Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành

MỤC LỤC

Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành

Trong trường hợp văn bản quy định những biện pháp thi hành trong trường hợp khẩn cấp hoặc văn bản ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh “thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành” (khoản 1, Điều 78, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Nếu như trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi, bổ sung 2002), hiệu lực của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước; văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch khác được quy định những thời điểm có hiệu lực khác nhau thì hiện nay thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định chung.

TRUNG ƯƠNG

NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở

    Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh nội dung đăng ký bất động sản mà các quy định về đăng ký bất động sản lại được quy định rải rác trong các đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan tới đầu tư xây dựng cơ bản 2009 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật trên. Điều đó thể hiện ở chỗ, tình trạng “luật khung”, “pháp lệnh khung” không chỉ tạo ra một hệ thống pháp luật gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau mà nó còn tạo ra một hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, làm giảm niềm tin của người dân vào pháp luật vì khi các văn bản luật, pháp lệnh chưa đạt đến sự cụ thể và đầy đủ thỡ khụng thể tạo nờn một sự rừ ràng và minh bạch triệt để của luật, pháp lệnh. Hay như Luật Đất đai ban hành ngày 15/10/1993 nhưng phải chờ tới năm 2002, Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-TCĐC ngày 3/1/2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính mới được ban hành hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.

    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 được ban hành tuy Nghị định hướng dẫn thi hành được ban hành sớm hơn so với các Luật trước nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật (Nghị định 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Việc văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm làm cho luật chậm đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, từ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân không được bảo đảm. Thực trạng này cùng với thực trạng các văn bản quy định chi tiết có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau, trái với cả văn bản được quy định chi tiết làm cho việc áp dụng pháp luật càng có nhiều bất cập. 2.2.3 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều mâu thuẫn,chồng chéo, không thống nhất. số văn bản do toàn ngành phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật và chiếm 85% số văn bản cấp Bộ phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật). Hạn chế của chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện ở những khía cạnh như: chương trình xây dựng khá nặng nhất là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan soạn thảo, thẩm tra; một số dự án khi đưa vào chương trình chưa xem xét một cách toàn diện về mặt nội dung, phạm vi điều chỉnh chưa dự báo được đầy đủ. Vì vậy, việc góp ý kiến, tiếp thu ý kiến còn thể hiện tính chủ quan, cục bộ, thiếu tôn trọng các yêu cầu có tính khách quan như tính pháp lý, tính phù hợp với thực tiễn, tính hiệu quả,… Không ít những trường hợp việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và của nhân dân do những khó khăn nhất định về thời gian, nhân lực, kinh phí nên việc tổ chức khảo sát thực tiễn, lấy số liệu cụ thể và điều tra dư luận xã hội bị xem nhẹ.

    Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, nhất là hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho các quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, nhiều quan hệ xã hội mới ra đời đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật. Việc hoàn thành số lượng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đúng tiến độ là điều cần thiết nhưng quan trọng hơn vẫn là chất lượng vì nếu dự án, dự thảo có chất lượng không tốt sẽ làm cho các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành phải nhanh chóng sửa đổi do không phù hợp với thực tiễn, không phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GểP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA

      Đồng thời, tiến hành xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tiến hành triển khai đề án đó một cách hiệu quả với nhiều hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn, tiến hành các hoạt động trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ,… Cần chú trọng tới kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và đánh giá chính sách, pháp luật, hệ thống lý luận khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,… của cán bộ. 2010-2012, Bộ Giáo dục có chủ trương: “tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác soạn thảo văn bản; biên soạn Tài liệu tập huấn kỹ thuật soạn thảo văn bản dùng cho học viên các lớp tập huấn kỹ thuật soạn thảo văn bản; biên sọan Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ công chức trực tiếp tham gia công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm: các loại tờ rơi, tờ gấp phổ biến quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo và liên tịch”. Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra còn thiếu, nhiều cán bộ hoạt động chuyên trách nên yêu cầu phải bổ sung thêm số lượng cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra, đồng thời, tiến hành nâng cao chất lượng của đội ngũ này bằng cách lựa chọn những người có trình độ pháp lý cao, có bề dày thực tiễn, am hiểu các vấn đề kinh tê - xã hội tiến tới hình thành đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp về công tác này.

      Đồng thời, Nhà nước cũng cần chú trọng tới điều kiện vật chất phục vụ cho công tác thẩm định, thẩm tra như phương tiện làm việc, các nguồn cung cấp thông tin,…, bổ sung mức kinh phí và huy động thêm các nguồn kinh phí hỗ trợ thẩm định, thẩm tra ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công chức,… để đội ngũ này chuyên tâm công tác nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại nhiều bất cập như: việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cũng như đòi hỏi ngày càng nhiều hơn số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần được ban hành, sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tình trạng luật “khung” còn khá phổ biến; những mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật còn nhiều; văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp;… là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã phân tích ở trên. Thực tiễn cho thấy, “một trong những nhược điểm lớn nhất của quy trình lập pháp thời gian qua là chúng ta đã đồng nhất quy trình hoạch định và xây dựng chính sách với quy trình làm luật” [15], thậm chí việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhiều khi được Ban soạn thảo bắt đầu ngay bằng việc thiết kế các quy định, điều khoản trong khi chính sách lập pháp chưa được xác định.