Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội và đời sống cộngđồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan, vừa mangtính chủ quan Chính vì vậy, pháp luật có một ý nghĩa và vai trò đặc biệt quantrọng Trong bối cảnh xã hội Việt nam hiện nay, pháp luật là vũ khí chính trị sắcbén để nhân dân đấu tranh chống lại các lực lượng thù địch, giữ vững an ninhquốc phòng và trật tự an toàn xã hội; là cơ sở pháp lý để bộ máy Nhà nước ViệtNam tổ chức và hoạt động; là công cụ để Nhà nước quản lý hữu hiệu các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội; là phương tiện thiết lập và bảo đảm côngbằng, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; là cơ sở bảo vệ hữu hiệu quyền côngdân; đồng thời, pháp luật tạo điều kiện cho những công cụ quản lý xã hội khácphát triển vì một xã hội công bằng, văn minh, tốt đẹp hơn Nhận thức được tầmquan trọng đó, Nhà nước ta luôn coi xây dựng pháp luật là một hoạt động cơ bản
và quan trọng hàng đầu Những năm qua, đặc biệt là khi Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật 2008 ra đời, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quyphạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước đã gặt hái được những kết quả đángkích lệ Góp phần to lớn vào sự thành công chung đó, phải kể tới hoạt động banhành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương cũng bộc
lộ những hạn chế và bất cập, nhất là vào giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đangtrong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tếquốc tế Một số quan hệ xã hội quan trọng vẫn chưa được điều chỉnh; quy trìnhxây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được thực hiện nghiêm túc; nộidung nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, khôngthống nhất, thiếu tính khả thi; văn bản quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hànhcòn “nợ đọng”;…
Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thựctiễn về hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
Trang 2quan Nhà nước ở trung ương là điều hết sức quan trọng và cần thiết Do vậy, em
đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của các cơ quan Nhà nước ở trung ương” với hy vọng sẽ góp phần cung cấp
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Song, trong phạm vi của một đềtài khóa luận tốt nghiệp cử nhân, em chỉ dừng lại xem xét, tìm hiểu khái niệm,đặc điểm, đánh giá thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơquan Nhà nước ở trung ương, từ đó đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiệnhoạt động này
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận truyềnthống của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềxây dựng nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng các phương pháp bổ trợ như phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống
kê, kết hợp lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu
Luận văn được trình bày theo bố cục như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật do các
cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành
Chương 2: Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơquan Nhà nước ở trung ương và một số kiến nghị hoàn thiện
Đây là một đề tài rộng và khó, với kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinhnghiệm thực tế nên mặc dù đã được sự chỉ bảo nhiệt tình và tận tâm của Cô giáohướng dẫn cùng sự giúp đỡ của bè bạn, luận văn vẫn không thể tránh khỏinhững hạn chế Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của cácThầy, Cô giáo và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở
TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH.
1.1 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội đa dạng, phức tạp vàkhông thể tách rời Nhà nước hình thành để thực hiện nhiệm vụ tác động tới cácquan hệ xã hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý theo ý chí của giai cấp thống trị.Thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước phải sử dụng một công cụ điều chỉnh tồn tạisong song với sự tồn tại của Nhà nước, đó là pháp luật Pháp luật được hìnhthành, phát triển bằng con đường nhà nước và Nhà nước chỉ tồn tại được khi cópháp luật Nhà nước sử dụng pháp luật dưới nhiều hình thức như: tập quán pháp,tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Trong những hình thức đó, văn bảnquy phạm pháp luật là hình thức tiến bộ nhất Với những đặc điểm đặc biệt và
ưu thế mà tập quán pháp, tiền lệ pháp không có, văn bản quy phạm pháp luật trởthành hình thức pháp luật chủ đạo và phù hợp nhất với kiểu pháp luật xã hội chủnghĩa
Tuy nhiên, dù vai trò của văn bản quy phạm pháp luật đã được nhận định
từ lâu thì phải tới năm 1996, khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật lầnđầu tiên ra đời, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định cụ thể
và thống nhất Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 quy
định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước,
năm 2004, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân ra đời, vì vậy, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật cũng
Trang 4có sự thay đổi: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này hoặc luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” (khoản 1, Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2008)
Căn cứ vào khái niệm văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì chủ thể cóthẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải là các cơ quan Nhànước Tuy nhiên, Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008lại liệt kê các cá nhân có thẩm quyền ban hành như Chủ tịch nước; Thủ tướngChính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Tổng Kiểm toán Nhànước (khoản 2,5,6,7,8,9, Điều 2) Như vậy, có thể thấy giữa hai Điều luật này đã
có sự không thống nhất, dễ tạo ra lầm tưởng về chủ thể ban hành văn bản Sẽhợp lý hơn nếu Luật quy định rõ văn bản quy phạm pháp luật do các cá nhân và
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
Với đề tài khóa luận “Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương”, người viết xin đi sâu vào tìm hiểu
thực trạng ban hành nhóm văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhànước ở trung ương, bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháplệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ;Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết liêntịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trungương của tổ chức chính trị xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhândân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
Trang 5ngang bộ (khoản 1,2,4,6,10,11, Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật 2008).
1.2 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước
ở trung ương ban hành.
