Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước

Một phần của tài liệu Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương (Trang 25 - 27)

Nhà nước ở trung ương ban hành nhìn chung đã phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và kí kết.

Hiện nay, trên tinh thần chủ động hội nhập, nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: ASEAN, UN, WTO và các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực: APEC, ASEM; tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN, thỏa thuận ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc…; thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp đinh Đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản,… Tuy nhiên, khi nói tới hội

nhập, mốc đánh dấu bước ngoặt trên con đường “toàn cầu hóa” của nước ta là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 11/01/2007. Đồng thời với việc tham gia vào các tổ chức thế giới, nhiệm vụ của nước ta là phải tiến hành nội luật hóa các Điều ước quốc tế như đã cam kết.

Nguyên tắc của Tổ chức Thương mại quốc tế quy định: mỗi thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế phải bảo đảm các luật, quy định và thủ tục hành chính của mình phù hợp với nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong WTO. Thực hiện theo yêu cầu gia nhập WTO, trong những năm 2004-2005, nước ta đẩy mạnh tốc độ xây dựng pháp luật. Năm 2005, Việt Nam đã thông qua 29 văn bản luật, năm 2006 tiếp tục thông qua 25 văn bản luật nữa. Từ đây, Việt Nam trở thành một trong số ít những nước đầu tiên gia nhập WTO không chỉ có chương trình cam kết xây dựng pháp luật mà đã hoàn thành việc sửa đổi, ban hành mới hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ WTO ngay khi trở thành thành viên. Trong lộ trình gia nhập WTO, nước ta cũng đã kí kết các hiệp định như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994); Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS); Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định tự vệ;… Để thực hiện các cam kết trong các Hiệp định đó, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật: Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Luật Thương mại 2005; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện các Điều ước quốc tế 2005; Luật Cạnh tranh 2005; Pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2005;… cùng hàng loạt các Nghị định và Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình, ngay sau khi gia nhập, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, hoàn thiện từng bước khung pháp lý,… Có thể nói, việc xây dựng được một khung pháp lý tốt và kịp thời đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận một cách thuận lợi với luật chơi chung của WTO, đồng thời củng

cố và xây dựng được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút họ tham gia vào thị trường trong nước. Không những thế điều này còn giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay, các hình thức tín dụng và tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế… Thực tế, không cần chờ đến khi gia nhập WTO, việc nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, các nhà đầu tư thừa nhận là đã tạo ra một môi trường bình đẳng, minh bạch hơn giữa các thành phần kinh tế trên nhiều phương diện,… và điều này đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam trở thành một điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w