CHƯƠNG IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thành phòng ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh.
4.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng áp dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng
dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hiện nay do chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tín dụng và chưa có nhà tạo lập thị trường nên các NHTM Việt Nam hầu như chưa áp dụng phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hiện tại chỉ có Ngân hàng HSBC Việt Nam đã sử dụng sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng vào việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài. Thời hạn của giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta,hiện đã có rất nhiều hình thức ngân hàng đang hoạt động ở nước ta bao gồm