Các cơ quan nhà nước ở trung ương là những cơ quan đầu não của cảnước, thể hiện tập trung nhất quyền lực của một chế độ xã hội Vì vậy, văn bảnquy phạm pháp luật do những chủ thể này ban hành có một vai trò rất đặc biệt
Nó không chỉ là những văn bản có phạm vi áp dụng rộng rãi nhất mà còn là cơ
sở pháp lý để nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác ra đời Giữ vị trí đặc biệtquan trọng trong hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quanNhà nước ở trung ương ban hành mang những đặc điểm sau:
Văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật
Với vai trò quan trọng là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội , là cơ sởcho việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính, văn bảnquy phạm pháp luật do đó chỉ được ban hành bởi các chủ thể nhất định theo quyđịnh của pháp luật Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008quy định những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luậtbao gồm: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩmphán tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, có
sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhànước với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội Ngoài ra, các cánhân cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Chủ tịchnước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, TổngKiểm toán Nhà nước
Vì vậy, dấu hiệu đầu tiên để khẳng định văn bản quy phạm pháp luật docác cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành là văn bản được ban hành bởinhững chủ thể: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Hội đồng
Trang 6thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhànước với nhau hoặc với các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước ở trung ương có hình thức do pháp luật quy định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức của văn bản quy phạmpháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là: tên gọi và thể thức của văn bản
Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định têngọi của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ươngban hành, bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Nghịquyết liên tịch, Thông tư liên tịch Việc quy định tên gọi của văn bản như trên đãthể hiện thẩm quyền về hình thức của các cơ quan ban hành văn bản: trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan được quyền ban hành nhữngloại văn bản nào và khi điều chỉnh một vấn đề pháp lý cụ thể, cơ quan ban hànhphải ban hành đúng hình thức văn bản đó Việc tuân thủ quy định về tên gọi nóiriêng và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ởtrung ương ban hành nói chung là điều kiện cần để khẳng định nội dung của vănbản (là có chứa quy phạm pháp luật) Đồng thời, nó còn giúp phân biệt với cácloại văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác cũng như vớivăn bản do các cá nhân ban hành; xác định thứ bậc, hiệu lực của từng loại vănbản
Bên cạnh tên gọi, pháp luật còn quy định về thể thức của văn bản quyphạm pháp luật Thể thức văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là kết cấu vềhình thức của văn bản Hiện nay, thể thức của văn bản quy phạm pháp luật docác cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nói riêng và của các chủ thể cóthẩm quyền nói chung được quy định cụ thể trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủhướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản và Quyết định số20/2002/QĐ-BKHCN, ngày 31/12/2002 của Bộ Khoa học và công nghệ banhành tiêu chuẩn Việt nam số 5700 năm 2002
Trang 7Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định.
Với vai trò là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước,văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải đảm bảo sự thống nhất, chặtchẽ về mọi mặt, trong đó có trình tự và thủ tục ban hành Vì thế, Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật 2008 đã có những quy định khá chi tiết và hợp lý
về thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ởtrung ương Các cơ quan Nhà nước ở trung ương có vị trí, chức năng nhất định,ban hành văn bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất và vai trò khácnhau Chính vì thế, mỗi cơ quan Nhà nước cần tuân theo trình tự và thủ tục banhành văn bản quy phạm pháp luật riêng Theo đó, trình tự, thủ tục ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội được quyđịnh cụ thể tại chương III (từ Điều 22 đến Điều 57); của Chính phủ được quyđịnh tại chương V (từ Điều 59 đến Điều 66); của Hội đồng thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao tại chương VI (Điều 69); trình tự thủ tục ban hành văn bản quyphạm pháp luật liên tịch được quy định tại chương VII (Điều 73, Điều 74)
Việc quy định cụ thể về trình tự, thủ tục ban hành đối với mỗi loại vănbản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương không chỉnhằm thống nhất hóa các hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạmpháp luật mà còn có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việcphối hợp, kiểm tra, giám sát của những cơ quan có thẩm quyền, từ đó hạn chếkhiếm khuyết trong hoạt động của Nhà nước Một văn bản quy phạm pháp luật
có chất lượng cao phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện đúng, đủ, nghiêm túc quytrình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền và sựhoàn thiện của pháp luật trong quy định đối với thủ tục ban hành văn bản quyphạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành có nội dung là các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc
Trang 8chung, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảmthực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội Các quy tắc xử sự là những khuôn mẫu, những chuẩn mực mà mọi cơquan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội được cácquy tắc đó điều chỉnh
Với nội dung là các quy tắc xử sự chung, văn bản quy phạm pháp luật docác cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành cũng giống như các văn bản quyphạm pháp luật khác: đều mang tính bắt buộc chung Tính bắt buộc chung củavăn bản quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thể nằmtrong những điều kiện nhất định mà quy phạm pháp luật đó đã dự liệu Đồngthời, để tính bắt buộc chung của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả trênthực tế, Nhà nước đã đề ra những biện pháp để bảo đảm thực hiện như: tuyêntruyền, giáo dục, thuyết phục, hành chính, kinh tế , cưỡng chế,…
Hơn nữa, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trungương ban hành nhằm dự liệu những trường hợp, tình huống để áp dụng cho mọiđối tượng có đủ điều kiện như trong dự liệu đó Vì vậy, chúng không như vănbản áp dụng pháp luật chỉ được áp dụng cho một chủ thể hoặc được áp dụng mộtlần, mà còn được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tế
Văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền khác nhau banhành thì có nội dung và hiệu lực áp dụng không giống nhau Thông thường, vănbản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành cóhiệu lực pháp lý trong phạm vi cả nước Tuy nhiên, cũng có trường hợp văn bảnquy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành nhưng chỉ
có hiệu lực pháp lý trên phạm vi một số địa phương Và trường hợp ngoại lệ nàythường áp dụng đối với các địa phương có đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội,điều kiện địa lý, dân cư,…
Trang 9Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Pháp luật mang tính giai cấp, thông qua pháp luật giai cấp lãnh đạo đã thểhiện ý chí của mình nhằm thực hiện hoạt động quản lý xã hội Để thực hiện điều
đó, việc thực thi pháp luật cũng phải được đảm bảo bằng nhiều biện pháp trênthực tế
Trước hết, Nhà nước thực hiện tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật
để mọi chủ thể tự nguyện, tự giác tuân thủ và thực hiện đúng nội dung văn bảnquy phạm pháp luật Nếu các chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thựchiện không đúng thì Nhà nước sẽ có những biện pháp cưỡng chế thích hợp buộccác chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước Ngược lại, nếu cácchủ thể thực hiện tốt thì có thể được khích lệ về tinh thần hoặc vật chất như:tặng huân chương, huy chương, bằng khen, thưởng tiền,…
Với vai trò là công cụ quản lý của Nhà nước, cũng giống như các văn bảnquy phạm pháp luật khác, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước
ở trung ương ban hành luôn được Nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tế
1.3 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương.
Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt độngchuyên môn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoặc phối hợpthực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn bản khác nhau Thông qua cácvăn bản quy phạm pháp luật, ý chí của nhà nước cùng các giá trị khách quan của
xã hội được thể hiện thông qua ý chí chủ quan của những chủ thể có thẩm quyềnban hành văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, để hoạt động ban hành văn bảnquy phạm pháp luật đạt hiệu quả cao, chất lượng văn bản được bảo đảm thì mộttrong những vấn đề phải chú ý trước nhất đó là thẩm quyền ban hành văn bảnquy phạm pháp luật
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản quyphạm pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước ở
Trang 10Trung ương nói riêng được xem xét dưới hai góc độ: thẩm quyền về hình thức
và thẩm quyền về nội dung
Thứ nhất, thẩm quyền về hình thức là thẩm quyền của các chủ thể trong
việc ban hành những hình thức văn bản do pháp luật quy định Theo đó, mỗi chủthể có thẩm quyền chỉ được ban hành một số loại văn bản nhất định Vì vậy, vaitrò của mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật sẽ khác nhau, được áp dụng phùhợp với từng công việc cụ thể
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996,sửa đổi bổ sung năm 2002, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các cơquan nhà nước bao gồm hơn 20 loại văn bản do nhiều cơ quan có thẩm quyềnban hành, trong đó có những chủ thể có thẩm quyền ban hành từ 2 đến 3 loại vănbản Quy định đó đã dẫn đến một thực tế là việc xác định thứ bậc hiệu lực củacác văn bản quy phạm pháp luật gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong nhiềutrường hợp khó xác định được khi nào và vấn đề gì cần ban hành văn bản dướihình thức nào Điều đó đã làm cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chồngchéo, phức tạp và khó áp dụng Trước thực tế như vậy, Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật 2008 đã có sự thay đổi đáng kể, hình thức văn bản quyphạm pháp luật đã được thu hẹp lại, nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành vănbản chỉ có thẩm quyền ban hành một hình thức văn bản Theo đó, hệ thống vănbản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương hiện nay baogồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủyban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồngthẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụQuốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xãhội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộvới Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao, giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Điều 2, Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật 2008)
Trang 11Thứ hai, Thẩm quyền về nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thể
trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định Về thực chất, đó là
“giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt
ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định”[8,tr.71]
Thẩm quyền này của các cơ quan Nhà nước ở trung ương trước hết đượcpháp luật quy định trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước nhưLuật Tổ chức Quốc hội 2001, Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân 2002
Hiến pháp nước ta quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước caonhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đại biểu caonhất của nhân dân, do đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lậppháp Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là cơ sở của hệ thốngpháp luật, Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế,văn hóa, an ninh quốc phòng, hình thức và bản chất của nhà nước Bên cạnhquyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội còn có quyền thôngqua luật và sửa đổi luật Luật quy định về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh
tế, xã hội, quốc phòng, an ninh tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôngiáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức,quyền và nghĩa vụ của công dân Ngoài ra, Quốc hội còn có quyền quyết địnhnhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội; các vấn đề về ngân sách nhà nước; quy địnhchế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyếtđịnh các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội thông qua hoạt động banhành văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết
Với vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốchội có một vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước Theo quy định của phápluật, Ủy ban thường vụ Quốc hội được trao quyền ban hành hai loại văn bản là
Trang 12Pháp lệnh và Nghị quyết Pháp lệnh được ban hành để quy định những vấn đềđược Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện sẽ trình Quốc hội xem xét vàquyết đinh ban hành thành luật Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội cònban hành Nghi quyết để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định tuyên
bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từngđịa phương,… và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụQuốc hội
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, sốlượng các loại văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi theo hướng thu hẹp lại
so với quy định trước đây Do đó, để đảm bảo thẩm quyền của các chủ thể banhành văn bản quy phạm pháp luật, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luậtcũng được mở rộng hơn
Nếu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi, bổ sung2002) quy định Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị quyết và Nghị định thìpháp luật hiện hành đã quy định Chính phủ chỉ còn ban hành một hình thức vănbản quy phạm pháp luật là Nghị định Theo quy định tại Điều 14, Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật 2008, Nghị định của Chính phủ được ban hành đểquy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Nghị định quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ Nghịđịnh của Chính phủ còn quy định những vấn đề thuộc Nghị quyết trước đây:những biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội , quốc phòng, anninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế,khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ cán bộ, công chức, quyền vànghĩa vụ của công dân, Khi có những vấn đề phát sinh cần thiết phải giải quyếtnhưng chưa được luật hoặc pháp lệnh quy định thì Chính phủ có thể ban hànhNghị định để giải quyết vấn đề đó, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lýkinh tế, quản lý xã hội với sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trang 13Trong hệ thống cơ quan tư pháp, chỉ có Hội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao là có thẩm quyền độc lập trong việc ban hành văn bản quy phạmpháp luật So với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996 (sửa đổi, bổ sung 2002), nội dung Nghị quyết do Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ban hành theo quy định của pháp luật hiện nay đã thu hẹphơn, không còn nội dung tổng kết kinh nghiệm xét xử mà Nghị quyết được banhành chỉ nhằm hướng dẫn các Tòa án thống nhất áp dụng pháp luật
Để hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả, đápứng kịp thời nhu cầu của xã hội, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề liênquan tới nhiều bộ, ngành đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan trong việc banhành các văn bản quy phạm pháp luật Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật 2008 có quy định hình thức văn bản quy phạm pháp luật liên tịch của các cơquan nhà nước ở trung ương là Nghị quyết liên tịch và Thông tư liên tịch Nghịquyết liên tịch được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chínhphủ với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hướng dẫnthi hành những vấn đề khi tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia vào hoạt độngquản lý nhà nước Thông tư liên tịch là văn bản được ban hành giữa Chánh ánTòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để hướng dẫn việc áp dụng thốngnhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đếnnhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó
1.4 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là khả năng tác độngcủa văn bản vào các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở pháp luật hiệnhành Để mỗi văn bản quy phạm pháp luật phát huy được vai trò của mình vàđiều chỉnh các quan hệ xã hội một cách hiệu quả thì việc quy định hiệu lực củavăn bản quy phạm pháp luật là điều không thể thiếu Mỗi văn bản quy phạm
Trang 14pháp luật có hiệu lực khác nhau tùy thuộc vào vị trí, tính chất, mục đích điềuchỉnh của văn bản đó và thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản Cũng nhưhiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, hiệu lực văn bản quyphạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương được xem xét trên bayếu tố là thời gian, không gian và đối tượng thực hiện.
