tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Để có những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, bên cạnh việc đòi hỏi quy định của pháp luật phải đúng đắn, khoa học thì năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, một thực tế ở nước ta là đội ngũ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung và đội ngũ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu mà công việc này đặt ra. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ này trong thời gian tới.
Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta còn thiếu, cần tăng cường đội ngũ này thông qua việc tuyển chọn những cán bộ ưu tú, có năng lực và trình độ chuyên môn. Đồng thời, tiến hành xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tiến hành triển khai đề án đó một cách hiệu quả với nhiều hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn, tiến hành các hoạt động trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ,… Cần chú trọng tới kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và đánh giá chính sách, pháp luật, hệ thống lý luận khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,… của cán bộ. Trong Đề án Nâng cao năng lực soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn
2010-2012, Bộ Giáo dục có chủ trương: “tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác soạn thảo văn bản; biên soạn Tài liệu tập huấn kỹ thuật soạn thảo văn bản dùng cho học viên các lớp tập huấn kỹ thuật soạn thảo văn bản; biên sọan Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ công chức trực tiếp tham gia công tác xây