm, châp thuận và theođúng quy định của NHNN

Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻthanh toán.Khi có nhu cầu được Tổng giám đốc ủy nhiệm, ngân hàng thực hiệnviệc mua bán vàng Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theođúng chế độ của nhà nước, NHNN và cả NHTMCP Phương Đông

Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN, và của NHTMCPPhương Đông Bảo quản các chứng từ có giá, nhận cầm cố, thế chấp, bảo đảmkho an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác

Phát triển nguồn nhân lực và đạo tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự nâng cao

uy tín của NHTMCP Phương Đông

Lập và thực hiện kinh doanh, mức tạo lời của ngân hàng như kế hoạch cânđối vốn, kế hoạch thu nhập – chi phí

Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, ịch

vụ Ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiêntiến cao quy định nghiệp vụ và quản lý Ngân hàng, nâng cao chất lượng sảnphẩm, khả năng phục vụ Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về

số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng

Ban giám đốc

Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, chịu nhiệm vụ trướcHĐQT và tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động chung củachi nhánh, được kí kết các hợp đồng và tài liệu theo quy chế, quy định, nhâncấp, ủy quyền của OCB, và theo các quy định của pháp luật

Phòng KH

Trang 22

Giám đốc KHDN là người quan lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về KHDN tạichi nhánh và các đơn vị trong cơ cấu tổ chức, chịu trách nhiệm trước HĐQT,tổng giám đốc và trực tiếp trước giám đốc khối KHDN trong việc quản lý, điềuhành hoạt động KHDN của chi nhánh được quyết các công việc quản lý, kinhdoanh thương mại,

Phòng KHCN

Giám đốc KHCN là người quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động KHCN tạichi nhánh và đơn vị trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh chịu trách nhiệm trướcHĐQT, tổng giám đốc và trực tiếp trước khối KHCN trong việc quản lý, điềuhành hoạt động KHCN của chi nhánh

Được quyết định giải quyết các công việc quản lý kinh doanh, kí kết các hợpđồng tín dụng, kinh doanh thương mại, , lao động theo quy chế, quy định, phâncấp, ủy quyền của OCB và theo quy định của pháp luật

Lập chương trình đào tạo cán bộ và công nhân viên trong tác phong làm việc

và thực hiện công tác thi đua khen tưởng

Phụ trách về máy móc, thiết bị thuộc về lĩnh vực kỹ thuật, tin học

Hỗ trợ các phần mềm, công nghệ hiện đại cho ngân hành góp phần vào việctriển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng

Trang 23

Lập các chứng từ khi khách nhận và trả nợ vay.

Thực hiện nghiệp vụ thẻ, thu đổi ngoại tệ

Thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng theo quyđịnh của OCB và pháp luật

3.1 Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

-Cho vay mua xe ô tô.

- Cho vay mua bất động sản

- Cho vay xây dựng sửa chữa nhà

- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh

- Cho vay mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng

- Cho vay trung hạn bổ sung vốn sản xuất kinh doanh

- Cho vay tiêu dùng

- Cho vay du học

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi

- Cho vay mua xe gắn máy trả góp

3.2.Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp.

- Cho vay bổ sung vốn lưu động

Trang 24

- Tài trợ nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu.

- Tài trợ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu

- Cho vay đầu tư tài sản cố định

- Cho vay thực hiện dự án nhà ở, đất ở

- Gói sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô

- Cho vay kinh doanh xe ô tô đối với các công ty vận tải

4.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt.

4.1.Tình hình huy động vốn.

Trong giai đoạn 2010 – 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thếgiới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát, cạnhtranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng đếncông tác huy động vốn của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàngPhương Đông nói riêng

Trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, ngân hàng TMCPPhương Đông đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cungcầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay huy động, cảithiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiềucông cụ huy động vốn mới Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điềukhiển lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp để góp phần giảm thiểu tác động thịtrường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quảntrị vốn và sau cùng là hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trong 3 năm trở lại đây, OCB Trung Việt đã cố gắng rất nhiều để vượtqua khủng hoảng, điều đó được thể hiện qua tình hình biến động nguồn vốntrong 3 năm 2010, 2011, 2012

Trang 26

Đvt : Triệu đồng

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Trang 27

Năm 2011tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động đạt 1.160.512 triệu đồng tănghơn năm 2010 là 163.643 triệu đồng, tương ứng tăng 16,42% so với 2010 Năm

2012 đạt 1.374.046 triệu đồng, tăng hon 213.534 triệu đồng so với năm 2011,tương ứng với tỷ lệ tăng 18,4%

Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng

đã xác định dược tầm quan trọng của vốn huy động, từ đó thực hiện các biện phápquảng bá, tuyên truyền, cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán để lôi kéo vàthu hút được nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền vào ngânhàng mình

Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng các mức lãi suất ưu đãi đối với nhiều loạitiền gửi khác nhau nhằm để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hình thức gửi tiền vàcộng với uy tín của ngân hàng trong những năm qua đã tạo được niềm tin vữngchắc cho khách hàng, do đó lượng vốn huy động gửi vào ngân hàng ngày càng tăngcao Ngân hàng đã và đang phát huy hơn nữa những thế mạnh sẵn có của mình đểhoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao

Trang 28

Số tiền

TT(%) Số tiền

TT(%) Số tiền

TT(%) Số tiền

TT(%) Số tiền

TT(%)

1 Doanh số cho vay 1.400.410 100 1.283.350 100 1.618.190 100 -117.060 -8,36 334.840 26,09

Ngắn hạn 547.850 39,12 511.220 39,83 695.440 42,98 -36.630 -6,69 184.220 36,04Trung dài hạn 852.560 60,88 772.130 60,17 922.750 57,02 -80.430 -9,43 150.620 19,51

2 Doanh số thu nợ 327.500 100 263.000 100 531.520 100 -64.500 -19,69 268.520 102,10

Ngắn hạn 109.870 33,55 126.150 47,97 206.350 38,82 16.280 14,82 80.200 63,58Trung dài hạn 217.630 66,45 136.850 52,03 325.170 61,18 -80.780 -37,12 188.320 137,61

3 Dư nợ 1.072.910 100 1.020.350 100 1.086.670 100 -52.560 -4,90 66.320 6,50

Ngắn hạn 437.980 40,82 385.070 37,74 489.090 45,01 -52.910 -12,08 104.020 27,01Trung dài hạn 634.930 59,18 635.280 62,26 597.580 54,99 350 0,06 -37.700 -5,93

Trang 29

Doanh số cho vay của ngân hàng biến động nhiều qua 3 năm, trong năm

2010 doanh số cho vay của ngân hàng là 1.400.410 triệu đồng, năm 2011 là1.283.350 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2010 117.060 triệu đồng, tương ứnggiảm 8,36% Nguyên nhân có thể do tình trạng của nền kinh tế trong những nămgần đây đang dần bị suy thoái ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh củangân hàng Sang năm 2012, doanh số cho vay đạt 1.618.190 triệu đồng, tăng334.840 triệu đồng, tương ứng tăng 26,09% so với năm 2011 chứng tỏ ngân hàng

đã có những biện pháp tốt nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọng gây ảnhhưởng xấu đến hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm trước

-Về công tác thu nợ

Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác thu nợ về cả ngắn hạn, trung và dài hạnnhờ đó mà doanh số thu nợ có chiều hướng tăng cho dến năm 2012, duy trì chấtlượng tín dụng Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 263.000 trđ, giảm 64.500 trđ, tươngứng giảm 19,69% so với năm 2010 Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 531.520trđ,tăng 268.520 trđ, tương ứng tăng 50,52% so với năm 2011

Số liệu đã phân tích trên cho ta thấy chi nhánh đang từng bước cải thiện đượcnhững chính sách biện pháp thu hồi nợ làm cho doanh số thu hồi nợ tăng lên trongnăm 2012, giảm đi những khoản nợ, cải thiện được tình hình chiếm dụng vốn củakhách hàng, tạo ra cho chi nhánh những cơ hội đầu tư mới hiệu quả hơn, mang lạithêm nguồn thu nhập cho chi nhánh, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh của mình, tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức trong ngành

-Về dư nợ cho vay

Trong những năm qua chi nhánh đã luôn nắm bắt kịp thời các chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện trong hoạt động tín dụng

có hiệu quả Thực hiện tốt công tác theo dõi dư nợ, nắm bắt và phân tích tình hìnhtài chính, sản xuất và kinh doanh của khách hàng, để từ đó có cơ chế tín dụng thíchhợp theo hướng tiện lợi đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng Do đó mà dư nợ chovay của chi nhánh những năm qua đạt tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên

Tuy nhiên năm 2011 lại có giảm so với năm 2010, nguyên nhân là do bốicảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và các “đầu tàu” của nềnkinh tế đầu tư ồ ạt ra ngoài ngành, đồng thời Chính phủ ban hành cho ra nghị quyết

Trang 30

và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô, thực hiện chính sách tiền

tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiền chế nhậpsiêu…làm cho tổng mức dư nợ đạt 1.020350 trđ, giảm 52.560 trđ, tương ứng giảm4,90% so với năm 2010