Hiệu lực theo không gian
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạnphạm vi tác động của văn bản về mặt không gian, có thể là toàn bộ lãnh thổquốc gia, một địa phương hoặc một vùng nhất định Hiệu lực về không gian củavăn bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hànhvăn bản, phạm vi và mức độ điều chỉnh của văn bản Cơ quan nhà nước ở trungương là các cơ quan có vị trí đặc biệt quan trọng, giữ vai trò đầu não chỉ đạohoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, nên văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan nhà nước trung ương “có hiệu lực trong cả nước trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” (Điều 82, Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2008)
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quanNhà nước ở trung ương ban hành có thể có hoặc không được nêu cụ thể trongcác văn bản quy phạm pháp luật Trong trường hợp hiệu lực không được quyđịnh cụ thể như vậy, chúng ta có thể căn cứ vào tính chất quan hệ xã hội đượcđiều chỉnh cũng như phạm vi điều chỉnh của các văn bản để xác định hiệu lực vềkhông gian
Hiệu lực theo thời gian
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là sự tác độngcủa văn bản lên các quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, thểhiện ở thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểm kết thúc hiệu lực Việc quyđịnh hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết vìcác văn bản được ban hành vào những thời điểm khác nhau, với mục đích điều
Trang 15chỉnh khác nhau trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nên chỉ phù hợp khinhững điều kiện đó còn tồn tại Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của các cơquan nhà nước ở trung ương theo thời gian được quy định cụ thể từ Điều 78 đếnĐiều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định
như sau: “Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi năm ngày, kể từ ngày kí hoặc ban hành” (khoản 1, Điều 78, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2008) Trong trường hợp văn bản quy định những biện pháp thi hành trongtrường hợp khẩn cấp hoặc văn bản ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng
chống thiên tai, dịch bệnh “thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành” (khoản 1, Điều 78, Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2008) Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật củacác cơ quan nhà nước ở trung ương cũng tuân thủ theo quy định chung này
So với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi, bổ sung2002), quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật trong Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã có sự thay đổi đáng kể Nếu nhưtrong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi, bổ sung 2002),hiệu lực của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội; văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước; văn bảnquy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liêntịch khác được quy định những thời điểm có hiệu lực khác nhau thì hiện nay thờiđiểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định chung
Trang 16Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có tính dự báo cao Đồng thời, đểtạo sự ổn định cho hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng tácđộng nên văn bản quy phạm pháp luật được quy định áp dụng nhiều lần trongthực tế Vì vây, thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luậtthường không được quy định cụ thể Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn cóthể xác định thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Điều
81, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định văn bản quyphạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp: hếtthời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; được sửa đổi, bổ sunghoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành vănbản đó; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩmquyền Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương vềthời điểm kết thúc hiệu lực cũng không nằm ngoài những trường hợp trên
Hiệu lực về đối tượng thực hiện
Hiệu lực về đối tượng thực hiện được hiểu là việc các cơ quan Nhà nướcban hành văn bản quy phạm pháp luật giao cho một hoặc nhiều chủ thể có tráchnhiệm triển khai, tổ chức thực hiện văn bản của mình Để văn bản quy phạmpháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành được thực hiện mộtcách nghiêm chỉnh và thực sự đi vào cuộc sống thì vai trò của đối tượng thi hànhnhững văn bản đó là rất quan trọng Theo nguyên tắc, đối tượng thực hiện vănbản quy phạm pháp luật là các cơ quan cấp dưới của cơ quan ban hành văn bản.Thực hiện nhiệm vụ của mình, các chủ thể là đối tượng thực hiện tiến hành quyđịnh chi tiết, hướng dẫn thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm phápluật hoặc cũng có khi chỉ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điềukhoản cụ thể được giao trong văn bản quy phạm pháp luật đó Ngoài ra, các chủthể là đối tượng thi hành còn thực hiện việc hướng dẫn các nội dung khác phùhợp với yêu cầu quản lý Nhà nước Ví dụ: Chính phủ ban hành nghị định để quyđịnh chi tiết thi hành luật của Quốc hội; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ được ban hành để quy định chi tiết thi hành nghị định của Chính
Trang 17phủ; nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được banhành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;…
Trên thực tế, các văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thihành thường được nhân dân biết đến nhiều hơn cả Điều đó đòi hỏi trách nhiệmcủa các chủ thể là đối tượng thực hiện trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.Trách nhiệm của chủ thể là đối tượng thi hành được quy định cụ thể, chi tiếttrong từng văn bản quy phạm pháp luật
Trang 18Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng địnhĐảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội.Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng ta đã đề ra nhiều đường lối, chủtrương, chính sách phù hợp và đúng đắn Để đường lối, chủ trương, chính sách
ấy thực sự đi vào cuộc sống, đòi hỏi chúng phải được thể chế hóa thông qua hoạtđộng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Trongnhững năm qua, các văn bản quy phạm pháp luật mà đi đầu là văn bản quy phạmpháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương đã bám sát được nhiệm vụcách mạng trong từng thời kì, thể chế hóa được nhiều đường lối, chính sách lớncủa Đảng trên nhiều lĩnh vực
Trong thời kì đổi mới, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kinh tếtăng trưởng nhanh và bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng, cải thiện và nângcao đời sống của nhân dân, cùng với việc giải quyết những vấn đề bức xúc trong
xã hội,…đều được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật Chúng ta
đã xây dựng được nhiều đạo luật tạo khung pháp lý cho sự phát triển của nềnkinh tế thị trường, chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của các
