Đánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệpvừavà nhỏ tại chi nhánh OCB Trung Việt

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 52)

- QHKH, TĐTD,BGĐ làm việc với KH ( TĐTD chủ trì xử lý nợ) Nợ xấu được chuyển sang AMC ( theo quy định của quản lý nợ xấu

8. Đánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệpvừavà nhỏ tại chi nhánh OCB Trung Việt

Nhìn vào bảng ta thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay cưa ngân hàng tăng đáng kể qua các nam, và chiếm một tỷ trọng đáng kể trên tổng thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 thu nhập từ hoạt động cho vay là 75.000 triệu đồng, năm 2011 là 89.700 triệu đồng, tăng 14.700 triệu đồng, tương ứng tăng 19,6%. Năm 2012 thu nhập đạt 123.175 triệu đồng, tăng 33.475 triệu đồng, tương ứng tăng 37,3%.

8. Đánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệpvừavà nhỏ tại chi nhánhOCB Trung Việt OCB Trung Việt

8.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới biến động không ngừng đã gây không ít khó khăn cho môi trường kinh doanh của các ngân hàng nói chung và cho hoạt động cuả chi nhánh OCB Trung Việtnói riêng. Mặc dù vậy, vượt lên những thử thách đó, OCB Trung Việt vẫn đạt được những

thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các DNV&N.

Số lượng DNV&N vay vốn, được cấp vốn tại chi nhánh đã tăng đều qua các năm, đây là một dấu hiệu tích cực. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đang thu hút được đông đảo đối tượng doanh nghiệp là các DNV&N. Từ những khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng đã mở rộng thêm được quan hệ với những khách hàng mới là bạn hàng của những khách hàng cũ và khách hàng quen thuộc. Như số liệu đã nêu ở trên, hiện có gần 170 DNV&N có quan hệ với chi nhánh, tập trung vào các doanh nghiệp thương mại, xây dựng,…

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNV&N trong các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Chủ trương mở rộng cho vay của chi nhánh đã được khẳng định và bước đầu đạt được những dấu hiệu đáng mừng trong việc mở rộng quy mô.

Về cơ cấu cho vay, OCB Trung Việt đã rất tích cực trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn. Cho vay trung và dài hạn DNV&N qua các năm đã tăng lên rõ rệt và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Chủ trương mở rộng cho vay trung và dài hạn này giúp các DNV&N có điều kiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là một trong những cố gắng của chi nhánh nhằm đa dạng hoá cơ cấu vốn đồng thời đảm bảo an toàn, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Chi nhánh cũng đã đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Trước kia ngân hàng chỉ chú trọng cho vay các DNV&N trong khu vực kinh tế Nhà nước thì đến nay đã mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dư nợ của các DNV&N thuộc khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn.

Chất lượng của các khoản vay đối với DNV&N cao, các trường hợp nợ quá hạn là rất ít, biểu hiện tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay DNV&N là rất nhỏ (khoảng 0.2%). Chi nhánh đã luôn quan tâm, phát triển tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc tập huấn, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, kiểm tra, theo dõi trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo an toàn cho các khoản vay của ngân hàng.

Khi cho vay đối với các DNV&N, chi nhánh luôn tư vấn, hướng dẫn miễn phí, nhiệt tình cho khách hàng về thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. Đối với những khách hàng lâu năm, nếu gặp khó khăn hoặc cần vốn cho những dự án lớn thì ngân hàng có thể ưu tiên cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay với các doanh nghiệp khác và quy trình cho vay cũng đơn giản, nhanh chóng hơn để giúp các doanh nghiệp có được nguồn vốn kịp thời, giải quyết khó khăn và đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng tiến độ. Việc này sẽ tạo được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, từ đó mà đối tượng khách hàng của ngân hàng ngày càng tăng cả về quy mô lẫn chất lượng.

Quy trình cho vay linh hoạt, hoạt động kiểm tra, giám sát chéo được tăng cường. Ngoài ra cũng có bộ phận kiểm tra định kỳ và thường xuyên đối với hoạt động cho vay. Thời hạn xử lý hồ sơ xin vay được tiến hành nhanh chóng, thường chỉ trong 7-10 ngày, nếu không cho vay phải trả lời lại bằng văn bản theo quy định.

Như vậy, đạt được những kết quả đáng khích lệ trên là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của tâp thể lãnh đạo cũng như sự cố gắng phấn đấu của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng. Những chuyển biến tích cực đó trong hoạt động cho vay của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các DNV&N tiếp cận dễ dàng hơn với kênh dẫn vốn quan trọng, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

8.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chếHạn chế Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc cho vay DNV&N của chi nhánh OCB Trung Việt cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục:

Chi nhánh chú trọng cho vay đối với DNV&N nhưng chưa phát triển được nhóm DNV&N có vốn đầu tư nước ngoài.