Nhưng đến năm 2012 thì mức dư nợ tín dụng đạt 1.086.670 trđ, tăng 66.320trđ, tương ứng tăng 6,10% so với năm 2011Nguyên nhân là do tác động của nềnkinh tế đã thúc đẩy các cá nhân, tổ chức mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vàosản xuất kinh doanh, từ đó làm cho mức dư nợ của chi nhánh tăng lên, cho thấy chinhánh đã từng bước cải thiện nâng mức dư nợ của mình lên đảm bảo được khảnăng cạnh tranh của chi nhánh

- Về nợ quá hạn :

Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động cho vay không chỉriêng đối với chi nhánh Trung Việt mà còn đối với tất cả các ngân hàng khác Nợquá hạn thể hiện các khoản vay của ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết Chênh lệch tỷ lệ nợquá hạn giữa năm 2011/2010 là 5,67%; năm 2012/2011 là 17,85% Chứng tỏ việcthẩm định, xét duyệt cho vay của chi nhánh và việc quản lý rủi ro của ngân hàngchưa thực sự đạt hiệu quả cao Tỷ lệ nợ quá hạn càng tăng chứng tỏ công tác chovay đạt hiệu quả chưa cao Nợ quá hạn là điều lo lắng của bất kỳ ngân hàng nào,nếu nợ quá hạn càng cao thì vốn ngân hàng khó thu hồi dẫn đến gặp rủi ro

4.3.Kết quả hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thươngmại cũng vậy, tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại đều nhằm thu đượclợi nhuận cao nhất Là một trong những ngân hàng còn non trẻ trên địa bàn TP ĐàNẵng, tuy nhiên những năm qua với quy mô hoạt động rộng lớn mạng lưới giaodịch không ngừng tăng cường, cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm của ngânhàng, đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, năng động… đã đem lại những thành côngnhất định cho OCB Trung Việt

Nhìn chung, hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh là rất tốt Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của OCB Trung Việt giai đoạn 2010-2012:

Trang 32

Về tổng thu nhập năm 2010 đạt 200.228 triệu đồng, năm 2011 đạt 226.319triệu đồng, tăng 26.091 triệu đồng,tương ứng tăng 13,83% so với năm 2010 Sangnăm 2012 thu nhập của ngân hàng lại tiếp tục tăng và đạt 263.887 triệu đồng, tăng37.568 triệu đồng, tương ứng tăng 16,6% so với năm 2011 Đạt được kết quả này là

do phía ngân hàng đã tích cực trong việc thu hồi nợ đến hạn trả và xử lý nợ quá hạnphát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại nguồn thu nhập cho ngânhàng

Về mặt chi phí

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng kéo theo sự gia tăng của chi phíqua các năm Tổng chi phí của ngân hàng năm 2010 là 169.222 triệu đồng, năm

2011 là 192.678 triệu đồng tăng hon năm 2010 là 23.456 triệu đồng, tương ứng với

tỷ lệ tăng là 13,86% Năm 2012 chi phí mà ngân hàng phải bỏ tra là 222.307 triệuđồng, tăng 29.629 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ là 15,38% Sựgia tăng này chủ yếu do chi phí bỏ ra để chi trả lãi là chính, một phần nhỏ nữa làcác khoản chi khác như chi phí điện nước, chi trả lương cho nhân viên…

Về lợi nhuận

Lợi nhuân năm 2010 ngân hàng đạt được là 31.006 triệu đồng, năm 2011 là33.641 triệu đồng, tăng 2.635 triệu đồng, tương ứng tăng 8,5% Năm 2012 lợinhuận đạt 41.580 triệu đồng, tăng 7.939 triệu đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng23,6% Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và đã mang

về một số lợi nhuân nhất định cho ngân hàng

B THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT ĐÀ NẴNG

I Một số vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay DNV&N

Trong những năm gần đây, chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Đông - chinhánh Trung Việt đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay đến tất cả các đốitượng khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa phân tán rủi

ro trong hoạt động tín dụng, vừa tạo thêm thu nhập cho ngân hàng Trong đó,các DNV&N là đối tượng khách hàng được chi nhánh đặc biệt quan tâm, tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này vay vốn khi có nhu cầu phát triển

Trang 33

cho vay các DNV&N đã bước đầu đạt được kết quả khá tốt.

