hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương
Trang 1BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Đảng CSVN: Đảng cộng sản Việt Nam
Đoàn TNCSHCM: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.Hội CCB : Hội Cựu Chiến Binh
Hội LHPNVN: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Hội NDVN: Hội Nông dân Việt Nam
MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
TCXH: Tổ chức xã hội
Trang 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật cho nhân dân,từng bước xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật là một trongnhững đòi hỏi cấp thiết của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là tiền đề quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong bối cảnhhiện nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới về mọi mặtkinh tế, văn hóa, xã hội…Đối với các TCXH, tuyên truyền pháp luật là mộttrong những nội dung quan trọng trong hoạt động của các tổ chức này Lànhững tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện, thu hút đông đảo nhândân tham gia nên TCXH có điều kiện thuận lợi để thực hiện việc tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên và quần chúng nhân dân,góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho các đốitượng này Trong thời gian qua, với các quy định về hoạt động tuyên truyềnpháp luật của TCXH, hoạt động này đã đạt được những kết quả nhất định, tuynhiên bên cạnh đó còn những hạn chế cần khắc phục để phát huy hơn nữa vaitrò của TCXH trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật Để tìm hiểu về TCXH
và vai trò của TCXH trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật, tác giả đã chọn
đề tài này để nghiên cứu làm khóa luận
2 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu các quy định về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXHtrong các văn bản có liên quan
Trang 3- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tuyên truyền pháp luật của các TCXH trênđịa bàn một số địa phương, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong thựchiện hoạt động này.
3 Đối tượng nghiên cứu.
- Các quy phạm pháp luật về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của TCXH tronglĩnh vực tuyên truyền pháp luật trong các văn bản pháp luật có liên quan
- Kết quả đạt được từ việc áp dụng các quy định về tuyên truyền pháp luậtcủa TCXH trên thực tế
4 Phạm vi nghiên cứu.
- Các quy định pháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXHtrong các văn bản Luật như Luật Mặt trận tổ quốc, Luật Công đoàn…,vàcác văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan
- Các văn bản pháp luật về các chương trình tuyên truyền pháp luật có sựtham gia của TCXH
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề chung về TCXH và những quyđịnh hiện hành về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của TCXH trong hoạt độngtuyên truyền pháp luật được quy định tại Luật Mặt trận tổ quốc, Luật Côngđoàn và các văn bản khác có liên quan đến chương trình tuyên truyền phápluật có sự tham gia của các TCXH Khóa luận đã đi sâu vào nghiên cứu vaitrò của mỗi TCXH trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật tại các địa bàn trênphạm vi cả nước, qua đó rút ra những biện pháp, hình thức tuyên truyền phápluật có hiệu quả của mỗi loại hình TCXH Đây là đề tài nghiên cứu mớikhông chỉ giúp cho việc hiểu thêm về thực trạng hoạt động tuyên truyền pháp
Trang 4luật của TCXH mà tác giả còn mong đóng góp công sức trong việc nâng caohơn nữa vai trò của TCXH trong lĩnh vực tuyên tuyền pháp luật bằng việc chỉ
ra những hạn chế trong hoạt động này và đưa ra những giải pháp để khắcphục
6 Cấu trúc của khóa luận.
Khóa luận được chia thành 3 phần lớn:
Chương I: Một số vấn đề chung về TCXH.
Chương II: Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp
luật của TCXH và hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH
Chương III: Những giải pháp nâng cao vai trò của TCXH trong lĩnh vực
tuyên truyền pháp luật trong giai đoạn hiện nay
Trang 5CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TCXH 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TCXH.
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay vẫn tồn tại một số quan niệm khác nhau về TCXH Cụ thể :
Theo quan niệm của Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội thì: “TCXH
là bộ phận của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản của những thành viên tham gia nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của họ, thu hút đông đảo quần chúng vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội, nâng cao tính tích cực chính trị của cá nhân công dân”.
