2011/2010 Chênh lệch

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26)

2011/2010 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tiền gửi có kỳ hạn 470.113 47,16 572.201 49,31 491.908 35,80 102.088 21,72 -80.293 -14,03

2.Tiền gửi không kỳ hạn

455.926 45,73 501.793 43,23 763.970 55,60 45.867 10,06 262.177 52,25

3.Tiền gửi thanh toán

35.964 3,61 40.517 3,49 57.710 4,20 4.553 12,66 17.193 42,43

4.Tiền tiết kiệm không kỳ hạn

24.841 2,94 30.509 2,60 39.847 2,90 5.668 22,82 9.338 30,61

5.Kỳ hạn khác 10.025 1,01 15.492 1,37 20.611 1,50 5.467 54,67 5.119 33,04

Tổng vốn huy động 996.869 100 1.160.512 100 1.374.046 100 163.643 16,42 213.534 18,40

Ta thấy,tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2011tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động đạt 1.160.512 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 163.643 triệu đồng, tương ứng tăng 16,42% so với 2010. Năm 2012 đạt 1.374.046 triệu đồng, tăng hon 213.534 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,4%.

Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng đã xác định dược tầm quan trọng của vốn huy động, từ đó thực hiện các biện pháp quảng bá, tuyên truyền, cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán để lôi kéo và thu hút được nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng mình.

Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng các mức lãi suất ưu đãi đối với nhiều loại tiền gửi khác nhau nhằm để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hình thức gửi tiền và cộng với uy tín của ngân hàng trong những năm qua đã tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng, do đó lượng vốn huy động gửi vào ngân hàng ngày càng tăng cao. Ngân hàng đã và đang phát huy hơn nữa những thế mạnh sẵn có của mình để hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao.

4.2.Tình hình cho vay.

Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng là một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay.

Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, NHTMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt đã triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các nghị định Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các ngân hàng nhà nước, các văn bản của ngân hàng TMCP Việt Nam. Chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp chi nhánh.Từ đó đã đem lại cho chi nhánh một kết quả nhất định.

Bảng 2: Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

1. Doanh số cho vay 1.400.410 100 1.283.350 100 1.618.190 100 -117.060 -8,36 334.840 26,09

Ngắn hạn 547.850 39,12 511.220 39,83 695.440 42,98 -36.630 -6,69 184.220 36,04 Trung dài hạn 852.560 60,88 772.130 60,17 922.750 57,02 -80.430 -9,43 150.620 19,51 2. Doanh số thu nợ 327.500 100 263.000 100 531.520 100 -64.500 -19,69 268.520 102,10 Ngắn hạn 109.870 33,55 126.150 47,97 206.350 38,82 16.280 14,82 80.200 63,58 Trung dài hạn 217.630 66,45 136.850 52,03 325.170 61,18 -80.780 -37,12 188.320 137,61 3. Dư nợ 1.072.910 100 1.020.350 100 1.086.670 100 -52.560 -4,90 66.320 6,50 Ngắn hạn 437.980 40,82 385.070 37,74 489.090 45,01 -52.910 -12,08 104.020 27,01 Trung dài hạn 634.930 59,18 635.280 62,26 597.580 54,99 350 0,06 -37.700 -5,93 4. Nợ quá hạn 25.920 100 27.390 100 32.280 100 1.470 5,67 4.890 17,85 Ngắn hạn 7.380 28,47 7.590 27,71 8.980 27,82 210 2,85 1.390 18,31 Trung dài hạn 18.540 71,53 19.800 72,29 23.300 72,18 1.260 6,80 3.500 17,68 5. Tỷ lệ NQH/Dư nợ 2,42% 2,68% 2,97% Ngắn hạn 1,69% 1,97% 1,84% Trung dài hạn 2,92% 3,12% 3,90%

Qua bảng số liệu ta thấy:

Doanh số cho vay của ngân hàng biến động nhiều qua 3 năm, trong năm 2010 doanh số cho vay của ngân hàng là 1.400.410 triệu đồng, năm 2011 là 1.283.350 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2010 117.060 triệu đồng, tương ứng giảm 8,36%. Nguyên nhân có thể do tình trạng của nền kinh tế trong những năm gần đây đang dần bị suy thoái ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sang năm 2012, doanh số cho vay đạt 1.618.190 triệu đồng, tăng 334.840 triệu đồng, tương ứng tăng 26,09% so với năm 2011 chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tốt nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm trước.

-Về công tác thu nợ.

Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác thu nợ về cả ngắn hạn, trung và dài hạn nhờ đó mà doanh số thu nợ có chiều hướng tăng cho dến năm 2012, duy trì chất lượng tín dụng. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 263.000 trđ, giảm 64.500 trđ, tương ứng giảm 19,69% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 531.520trđ, tăng 268.520 trđ, tương ứng tăng 50,52% so với năm 2011.

Số liệu đã phân tích trên cho ta thấy chi nhánh đang từng bước cải thiện được những chính sách biện pháp thu hồi nợ làm cho doanh số thu hồi nợ tăng lên trong năm 2012, giảm đi những khoản nợ, cải thiện được tình hình chiếm dụng vốn của khách hàng, tạo ra cho chi nhánh những cơ hội đầu tư mới hiệu quả hơn, mang lại thêm nguồn thu nhập cho chi nhánh, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức trong ngành.