Một số chỉ tiêu quan trọng dưới đây sẽ phản ánh rõ tình hình cho vay đốivới các DNV&N của Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt

1 Số lượng các DNV&N vay vốn tại chi nhánh

Khi mới thành lập, chi nhánh OCB Trung Việt mới chỉ có quan hệ tín dụngvới 9 doanh nghiệp nhưng đến nay đã có trên 200 doanh nghiệp vay vốn tại chinhánh Số lượng và tỷ trọng các DNV&N trong tổng số doanh nghiệp có quan hệvay vốn với chi nhánh được minh hoạ qua bảng số liệu sau

Bảng 1: Số lượng các DNV&N

Chỉ tiêu

Số lượng

TT(%) Số

lượng

TT (%)

Số lượng

TT (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của OCB Trung Việt giai đoạn 2010-2012)

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng các DNV&N có quan hệ vay vốn với chinhánh tăng dần qua 3 năm Năm 2010 chỉ có 87 DNV&N thì đến năm 2011 là 134doanh nghiêp, tương ứng tăng 47 doanh nghiệp, năm 2012 có 169 DNV&N, tươngứng tăng 35 doanh nghiệp so với năm 2011 Số lượng DNV&N tăng chứng tỏ chinhánh có quan hệ cho vay ngày càng mở rộng về số lượng các doanh nghiệp này

Các DNV&N chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số doanh nghiệp có quan hệvới chi nhánh, các con số trong năm 2010, 2011 là 86.14% và 86.45% Tuy nhiênđến năm 2012 đã giảm đi một chút, chỉ còn 80.86% Có thể thấy nguyên nhân là dotrong năm 2012, chi nhánh chủ trương tích cực hướng tới nhóm đối tượng kháchhàng là các công ty lớn với các dựán trọng điểm Năm 2012, tỷ trọng doanh nghiệplớn trong tổng doanh nghiệp tăng lên đó là một dấu hiệu đáng mừng trong hoạtđộng cho vay của chi nhánh vì chỉ khi tạo được thế đứng và uy tín thì mới có nhiềudoanh nghiệp tìm đến ngân hàng đặc biệt là các doanh nghiệp lớn

Trang 34

chứng tỏ chi nhánh có quan hệ cho vay ngày càng mở rộng về số lượng DNV&N.Doanh nghiệp lớn cũng tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sốdoanh nghiệp có quan hệ vay vốn với chi nhánh Nếu duy trì được tốc độ tăng và

ổn định thì đó là dấu hiệu cho thấy hoạt động cho vay các DNV&N được mở rộng.Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngânhàng thì không thể khẳng định được liệu ngân hàng có mở rộng cho vay với loạihình DNV&N không mà còn phải dựa vào các chỉ tiêu kế tiếp dưới đây

2.Quy trình cho vay đối với DNV&N tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt

Hình 3.1: Quy trình cho vay đối với DNV&N tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt

Trang 35

đến hạn, giải quyết vấn đề hồ sơ

- Quản lý tài khoản

- Theo dõi điều kiện phê duyệt, quản

lý sau cấp TD

- Nhắc nợ gốc và lãi đến hạn, đối chiếu thu nợ, gốc lãi

- Đánh giá lại TSĐB theo yêu cầu

Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt (2.1)

- Họp 3 bên để thống nhất các điều kiện, điều khoản HĐ theo phê duyệt (nếu cần)

- QHKH thông báo cho KH nội dung phê duyệt

- QHKH bổ sung hồ sơ theo yêu cầu phê duyệt ( nếu có)

- HTQHKH soạn HĐ, VB trình cán bộ kiểm soát (2.1)

Ký hợp đồng, VB

Ký HĐ với KH thực hiện tiếp nhận và quản lý TSĐB (2.2)

Giới thiệu KH

với HTQHKH để

phối hợp thực

hiện (2.2)

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình của PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2011), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân Khác
2. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính Khác
3. Nhiều tác giả, Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản thế giới Khác
4. PGS.TS. Đàm Văn Huệ (2010), Hiệu quả sử dụng vốn trong DNV&N, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân Khác
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Giáo trình Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội Khác
6. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình thẩm định tài chính dự án 7. Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2004 Khác
9. Nghi định số 90/2001/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành 23/11/2001 Khác
10. Nghi định số 02/2000/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ về đăng ký kinh doanh, ban hành ngày 03/02/2000 Khác
11. Quyết định 143/2004/QĐ – TTG nêu ra định hướng giúp phát triển nguồn nhân lực của DNV&N Khác
12. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt13. www.chinhphu.vn Khác
19. Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Đông năm 2010 ( Từ trang 30 đến trang 55) Khác
20. Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Đông năm 2011 ( Từ trang 28 đến Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w