Trang 19doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh, các cơ chế bảo đảm và khuyến khích đầutư,… Pháp luật trong lĩnh vực hành chính nhà nước đã có những thay đổi tíchcực Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn củacông chức, nội dung và trách nhiệm công vụ được phân định rành mạch, rõ ràng;thủ tục hành chính được cải cách theo hướng đơn giản, công khai, dễ tiếp cận,
dễ kiểm tra, giám sát đã đạt được những kết quả tích cực; các dịch vụ công đangđược xác lập, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của cải cáchhành chính Pháp luật về lao động, việc làm, an sinh xã hội và các lĩnh vực xãhội khác đã được quan tâm xây dựng, góp phần phát triển kinh tế đi đôi với hạnchế những tiêu cực của nền kinh tế thị trường Pháp luật trong lĩnh vực quốcphòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, góp phần giữ vững ổnđịnh chính trị, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật Chúng ta có thể kểđến những văn bản quy phạm pháp luật tiêu biểu như: Luật Lao động 1994; LuậtĐất đai 2003; Luật Thương mại 2005; Luật Giáo dục 2005; Luật Quốc phòng2005; Luật Đầu tư 2005; Luật Bảo hiểm y tế 2008; và Luật Giáo dục sửa đổi bổsung 2009; Luật Cán bộ công chức 2010; …cùng các Nghị định, Thông tư liêntịch quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành Việc thể chế hóa đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng trở thành bước tiền đề tạo nên những thắng lợi tolớn về kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những năm qua
Để xây dựng một Nhà nước vững mạnh và hoàn thiện, một Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”, cùng với việc đề rađường lối đổi mới về kinh tế, Đảng ta luôn luôn chú trọng tới việc đổi mới hệthống chính trị về tổ chức bộ máy Nhà nước Điều đó được thể hiện trong nhiềuvăn kiện của Đảng và được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật biểu hiện ở:Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật Tổ chứcQuốc hội 2001; Luật Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 2003; Luật Tổchức Chính phủ 2001; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002; Luật Tổ chức Việnkiểm sát nhân dân 2002; Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002; Luật Tổ chứcHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003;… Qua những văn bản quy phạm
Trang 20pháp luật này có thể nhận thấy tư duy lý luận trong hoạt động xây dựng, banhành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã có
sự phát triển trong quá trình đổi mới, thể hiện một bước tiến lớn về xây dựngNhà nước so với trước đây, đó là nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất, có
sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp
2.1.2 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành ngày càng thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật lànhững chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội mà các văn bản đó điều chỉnh.Văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật do các
cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nói riêng không chỉ phản ánh ý chí vànguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn bảo vệ quyềnlợi cho mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.Việc đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp thể hiện trong Luật Doanhnghiệp 2005; việc dành nhiều ưu tiên cho lao dộng nữ thể hiện trong Bộ luật Laođộng; việc tăng cường và tạo cơ chế cho đại biểu Quốc hội tiến hành giám sátđối với hoạt động của các cơ quan nhà nước thể hiện trong Luật Hoạt động giámsát tối cao của Quốc hội;… là những ví dụ cho thấy nhiều quy định trong cácvăn bản quy phạm pháp luật đã ngày càng bám sát cuộc sống và phản ánh trungthực ý chí, nguyện vọng của nhân dân, góp phần phát huy sức sản xuất và làmchủ của nhân dân, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Qua
đó, tăng cường lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta Ngày càngnhiều các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh và đáp ứng mong muốn củanhân dân được các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành như: Luật Phòngchống tham nhũng 2005; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2005; LuậtĐấu thầu 2005;…với những quy định về minh bạch tài sản, thu nhập trong hoạt
Trang 21động của các cơ quan, tổ chức, thực hành tiết kiệm trong tổ chức hội họp, thựchiện đấu thầu trong mua bán tài sản công,…
2.1.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
Trong xu thế hội nhập của thế giới cùng với mục tiêu đẩy mạnh hoạt độngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là khi Việt Nam chính thức trởthành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các cơ quan Nhà nước
ở trung ương đã dành ưu tiên cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luậttrong lĩnh vực kinh tế Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hôị, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các văn bản liên tịch được ban hành đãđáp ứng ngày càng kịp thời các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn Theo đó, nền kinh tếđược vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, với nhiềuhình thức sở hữu và thành phần kinh tế Các văn bản chú trọng nhiều tới vấn đềphát triển doanh nghiệp, ngân hàng, xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường thu hútđầu tư,… Có thể kể đến những văn bản điển hình như: Luật Doanh nghiệp 2005;Luật Đầu tư 2005; Luật Thương mại 2005; các Luật về thuế; Luật Kí kết, gianhập và thực hiện các Điều ước quốc tế 2005; Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH ngày 20/08/2004 về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào ViệtNam; … cùng các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (Nghị định57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 về thương mại điện tử; Nghị định78/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 về đăng kí kinh doanh; Nghị định108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một
số điều của Luật Đầu tư 2005; Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quyđịnh chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán, hàng hóa và các hoạt độngliên quan trực tiếp tới hoạt động mua bán hành hóa của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 vềviệc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; …) Ngoài ra,nước ta còn gia nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu trí
Trang 22tuệ và kí kết nhiều điều ước quốc tế song phương về tín dụng, hàng hải,… Cácvăn bản quy phạm pháp luật này ra đời đã tạo ra một bước tiến lớn trong việchoàn thiện khung pháp luật cho các hoạt động kinh tế Từ đó, giúp cải thiện thựcchất môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế kinh tế và thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội
Trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ vàmôi trường, các cơ quan Nhà nước ở trung ương cũng ban hành nhiều văn bản
để đáp ứng các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống xã hội