Trường Đại Học Luật Hà Nội cũng đưa ra quan niệm như sau: “TCXH là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì mục đích lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội”
Theo Nghị Định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003, TCXH được gọi là Hội và
được hiểu như sau: “Hội được quy định trong Nghị Định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần và việc pháp triển kinh tế, xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Trên đây là những quan niệm hiện nay về TCXH ở nước ta hiện nay, qua
đó có thể thấy rằng TCXH được hiểu theo nhiều cách khác nhau Quan điểm thứ
Trang 6nhất khẳng định: Các TCXH là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở nước
ta, được hình thành trên cơ sở tự nguyện, hoạt động theo nguyên tắc tự quảnnhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về lợi ích của các thành viên, nâng cao tính tíchcực chính trị của cá nhân công dân Quan niệm thứ hai cho rằng TCXH là những
tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam,
là tập hợp của những người có chung đặc điểm nhất định, hoạt động theo phápluật và theo điều lệ, không nhằm mục đích lợi nhuận, nhằm đáp ứng lợi íchchính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội
Như vậy quan niệm thứ nhất và thứ hai đều khẳng định các TCXH đượchình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên tham gia, hoạt động theonguyên tắc tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ, hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên và thu hútnhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội Tuy nhiên hai quanniệm này cũng có sự khác biệt nhất định: Quan niệm thứ nhất khẳng định TCXH
là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn quanniệm thứ hai lại không nhìn nhận TCXH theo góc độ này mà đưa ra quan niệm
về TCXH dựa trên các đặc điểm chung của TCXH Một điểm khác biệt nữatrong hai quan niệm trên là quan niệm thứ nhất đưa ra mục đích hoạt động củaTCXH nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên; còn theo quanniệm thứ hai thì không phải mọi lợi ích đều được bảo vệ mà chỉ những lợi íchchính đáng của các thành viên mới được đáp ứng
Đối với quan niệm thứ nhất, nếu xem xét từ góc độ TCXH là thành viêncủa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng phải nhận thấy rằngkhông phải tất cả các TCXH đều là thành viên của hệ thống chính trị, trên thực
tế chỉ có các tổ chức sau: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội
Trang 7Cựu chiến binh Việt Nam mới là thành viên của hệ thống chính trị xã hội chủnghĩa Việt Nam Mặt khác cũng phải thấy rằng tuy TCXH hình thành chủ yếunhằm đáp ứng cho lợi ích của các thành viên trong tổ chức, nhưng không phảibất cứ lợi ích nào cũng được đáp ứng mà chỉ những lợi ích “chính đáng, hợppháp” không xâm hại đến lợi ích chung của nhà nước, của cộng đồng mới đượcđáp ứng Do vậy quan niệm thứ nhất này không thể áp dụng chung cho tất cả cácTCXH, không thể dùng làm khái niệm chung về TCXH.
TCXH được xác định trong Nghị Định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, cùng chung mục đích.
Hoạt động thường xuyên không vì lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên
Hoạt động nhằm pháp triển kinh tế - xã hội đất nước.
Một TCXH nào đó đáp ứng các tiêu chí trên mới là TCXH theo phạm viđiều chỉnh của Nghị định này Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 thì Nghịđịnh này không áp dụng với:
“ a; Mặt Trận tổ Quốc Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Nông Dân Việt Nam.
