quy trình lập pháp.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại nhiều bất cập như: việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cũng như đòi hỏi ngày càng nhiều hơn số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần được ban hành, sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tình trạng luật “khung” còn khá phổ biến; những mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật còn nhiều; văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp;… là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và nhà khoa học thì nguyên nhân sâu xa, “cái gốc của vấn đề chính là ở chỗ, chúng ta đã không đưa được cuộc sống vào luật và nguyên nhân của lỗi lầm đó chủ yếu thuộc về những yếu kém trong nghiên cứu và hoạch định chính sách” [15]. Thực tiễn cho thấy, “một trong những nhược điểm lớn nhất của quy trình lập pháp thời gian qua là chúng ta đã đồng nhất quy trình hoạch định và xây dựng chính sách với quy trình làm luật” [15], thậm chí việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhiều khi được Ban soạn thảo bắt đầu ngay bằng việc thiết kế các quy định, điều khoản trong khi chính sách lập pháp chưa được xác định.
Để khắc phục những khiếm khuyết đó trong quy trình lập pháp thì việc quy định về công đoạn phân tích chính sách một cách cụ thể, chi tiết là rất quan trọng. Đây phải được xác định là công đoạn đầu tiên của quy trình lập pháp và phải được tiến hành trước khi soạn thảo văn bản, bao gồm các bước: nhận biết
vấn đề; phân tích, tìm nguyên nhân của vấn đề; tìm giải pháp (đưa ra chính sách) để xử lý vấn đề; nghiên cứu các vướng mắc về mặt pháp lý và nghiên cứu khả năng tài chính để đảm bảo triển khai các quy định của văn bản pháp luật dự kiến ban hành. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lập pháp của nhiều nước cho thấy có hai cách để tổ chức triển khai các công việc trong hoạt động phân tích chính sách một cách hiệu quả mà chúng ta cần nghiên cứu và học hỏi: 1- Khi có tất cả các dấu hiệu cho thấy một vấn đề nghiêm trọng đang phát sinh trong cuộc sống, Chính phủ sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt để xem xét và đưa các kiến nghị cần thiết. Theo cách làm củ Thụy Điển thì một số nghị sĩ cũng được tham gia ủy ban. Những vấn đề liên quan đến chính sách sẽ do ủy ban này nghiên cứu và báo cáo Chính phủ. Nếu cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chính phủ sẽ tổ chức biên soạn và trình Quốc hội; 2- Công việc phân tích chính sách do một bộ chuyên môn tiến hành. Bất luận theo cách nào thì chính sách đề ra đều phải được Chính phủ thảo luận, quyết định trước khi văn bản quy phạm được bắt đầu soạn thảo.
Như vậy, nói chung, trong quy trình lập pháp, việc lập chính sách bao giờ cũng phải được quyết định trước, việc soạn thảo chỉ được bắt đầu khi chính sách đã được làm rõ. Chính sách lập pháp đã được đề ra là của Chính phủ nên Chính phủ phải bảo vệ được chính sách đó trước Quốc hội. Cùng với đó, thay vì việc thành lập một Ban soạn thảo kiêm nhiệm với các thành phần đến từ các Bộ, ngành có liên quan nhằm đạt được một sự đồng thuận ít nhiều mang tính hình thức thì chúng ta nên thành lập một Ban soạn thảo chuyên trách chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là chuyển hóa chính sách thành các điều khoản cụ thể. “Thiết kế phân tích chính sách là một công đoạn bắt buộc của quy trình lập pháp, là cơ sở quan trọng để tổ chức lại cách thức soạn thảo văn bản và đổi mới cách thức xây dựng và thông qua chương trình xây dựng pháp luật. Tất cả những điều đó sẽ góp phần cải tiến và hoàn thiện quy trình lập pháp của nước ta” [15].
KẾT LUẬN
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành là bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Với vị trí đầu não của bộ máy Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành có vai trò to lớn trong thực tiễn, là sự tiếp tục thể chế đường lối lãnh đạo của Đảng, là trụ cột cho cả hệ thống pháp luật và là cơ sở cho sự ra đời của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác,… Có thể thấy, trong thời gian qua, với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng, các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật cả về số lượng và chất lượng. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành đã góp phần đắc lực trong công cuộc đổi mới đang diễn ra toàn diện và sâu sắc, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, thiết lập và bảo đảm công bằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như thích ứng được với lộ trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay cùng với việc thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 do Bộ Chính trị đề ra: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, trọng tâm để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương luôn luôn phải được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa. Đây là một nhiệm vụ cấp thiết và xuyên suốt, tạo nên sự ổn định, nghiêm minh, đúng đắn cho toàn bộ hệ thống pháp luật.
Luận văn này được hoàn thành dựa trên sự kế thừa, học hỏi những kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước. Bên cạnh đó, người viết đã cố gắng
nghiên cứu sâu hơn về thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đó chính là điểm mới của luận văn. Tuy nhiên, do tính phức tạp và phạm vi rộng của đề tài nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều tác giả tiếp tục nghiên cứu về đề tài này với sự phát triển ở tầm cao hơn, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương.
MỤC LỤC
LỜI MỞ
ĐẦU……….. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH………. 3
1.1 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật……… 3
1.2 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành……… 5
1.3 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương………... 9
1.4 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành……….. 13
Chương 2: THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG…. 18
2.1 Một số thành tựu trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương……… 18
2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành đã thể chế hóa được nhiều đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng………. 18
2.1.2 Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành ngày càng thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản………20
2.1.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thực
2.1.4 Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết………. 25
2.2 Những hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương……… 27
2.2.1 Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội……….... 27
2.2.2 Tình trạng luật, pháp lệnh mang tính chung chung, tính tuyên ngôn, không cụ thể; bên cạnh đó, nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng……… 29
2.2.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất………. 32
2.2.4 Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện
nay……….. 37
2.2.5 Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương vẫn còn nhiều bất
cập……….. 40
2.3 Một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương………... 48
2.3.1 Nâng cao chất lượng việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật………. 48
2.3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật………. 49
2.3.3 Tăng cường hoạt động thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật………... 50
2.3.4 Thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân... 52
2.3.5 Tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp
luật……… 53
2.3.6 Thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phân tích chính sách trong quy trình lập
pháp………. 55
KẾT LUẬN……… 57 57