Trong lĩnh vực xã hội, nhiều văn bản như Luật Bảo vệ chăm sóc và giáodục trẻ em; Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000; Pháp lệnh cựu chiến binh năm2005; Bộ luật Lao động 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006;…; Nghị định118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảohiểm xã hội; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;… đã được ban hành.Hiện nay, dự thảo Luật Thủ đô đang được các đại biểu Quốc hội và cơ quanchức năng thảo luận, cho ý kiến Việc soạn thảo Luật Thủ đô được coi là mộtbước cấp thiết và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay Luật Thủ đôkhông chỉ giúp Hà nội có cơ sở pháp lý nâng cao công tác quản lý, xây dựng,phát triển Thủ đô mà còn tạo điều kiện giải quyết những yêu cầu cấp bách đặt ratrong quy hoạch, đầu tư, xây dựng, dân cư,… Vừa qua, Chính phủ đã xây dựng
dự thảo Nghị định về việc bảo đảm nhà ở đối với sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam Sau khi được đăng tải lên trang báo điện tử của Chính phủ, dự thảo
đã được sự ủng hộ và hoan nghênh của nhân dân Dự thảo Nghị định này đượcthông qua sẽ là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện chính sách cán bộ, độngviên cán bộ chiến sĩ quân đội yên tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổquốc Kể từ ngày 1/1/2010, nhiều quy định của pháp luật về vấn đề xã hội cũngđược đưa vào cuộc sống như: bảo hiểm thất nghiệp chính thức thực hiện chi trả,hút thuốc lá nơi công cộng sẽ bị xử phạt, tăng mức lươngs tối thiểu trong cácdoanh nghiệp,… Qua những ví dụ trên cho thấy ngày càng có nhiều văn bản quy
Trang 23phạm pháp luật hợp lý được các cơ quan nhà nước ở trung ương xem xét, nghiêncứu và ban hành kịp thời, đáp ứng những đòi hỏi và yêu cầu bức thiết của xãhội
Về giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, môi trường, nhiều văn bản quyphạm pháp luật thiết thực cũng đã được thông qua như Luật Khoa học côngnghệ năm 2000; Luật Xuất bản 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Xuất bản năm 2008; Luật giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi bổ sungnăm 2009 ; Luật Công nghệ thông tin 2006;… Nghị định 111/2005/NĐ-CP ngày26/08/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuấtbản 2004; Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin; Nghị định 75/2006/NĐ-CPngày 02/08/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 2005; Nghịđịnh số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật bảo hiểm y tế 2008; Thông tư liên tịch số10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/08/2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốctrong các cơ sở y tế công lập; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTCngày 14/05/2009 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; …
Đối với lĩnh vực an ninh quốc phòng, hoạt động ban hành văn bản quyphạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã phát huy được vaitrò quan trọng, góp phần to lớn vào việc bảo đảm an ninh quốc phòng quốc giangày càng vững mạnh Có thể kể đến nhiều văn bản tiêu biểu như: Luật Biêngiới quốc gia 2003; Luật An ninh quốc gia 2004; Luật Quốc phòng 2005;…;Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam;… Anninh quốc phòng là một lĩnh vực rất nhạy cảm và có tính chất đặc biệt quantrọng, vì vậy, Bộ luật Hình sự 1999 đã dành hẳn chương XI để quy định về cáctội xâm phạm an ninh quốc gia; ngoài ra, Luật còn quy định các tội xâm phạmnghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân ở chương XXIII nhằm củng cố kỷ luật và sứcmạnh quốc phòng
Trang 24Về đối ngoại, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được những thànhtựu hết sức nổi bật Đất nước ta từ thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, đã mởrộng hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực
và trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Có được những thành tựu ấy một phần quan trọng là nhờ chính sách phápluật của Nhà nước, đặc biệt là những quy định pháp luật do các cơ quan Nhànước trung ương ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về đối ngoại do các cơquan Nhà nước ở trung ương ban hành đã tạo ra một môi trường chính trị ổnđịnh, thúc đẩy hoạt động đối ngoại diễn ra thuận lợi, từ đó làm cho quan hệ kinh
tế quốc tế phát triển Hàng loạt các nguyên tắc chung của chế định thương mạikhu vực và trên thế giới như cạnh tranh công bằng, minh bạch hóa chính sáchpháp luật, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tư pháp,…
đã được nội luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia Có thể
kể tới những văn bản quy phạm pháp luật: Pháp lệnh số UBTVQH10 ngày 28/04/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam; Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế2002; Luật Kí kết, gia nhập và thự hiện điều ước quốc tế năm 2005; LuậtThương mại 2005; Luật Cạnh tranh 2005;… Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày28/05/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú củangười nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001
24/2000/PL-về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài;… Thông tư liên tịch số07/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNG ngày 03/06/2004 hướng dẫn thực hiện một sốđiều, khoản thuộc Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Pháp lệnh về cơ quan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở nước ngoài trong lĩnh vực lao động thương binh xã hội; Thông tư liêntịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;…
Trang 25Trong lĩnh vực tố tụng, những quy định của pháp luật ra đời về cơ bản đãđáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay Việc giải quyếtcác tranh chấp phát sinh vì thế có cơ sở pháp lý hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợitrong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân Điều này được thể hiện ở chỗ:Quốc hội nước ta đã hai lần sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án theo hướng thành lậpcác Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án Việt Nam, trên cơ sở đó, Ủy banthường vụ Quốc hội đã ban hành: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế1994; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996; Pháp lệnh vềcông nhận và cho thi hành án tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa ánnước ngoài 1993; Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004; … Để các quy định trênđược cụ thể hóa và áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệthống Tòa án, không thể thiếu vai trò của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao trong việc ban hành Nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thốngnhất pháp luật Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hànhnhững Nghị quyết: Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/05/2003 hướngdẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinhtế; Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/04/2003 hướng dẫn thi hành một
số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Nghị quyết
số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việcgiải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;…
2.1.4 Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết.