Trang 8nhau, bởi vì thực chất các tổ chức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 là tổchức chính trị - xã hội như quy định tại khoản 2 Điều 4, là một bộ phận cấuthành của hệ thống TCXH ở nước ta, vậy nhưng các TCXH này lại không đượccoi là TCXH theo quy định của Nghị định này Hơn nữa, khoản 4 điều 2 quyđịnh Hội được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hộinghề nghiệp, tuy nhiên đó là những tổ chức nào thì Nghị định lại không đưa racách hiểu cụ thể sau khi đã gạt các tổ chức MTTQ, Hội LHPNVN, Hội CCBVN,Đoàn TNCSHCM, Hội NDVN ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghi định, điềunày cũng có nghĩa là theo quan niệm của Nghị định 88/2003 thì các tổ chức trênkhông phải là tổ chức chính trị - xã hội Đây là điểm bất cập của Nghị định88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003, nó làm cho quan niệm về TCXH quy định tạiNghị định này có nội hàm hẹp, trong khi đó trên thực tế các TCXH có nội hàmrộng và được phân loại thành tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, và các tổ chức khác…với sự góp mặt của MTTQ và các tổchức thành viên dưới tên gọi chung là các tổ chức chính trị - xã hội Các tổ chứcnày đều có những đặc điểm chung của TCXH như được hình thành theo nguyêntắc tự nguyện, hoạt động tự quản vì lợi ích hợp pháp của các thành viên, khôngnhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động nhằm pháp triển kinh tế xã hội của đấtnước
Như vậy, quan niệm về TCXH theo quy định tại Nghị định 88/2003/NĐ-CPkhông dành cho các tổ chức chính trị - xã hội hay các tổ chức giáo hội, mà chỉđược dùng để chỉ một bộ phận trong hệ thống các TCXH ở nước ta Do đó quyđịnh này có phạm vi hẹp và không thể áp dụng chung cho các TCXH
Khắc phục nhược điểm đã nêu trên của Nghị Định 88/2003, dự thảo Luật
về Hội lần thứ 11 đưa ra khái niệm hội như sau:
Trang 9“ Hội là tổ chức tự nguyện bao gồm những người có cùng nhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng, góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hội bao gồm hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân…”
So với Nghị định 88/2003 thì đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật về Hội
đã được mở rộng, dự thảo cũng đưa ra các dấu hiệu để nhận diện một tổ chức cóphải là TCXH hay không, tuy nhiên với khái niệm này, một đặc điểm quan trọng
của TCXH đó là “hoạt động theo nguyên tắc tự quản” lại không được đề cập
đến Đây là những điểm bất cập cần được quy định cụ thể
Giáo trình Luật Hành Chính của trường Đại Học Luật Hà Nội đưa ra kháiniệm về TCXH, tuy không mới nhưng khá ngắn gọn, trình bày một cách đầy đủ,bao quát về TCXH, giúp ta dễ dàng hình dung về TCXH với những đặc điểmcủa tổ chức này
1.1.2 Đặc điểm của TCXH
Mỗi TCXH đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò củamình trong hệ thống chính trị Mặt khác các TCXH lại có những đặc điểm chungnhất định phân biệt với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế Trên cơ sở kháiniệm đã nêu, ta có thể thấy rõ những đặc điểm chung nhất của TCXH, bao gồm:
Thứ nhất: Các TCXH được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện của các
thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sởthích
Trang 10Đây là dấu hiệu đặc trưng thể hiện quyền tự do của công dân trong việctham gia hoặc không tham gia một TCXH nhất định Bất kì TCXH nào được lập
ra đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân, không ai có quyền épbuộc người khác phải tham gia hoặc không được tham gia vào các TCXH Ởnước ta các TCXH chủ yếu là do nhân dân thành lập trên cơ sở tự nguyện củacác thành viên có chung một đặc điểm nào đó, ví dụ: Đảng cộng sản Việt nam làtập hợp những người cùng chung mục đích, lý tưởng chính trị Những ai cóchung chí hướng, mục tiêu, lý tưởng, mong muốn được đứng trong hàng ngũ củaĐảng và đáp ứng các yêu cầu khác thì có thể trở thành Đảng viên Đảng cộng sảnViệt Nam, không phân biệt thành phần xuất thân, giới tính Yếu tố tự nguyệncòn thể hiện trong việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của TCXH hoàn toàn
do TCXH và các thành viên quyết định Mặc dù một số TCXH do nhà nước sángkiến thành lập ví dụ Đoàn Luật Sư nhưng nhà nước không can thiệp và cũngkhông sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối việc gia nhập, kết nạp thành viênhay lựa chọn những người đứng đầu tổ chức, mà vấn đề này do điều lệ quy địnhphù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động và dấu hiệu tập hợp thành viên củachính TCXH đó