-Về dư nợ cho vay.

Trong những năm qua chi nhánh đã luôn nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện trong hoạt động tín dụng có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác theo dõi dư nợ, nắm bắt và phân tích tình hình tài chính, sản xuất và kinh doanh của khách hàng, để từ đó có cơ chế tín dụng thích hợp theo hướng tiện lợi đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng. Do đó mà dư nợ cho vay của chi nhánh những năm qua đạt tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên.

Tuy nhiên năm 2011 lại có giảm so với năm 2010, nguyên nhân là do bối cảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và các “đầu tàu” của nền kinh tế đầu tư ồ ạt ra ngoài ngành, đồng thời Chính phủ ban hành cho ra nghị quyết

11 ( ngày 24/2/2011), sự kiện này được coi như một phát súng lệnh để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiền chế nhập siêu…làm cho tổng mức dư nợ đạt 1.020350 trđ, giảm 52.560 trđ, tương ứng giảm 4,90% so với năm 2010.

Nhưng đến năm 2012 thì mức dư nợ tín dụng đạt 1.086.670 trđ, tăng 66.320 trđ, tương ứng tăng 6,10% so với năm 2011Nguyên nhân là do tác động của nền kinh tế đã thúc đẩy các cá nhân, tổ chức mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho mức dư nợ của chi nhánh tăng lên, cho thấy chi nhánh đã từng bước cải thiện nâng mức dư nợ của mình lên đảm bảo được khả năng cạnh tranh của chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về nợ quá hạn :

Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động cho vay không chỉ riêng đối với chi nhánh Trung Việt mà còn đối với tất cả các ngân hàng khác. Nợ quá hạn thể hiện các khoản vay của ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Chênh lệch tỷ lệ nợ quá hạn giữa năm 2011/2010 là 5,67%; năm 2012/2011 là 17,85%. Chứng tỏ việc thẩm định, xét duyệt cho vay của chi nhánh và việc quản lý rủi ro của ngân hàng chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ nợ quá hạn càng tăng chứng tỏ công tác cho vay đạt hiệu quả chưa cao. Nợ quá hạn là điều lo lắng của bất kỳ ngân hàng nào, nếu nợ quá hạn càng cao thì vốn ngân hàng khó thu hồi dẫn đến gặp rủi ro.

4.3.Kết quả hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cũng vậy, tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại đều nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Là một trong những ngân hàng còn non trẻ trên địa bàn TP Đà Nẵng, tuy nhiên những năm qua với quy mô hoạt động rộng lớn mạng lưới giao dịch không ngừng tăng cường, cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng, đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, năng động… đã đem lại những thành công nhất định cho OCB Trung Việt.

Nhìn chung, hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh là rất tốt. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của OCB Trung Việt giai đoạn 2010-2012:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1.Tổng thu nhập 200.228 100 226.319 100 263.887 100 26.091 13,83 37.568 16,60

Thu lãi cho vay 198.208 98,99 223.491 98,75 258.609 98,00 25.283 12,75 35.118 15,71

Thu khác 2.020 1,01 2.828 1,25 5.278 2,00 808 40,00 2.45 86,63

2.Tổng chi 169.222 100 192.678 100 222.307 100 23.456 13,86 29.629 15,38

Chi trả lãi 14.756 87,20 162.639 85,51 186.538 83,91 15.197 10,29 23.899 14,69 Chi khác 21.662 14,80 30.039 14,49 35.769 16,09 8.377 28,33 5.73 19,08

3.Lợi nhuận 31.066 100 33.641 100 41.580 100 2.635 8,50 7.939 23,60 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB Trung Việt giai đoạn 2010-2012

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh toàn chi nhánh năm 2010-2012 của ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Trung việt)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm có những biến động sau: Về tổng thu nhập năm 2010 đạt 200.228 triệu đồng, năm 2011 đạt 226.319 triệu đồng, tăng 26.091 triệu đồng,tương ứng tăng 13,83% so với năm 2010. Sang năm 2012 thu nhập của ngân hàng lại tiếp tục tăng và đạt 263.887 triệu đồng, tăng 37.568 triệu đồng, tương ứng tăng 16,6% so với năm 2011. Đạt được kết quả này là do phía ngân hàng đã tích cực trong việc thu hồi nợ đến hạn trả và xử lý nợ quá hạn phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Về mặt chi phí

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng kéo theo sự gia tăng của chi phí qua các năm. Tổng chi phí của ngân hàng năm 2010 là 169.222 triệu đồng, năm 2011 là 192.678 triệu đồng tăng hon năm 2010 là 23.456 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,86%. Năm 2012 chi phí mà ngân hàng phải bỏ tra là 222.307 triệu đồng, tăng 29.629 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ là 15,38%. Sự gia tăng này chủ yếu do chi phí bỏ ra để chi trả lãi là chính, một phần nhỏ nữa là các khoản chi khác như chi phí điện nước, chi trả lương cho nhân viên…

Về lợi nhuận

Lợi nhuân năm 2010 ngân hàng đạt được là 31.006 triệu đồng, năm 2011 là 33.641 triệu đồng, tăng 2.635 triệu đồng, tương ứng tăng 8,5%. Năm 2012 lợi nhuận đạt 41.580 triệu đồng, tăng 7.939 triệu đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng 23,6%. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và đã mang về một số lợi nhuân nhất định cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26)