Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 64)

- QHKH, TĐTD,BGĐ làm việc với KH ( TĐTD chủ trì xử lý nợ) Nợ xấu được chuyển sang AMC ( theo quy định của quản lý nợ xấu

3.9.Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

1. Định hướng cho vay đối với DNV&N của chi nhánhOCB Trung Việt

3.9.Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Các DNV&N hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, do đó để đảm bảo việc thẩm định tốt và chính xác đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức tổng hợp. Chi nhánh nên chủ động mời các chuyên gia các ngành, giảng viên các trường đại học tham gia bồi dưỡng kiến thức tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại, thẩm định và phân tích dự án, phương án sản xuất kinh doanh; đánh giá giá trị tài sản,… Việc mở rộng cho vay đối với DNV&N đòi hỏi người cán bộ tín dụng không thể thiếu những kiến thức này.

Tiếp tục tổ chức thi tay nghề, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cụ thể đảm bảo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, văn hoá giúp cho cán bộ có khả năng giao tiếp, xử lý tốt công việc hiện tại cũng như có khả năng thích ứng với lộ trình hội nhập và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của chi nhánh.

Đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên đó là tiêu chí mà chi nhánh luôn phấn đấu vì sự phát triển chung của Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt và của chi nhánh Quang Trung nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, DNV&N có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Hiện nay, có khoảng hơn 10 triệu lao động đang làm việc cho các DNV&N, đây là một thành quả có ý nghĩa hết sức thiết thực trong khi tình trạng thất nghiệp ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ,… đang là một trong những khó khăn nhất hiện nay của các DNV&N. Vì vậy cần thiết phải hỗ trợ vốn cho các DNV&N trong nước phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

Đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh OCB

Trung Việt” sau khi đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan, giới thiệu

khái quát về chi nhánh OCB Trung Việt, đã tập trung phân tích thực trạng cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012. Những kết quả khả quan bước đầu trong chiến lược mở rộng cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh là rất đáng ghi nhận.Bên cạnh những thành công đó vẫn tồn tại một số hạn chế và khó khăn cần được khắc phục.Vì vậy đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng quan trọng này tai chi nhánh trong thời gian tới.

Đây là vấn đề quan tâm không chỉ của chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt mà nó cần được quan tâm, chú trọng ở hầu hết các

ngân hàng thương mại trong nước. Với chính sách khuyến khích phát triển các DNV&N ở nước ta hiện nay của Đảng và Nhà nước, các NHTM cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ cho vay đối với các DNV&N, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển.

Em xin chân thành cám ơn thầy Lê Ngọc Duy, các thầy cô trong khoa, cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài này. Do hạn chế về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian nghiên cứu nên đề tài của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cán bộ nhân viên ngân hàng nơi em thực tập để em hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình trong tương lai.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 64)