Mặc dù đã rất mạnh dạn cho vay đối với các DNV&N không có tài sản đảm bảo nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo vẫn thấp hơn so với cho vay có tài sản đảm bảo.

Việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các DNV&N đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết mục đích đầu tư trung dài hạn của các doanh nghiệp.

Một số nguyên nhân chính phải kể đến là: - Từ phía DNV&N

Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ chính quy mô DNV&N của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu nhỏ, năng lực tài chính chưa cao, giá trị tài sản thấp, nếu doanh nghiệp chưa tạo được uy tín bằng năng lực kinh doanh thì rất khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến các DNV&N khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng là các DNV&N thiếu các dự án khả thi. Hầu hết các DNV&N đều là các doanh nghiệp tự doanh, tham gia trên thị trường không có định hướng chiến lược, không xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, thiếu các thông tin thị trường nên khó tiếp cận, nắm bắt được cơ hôi đầu tư, khó xây dựng được một dự án thuyết phục.

Các doanh nghiệp chưa thực sự hợp tác với ngân hàng.Quan hệ đi vay – cho vay chỉ thực sự được giải quyết trên cơ sở có sự tin cậy giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Nhưng thực tế hiện nay các doanh nghiệp khi đi vay đã không muốn bộc bạch hết với ngân hàng: không muốn giải trình, trao đổi kỹ lưỡng về dự án đầu tư, phương án vay vốn, không muốn đưa các tài sản cho ngân hàng tạm giữ. Chính điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng khi đặt lòng tin vào doanh nghiệp để xem xét có nên cho vay hay không.

Trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, tay nghề công nhân thấp kém dẫn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh kém, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường nên gây rủi ro cao cho ngân hàng khi quyết định cho vay vốn. Mặt khác, trình độ quản lý, hiểu biết cơ chế chính sách pháp luật của người chủ doanh nghiệp còn hạn chế, quản lý tài chính trong doanh nghiệp thiếu tính minh bạch, chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Điều đó vừa gây khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định tình hình tài chính, vừa gây thủ tục phiền hà cho ngân hàng khi cho vay vốn, ngăn trở quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNV&N.

Vấn đề Marketing của các DNV&N hầu như không được đề cập đến nếu không muốn nói là lãng quên. Các DNV&N không tự chủ động tìm đến chi nhánh ngân hàng, không đủ tự tin năng lực để xây dựng phương án kinh doanh đủ khả

năng thuyết phục ngân hàng. Phần nhiều là do dựa vào mối quan hệ cá nhân thì mới có thể đi vay.

- Nguyên nhân khác

Từ phía Nhà nước: Cơ chế pháp lý còn thiếu đồng bộ, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tế. Mặt khác, Nhà nước cững chưa có chính sách vay vốn cụ thể đối với DNV&N.

Công tác quản lý Nhà nước đối với các DNV&N còn nhiều sơ hở, lơi lỏng dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan nhưng không hiệu quả các DNV&N. Các phòng đăng ký kinh doanh mới làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chưa cập nhật đầy đủ thông tin; chưa giám sát, theo dõi hoạt động kinh doanh của DNV&N. Điều đó cản trở ngân hàng nắm bắt các các thông tin về doanh nghiệp để ra quyết định cho vay.

Từ môi trường kinh tế: Trong những năm trở lại đây, đi đôi với mức tăng trưởng kinh tế cao là tỷ lệ lạm phát lớn, giá vàng tăng nhanh, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, người dân không gửi tiền tiết kiệm nữa mà mua vàng cất trữ làm chi phí huy động của chi nhánh tăng kéo theo lãi suất cho vay DNV&N cũng không nhỏ làm hạn chế việc mở rộng cho vay. Đặc biệt trong giai đoạn đầu năm 2012, nền kinh tế nước ta đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao (khoảng 20%) làm giá cả tăng chóng mặt. Mặt khác, thị trường bất động sản đóng băng làm cho giá đất hạ nhiệt, do đó định giá đất thấp kéo theo khoản cho vay nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của DNV&N. Giá cả các mặt hàng lương thưc, nhiên liệu, xây dựng tăng lên quá cao kéo theo chi phí tăng ngoài dự kiến khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Vì vậy mà các DNV&N đã khó tiếp cận được với tín dụng ngân hàng nay lại càng thêm khó khăn.

Việc hội nhập kinh tế thế giới làm cho số lượng ngân hàng cổ phần và ngân hàng thương mại nước ngoài tăng nhanh, các ngân hàng này là đối thủ cạnh tranh không nhỏ của chi nhánh. Mặt khác, cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính trên thị trường tài chính – ngân hàng cũng làm giảm lượng khách hàng đến vay vốn tại chi nhánhOCB Trung Việt.

PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG_CHI NHÁNH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG_CHI NHÁNH TRUNG VIỆT

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪAVÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w