Mỗi TCXH là tập hợp của những thành viên có cùng chung dấu hiệu, đặcđiểm, đó có thể là cùng chung giai cấp như Hội Nông Dân, cùng giới tính nhưHội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam…hay cùng chung mục đích, lý tưởng nhưĐảng Cộng Sản Việt Nam Với những điểm chung đó, họ liên kết nhau lại, tìmtiếng nói chung trong một hình thức TCXH nhất định nhằm đáp ứng và bảo vệnhững lợi ích chính đáng của họ
Thứ hai : Các TCXH nhân danh chính mình tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội Chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, TCXH mới hoạtđộng nhân danh nhà nước Xuất phát điểm của nguyên tắc này là bởi các TCXH
Trang 11được thành lập và hoạt động với mục đích chủ yếu là bảo vệ lợi ích của tổ chức
và các thành viên chứ không phải hoạt động với mục đích thực hiện công vụ, vìlợi ích của nhà nước và xã hội, hơn nữa là do địa vị của TCXH chỉ là các tổ chứchình thành trên cơ sở tự nguyện của những người tham gia mà không phải là bộphận trong cơ cấu của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đây là đặc điểm phân biệt giữa TCXH và cơ quan nhà nước, khác với TCXH chỉnhân danh chính mình, trong trường hợp đặc biệt mới được nhân danh nhà nước,
sử dụng quyền lực nhà nước thì cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình do pháp luật quy định luôn nhân danh nhà nước, sử dụng quyềnlực nhà nước Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các TCXH bằng việccho phép TCXH được thành lập và hoạt động, quy định các quyền và nghĩa vụpháp lý cho các tổ chức đó Do vậy khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lýnày TCXH luôn nhân danh chính tổ chức mình Chỉ trong một số trường hợpnhất định được nhà nước trao quyền, cho phép thì TCXH mới được nhân danhnhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước
Ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bộ lao động Thương binh và Xã hội ban hành văn bản liên tịch
-Trong trường hợp này, quyết định của TCXH có thể có hiệu lực đối với thànhviên bên ngoài tổ chức
Thứ ba : Các TCXH hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và điều lệ
do các thành viên trong tổ chức xây dựng
Mô hình tổ chức tự quản được hiểu là các thành viên của TCXH tự quyếtđịnh cách thức quản lý của tổ chức mà mình tham gia thông qua điều lệ của tổchức mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài Nói cách khác là các thànhviên của TCXH tự quyết định những nội dung quản lý của tổ chức mình như:
Trang 12việc kết nạp thành viên, bầu ban lãnh đạo, tôn chỉ mục đích hoạt động của tổchức.
Dù TCXH hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì hoạtđộng của nó vẫn mang tính tự quản, nhà nước không trực tiếp can thiệp vào côngviệc nội bộ của TCXH Phần lớn các TCXH đều có điều lệ hoạt động, đó lànhững quy định do các thành viên trong tổ chức xây dựng và ban hành làm cơ sởcho việc tổ chức và hoạt động của mỗi TCXH, điều lệ này được xây dựng thôngqua đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể các thành viên, và phải được cơ quannhà nước phê chuẩn Điều lệ của TCXH không phải là văn bản pháp luật, cácquy định trong điều lệ không mang tính pháp lý do đó chúng chỉ điều chỉnh cácquan hệ trong nội bộ TCXH và chỉ có hiệu lực đối với các thành viên trong tổchức Để quản lý các TCXH, nhà nước ban hành quy chế pháp lý hành chính củaTCXH, trong quá trình hoạt động các tổ chức này sẽ tự xử lý các công việc nội
bộ của mình, nhà nước chỉ can thiệp nếu hoạt động của TCXH trái với các quyđịnh của pháp luật
Thứ tư : TCXH hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên
Đây là đặc điểm rõ nét nhất để phân biệt TCXH với các tổ chức kinh tếnhư Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hay các Hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ…Trong khi các tổ chức kinh tế luôn coi lợi nhuận là mụctiêu hàng đầu, quyết định sự tồn tại và hoạt động thì TCXH thường hướng tớicác mục tiêu khác, không mang tính lợi nhuận như tương trợ, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các thành viên; hoạt động vì cộng đồng , vì xã hội trong cáclĩnh vực như y tế, giáo dục, môi trường Thành viên của TCXH không tham giavào tổ chức với ý định tìm kiếm lợi nhuận mà hướng tới đáp ứng những nhu cầucủa cá nhân, xã hội do họ lựa chọn
Trang 13Tuy vậy cũng phải hiểu một cách đầy đủ rằng TCXH hoạt động khôngnhằm mục đích lợi nhuận nhưng vẫn có thể có các hoạt động có lợi nhuận CácTCXH có thể làm kinh tế từ các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hoặc kinhdoanh gây quỹ nhưng lợi nhuận thu được sẽ được sử dụng cho hoạt động củaTCXH theo điều lệ mà không chia cho bất cứ cá nhân nào trong tổ chức Trongquá trình hoạt động, một số hội viên đảm nhận những nhiệm vụ chuyên trách cóthể được trả tiền công nhưng đó không phải là sự phân chia lợi nhuận, và cáchoạt động trên không được coi là mục đích hoạt động chính của TCXH.