Hiện nay, trên tinh thần chủ động hội nhập, nước ta đã trở thành thànhviên của nhiều tổ chức quốc tế như: ASEAN, UN, WTO và các diễn đàn hợp táckinh tế liên khu vực: APEC, ASEM; tham gia Khu vực Thương mại tự doASEAN, thỏa thuận ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc…; thực hiệncác thỏa thuận song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ,Hiệp đinh Đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản,… Tuy nhiên, khi nói tới hội
Trang 26nhập, mốc đánh dấu bước ngoặt trên con đường “toàn cầu hóa” của nước ta là sựkiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mạithế giới WTO vào ngày 11/01/2007 Đồng thời với việc tham gia vào các tổchức thế giới, nhiệm vụ của nước ta là phải tiến hành nội luật hóa các Điều ướcquốc tế như đã cam kết
Nguyên tắc của Tổ chức Thương mại quốc tế quy định: mỗi thành viêncủa Tổ chức Thương mại quốc tế phải bảo đảm các luật, quy định và thủ tụchành chính của mình phù hợp với nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong WTO.Thực hiện theo yêu cầu gia nhập WTO, trong những năm 2004-2005, nước tađẩy mạnh tốc độ xây dựng pháp luật Năm 2005, Việt Nam đã thông qua 29 vănbản luật, năm 2006 tiếp tục thông qua 25 văn bản luật nữa Từ đây, Việt Nam trởthành một trong số ít những nước đầu tiên gia nhập WTO không chỉ có chươngtrình cam kết xây dựng pháp luật mà đã hoàn thành việc sửa đổi, ban hành mới
hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ WTO ngay khi trở thành thành viên.Trong lộ trình gia nhập WTO, nước ta cũng đã kí kết các hiệp định như: Hiệpđịnh chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994); Hiệp định chung vềThương mại và dịch vụ (GATS); Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đếnThương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định tự vệ;… Để thực hiệncác cam kết trong các Hiệp định đó, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật: Luật
Sở hữu trí tuệ 2005; Luật Thương mại 2005; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiệncác Điều ước quốc tế 2005; Luật Cạnh tranh 2005; Pháp lệnh Chống trợ cấp đốivới hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2005;… cùng hàng loạt các Nghị định vàThông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình, ngay sau khi gia nhập, Việt Nam
đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thôngthoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các camkết đa phương, hoàn thiện từng bước khung pháp lý,… Có thể nói, việc xâydựng được một khung pháp lý tốt và kịp thời đã giúp cho các doanh nghiệp ViệtNam tiếp cận một cách thuận lợi với luật chơi chung của WTO, đồng thời củng
Trang 27cố và xây dựng được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút họ thamgia vào thị trường trong nước Không những thế điều này còn giúp cho ViệtNam có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay, các hình thức tín dụng và tài trợcủa các tổ chức tài chính quốc tế… Thực tế, không cần chờ đến khi gia nhậpWTO, việc nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã đượccộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư thừa nhận là đã tạo ra một môi trường bìnhđẳng, minh bạch hơn giữa các thành phần kinh tế trên nhiều phương diện,… vàđiều này đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam trở thành một điểm hấpdẫn, thu hút đầu tư.
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG.