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng mỗi TCXH dù có vị trí, vai tròkhác nhau đối với nhà nước và xã hội nhưng đều có những điểm chung nhất định
đó là: được hình thành trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên có chungmục đích, giai cấp, nghề nghiệp; trong hoạt động các TCXH luôn nhân danhchính tổ chức mình, chỉ trong trường hợp được nhà nước trao quyền, cho phépthì mới được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước; TCXH hoạtđộng tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên xâydựng; các TCXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của các thành viên Đây cũng là những dấu hiệu để nhận biết tổchức nào là TCXH
1.2 PHÂN LOẠI TCXH.
Hiện nay ở nước ta có nhiều TCXH thành lập và hoạt động với nhữngmục đích, tôn chỉ hoạt động khác nhau, do vậy việc phân loại các TCXH là rấtcần thiết để có các quy định phù hợp với từng loại TCXH Tuy nhiên cho đếnnay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định các tiêu chí cho việc phân loạicác TCXH Do vậy, mỗi người có thể đưa ra cách phân loại khác nhau tùy theotiêu chí mà họ lựa chọn như: căn cứ vào phạm vi hoạt động, mục đích củaTCXH, độ tuổi … thông thường chúng ta có thể phân loại chúng dựa vào vị trí,
Trang 14vai trò của TCXH đối với nhà nước và xã hội Với tiêu chí này, TCXH đượcphân loại như sau:
Tổ chức chính trị: là tổ chức mà thành viên gồm những người cùng hoạt động
với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định, theo đuổi mục tiêu chính trị,
có cương lĩnh, đường lối và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị Tổchức chính trị tập trung những người tiên phong nhất đại diện cho một giai cấphay một lực lượng xã hội nhất định thực hiện những hoạt động có liên quan đếnmối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và tầng lớp xã hội
Ở nước ta hiện nay chỉ có một tổ chức chính trị là Đảng cộng sản ViệtNam được Hiến pháp 1992 quy định là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội(Điều 4)
Tổ chức chính trị - xã hội: Đây là những tổ chức quần chúng rộng rãi có cơ
cấu tổ chức hoàn thiện được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cảnước bao gồm những cơ quan, tổ chức, hình thành từ trung ương đến địa phươngtheo các đơn vị hành chính lãnh thổ và theo các ngành, lĩnh vực quản lý nhànước Các tổ chức này có điều lệ hoạt động do đại hội đại biểu hoặc đại hội toànthể các thành viên thông qua
Các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta gồm: MTTQVN, Công đoàn, ĐoànTNCSHCM, Hội LHPNVN, Hội NDVN, Hội CCBVN
Tổ chức xã hội nghề nghiệp: Là những tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến
thành lập được hình thành theo quy định của nhà nước để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của xã hội về phát triển việc làm, mở rộng dân chủ…Có thể nói rằng,các tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập để hỗ trợ và phối hợp cùng cơquan nhà nước giải quyết một số công việc xã hội, hoạt động nghề nghiệp củacác tổ chức này đặt dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy
Trang 15nhiên các tổ chức này vẫn có đầy đủ những dấu hiệu chung của tổ chức xã hội:Hoạt động mang tính tự quản; đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi thành lập tổchức; hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước Có thể kể đến một số tổchức xã hội nghề nghiệp tiêu biểu là Trung tâm trọng tài, Đoàn Luật sư,
Các tổ chức tự quản: được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động
theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ tự quản trong một phạm vinhất định đối với các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý Khác với
tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức có cơ cấu tổ chức hoàn thiện, đượchình thành từ trung ương đến địa phương để hoạt động trong phạm vi cả nước thìcác tổ chức tự quản được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ, không có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, không tạo thành hệ thống, giữa các tổ chức cùng loại không cómối quan hệ về mặt tổ chức Hoạt động của các tổ chức này đặt dưới sự quản lýtrực tiếp của các cơ quan nhà nước hữu quan Ví dụ: tổ chức thanh tra nhân dân,
xã, phường Khi thành lập hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền vàphải có điều lệ được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập phê chuẩn Vídụ: Hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp như Hiệp hội thủy sản; Hộinhà văn; Hội nhà báo Các hội được thành lập theo dấu hiệu khác: Hội ngườimù; Hội người khuyết tật; hội đồng hương…