2.2.1 Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước
ở trung ương ban hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trong hoạt động lập pháp, để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xãhội ngày càng phát triển, Nhà nước ta đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc thựchiện mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh Tuy nhiên,thực tế cho thấy, trong khi mô hình lập pháp của các nước là tam giác đều thì
mô hình lập pháp của nước ta lại là hình chóp nón Dẫn chứng tình trạng này:theo thống kê của Trung tâm thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học – Vănphòng Quốc hội hiện có khoảng 200 Luật có hiệu lực (không kể Luật sửa đổi, bổsung) và gần 100 Pháp lệnh nhưng văn bản dưới Luật đang có hiệu lực có đếnhơn 10.000, trong đó: Nghị định là 1.512, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
là 2.242, Quyết định của các Bộ là 2.571, Thông tư là 2.332 Văn bản dưới Luậtnhiều gấp 30 lần Luật, Pháp lệnh Thực tế đó đã gây ra những mâu thuẫn, chồngchéo, không thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản của cơquan cấp dưới có hiệu lực pháp lý cao hơn cả văn bản của cơ quan cấp trên Tuy
Trang 28nhiên, số lượng văn bản quy phạm pháp luật nhiều như vậy không có nghĩa là đã
đủ Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã banhành “thừa” văn bản dẫn đến việc không biết phải thực hiện theo văn bản nào,ngược lại, có nhiều lĩnh vực lại thiếu văn bản điều chỉnh làm cho không biếtphải giải quyết vấn đề ra sao
Thực tế hiện nay, Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 cần đến 40 văn bản,Luật Giao thông đường bộ cần đến trên 100 văn bản quy phạm pháp luật khácnhau để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai muốn được thực hiện thì phải dựa trên
126 văn bản Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản quyphạm pháp luật còn hiệu lực Nếu kể cả các văn bản do các cấp chính quyền địaphương ban hành thì phải có tới “một rừng” Theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn
đề xã hội, mỗi năm toàn quốc có tới 600.000 văn bản quy phạm pháp luật đượcban hành tạo ra một số lượng văn bản khổng lồ khiến người dân không thể hìnhdung mạch lạc về hệ thống pháp luật Thực sự, tình trạng ban hành văn bản quyphạm pháp luật như hiện nay đã cho ra đời một hệ thống văn bản quy phạmpháp luật mà chúng ta có thể gọi bằng cái tên “mê hồn trận” văn bản quy phạmpháp luật
Trái ngược hoàn toàn với thực tế trên, có rất nhiều vấn đề bức xúc trong
xã hội đòi hỏi được điều chỉnh thì pháp luật lại chưa có quy định Ví dụ: về vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội,trong 5 năm (2004-2008) các cơ quan Trung ương mặc dù đã ban hành 337 vănbản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm nhưng thực tế lại không được áp dụng và triển khai đầy đủ, bộc lộ sự hạnchế trong quá trình ban hành, tổ chức thực hiện Hiện nay, có hàng chục ngànthực phẩm lưu thông trên thị trường cần được ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật trong khi chúng ta mới chỉ ban hành được trên 400 tiêu chuẩn Hơn thế,vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cùng chịu sự quản lý của 5 Bộ nhưng khi có
vụ việc xảy ra thì không ai chịu trách nhiệm, có Đại biểu Quốc hội đã “ví von”,
Trang 29chỉ một con gà, một cái xúc xích cũng chịu sự quản lý của 5 Bộ, giống như
“nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”
Một ví dụ khác về hoạt động đăng ký bất động sản Hoạt động đăng kýbất động sản là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc công khai và minhbạch tình trạng pháp lý của bất động sản, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý chocác bên tham gia giao dịch và thúc đẩy sự lành mạnh của thị trường bất độngsản Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnhnội dung đăng ký bất động sản mà các quy định về đăng ký bất động sản lạiđược quy định rải rác trong các đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, LuậtBảo vệ và phát triển rừng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của các luật liên quan tới đầu tư xây dựng cơ bản 2009 cùng các vănbản hướng dẫn thi hành các đạo luật trên Điều này đã làm cho người dân gặpphải nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyền liên quanđến bất động sản của mình
Trên đây là một vài con số thống kê nhưng phần nào đã cho thấy tìnhtrạng số lượng văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta được ban hành quá nhiều,gây rắc rối thậm chí sai phạm trong quá trình giải quyết nhưng lại chưa đủ đểđáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội Cùng với đó, tính nhất quán trong hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế, các văn bản luật và văn bản dướiluật khác nhau còn chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắcchỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành
2.2.2 Tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn, không cụ thể; bên cạnh đó, nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Những năm gần đây, trong thực tiễn lập pháp Việt Nam, chúng ta thườngnghe nói tới hai từ “luật khung”, “pháp lệnh khung” Thuật ngữ này dùng để chỉthực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, đó là tình trạng nhiều luật,pháp lệnh chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc hoặc chung nhất,
Trang 30chưa đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng và đầy đủ đến mức cần thiết nênphải chờ văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thì mới được thi hành; nội dungcác đạo luật chưa đầy đủ để có cơ sở để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhnên nhiều trường hợp văn bản quy định chi tiết không chỉ dừng lại ở việc cụ thểhóa các điều luật đã có mà còn phải thêm những quy định mới Thực trạng này
nhiều khi“tạo ra hệ quả pháp lý không tốt, gây phức tạp và khó khăn cho quá trình thực thi luật, phần nào kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế cũng như của văn minh pháp lý và tiến bộ xã hội” [17] Điều đó thể hiện ở chỗ, tình trạng
“luật khung”, “pháp lệnh khung” không chỉ tạo ra một hệ thống pháp luật gồmnhiều tầng nấc, nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khácnhau mà nó còn tạo ra một hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, làm giảm niềmtin của người dân vào pháp luật vì khi các văn bản luật, pháp lệnh chưa đạt đến
sự cụ thể và đầy đủ thì không thể tạo nên một sự rõ ràng và minh bạch triệt đểcủa luật, pháp lệnh Bên cạnh đó, tình trạng “luật khung”, “pháp lệnh khung”cũng là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội nảy sinh những mâu thuẫn,chồng chéo giữa luật với các văn bản dưới luật và giữa các văn bản dưới luật vớinhau
Việc các văn bản luật, pháp lệnh thường chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung,hầu như không thể áp dụng vào thực tiễn nếu không có văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành đã dẫn tới tình trạng luật, pháp lệnh bị lệ thuộc Trongthực tế, Chính phủ có trách nhiệm phải ban hành rất nhiều Nghị định hướng dẫnthi hành một Luật hoặc Pháp lệnh Ví dụ: Luật Thương mại 1997 có 264 Điềunhưng có tới 16 Nghị định quy định chi tiết; Luật Ngân hàng Nhà nước và các tổchức tín dụng 1997 có tổng cộng 194 Điều nhưng có tới 24 Nghị định kèm theo;Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cần trên 30 Nghị định hướng dẫn thi hành;
… Điều đó đã tạo nên một gánh nặng rất lớn đối với Chính phủ, làm cho các vănbản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nếu không nợ đọng nhiều thì chấtlượng cũng không được bảo đảm