Với cách phân loại như trên, chúng ta có thể dễ dàng phân loại từng hìnhthức TCXH cũng như phạm vi hoạt động của chúng, đặc điểm nổi bật của từng
Trang 16loại hình TCXH Qua đó giúp cho việc tìm hiểu nghiên cứu về chúng dễ dàngnhanh chóng hơn.
1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TCXH TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
Cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng các TCXH không ngừngtăng lên cho thấy chúng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trịnước ta, góp phần tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày cànghiệu quả hơn
Có thể hiểu hệ thống chính trị là liên minh các thiết chế chính trị xã hội cóliên hệ mật thiết với nhau tồn tại và hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của toàn xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích, thực hiện những mục đích của giaicấp thống trị trong xã hội Ở nước ta, hệ thống chính trị là chỉnh thể các thiết chếchính trị xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm đảm bảo và thựcthi quyền lực của nhân dân Hiện nay ở nước ta có nhiều loại hình TCXH, mỗiTCXH có vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị:
ĐCSVN là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệthống chính trị Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với hệ thống chính trị
và đối với xã hội là một nguyên lý xã hội chủ nghĩa nói chung và củanước ta nói riêng Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớinhà nước và hệ hống chính trị là yếu tố quyết định đối với thắng lợi củacông cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Từ khi giành được chính quyền đến nay, qua các giai đoạn lịch sử khácnhau, Đảng luôn là lực lượng lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong
hệ thống chính trị Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hoàn thiện nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định
Trang 17hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phát huy vaitrò hạt nhân chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệthống chính trị ngày càng quan trọng Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đốivới nhà nước và xã hội đã được Đại hội VI của Đảng đề ra một cách cụthể và được các Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X tiếp tục khẳng định vàphát triển bao gồm:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sựphát triển của toàn xã hội trong từng thời kì phát triển, trên tất cả cáclĩnh vực;
- Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sởcho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước, củng cố và phát triển hệthống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động
- Đảng đề ra những quy định và chính sách về công tác cán bộ; pháthiện lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoàiĐảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với cơ quan nhà nước, các tổchức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trívào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xãhội
Về thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội làlãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để nhà nước và các
tổ chức thành viên của hệ thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạotrong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biệnpháp cụ thể của mình
Trang 18 MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổchức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểutrong các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định
cư ở nước ngoài Với tính chất đó MTTQVN có vai trò hết sức quan trọngtrong hệ thống chính trị Điều 9 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung 2001ghi nhận “Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sởchính trị của chính quyền nhân dân” Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị củaMặt trận là pháp huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự thốngnhất về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng
cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền lợichính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ
và viên chức nhà nước
Công Đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Việt Nam, là thành viên của hệ thốngchính trị của xã hội chủ nghĩa và là trường học của người lao động Trongphạm vi chức năng của mình, Công đoàn tham gia quản lý nhà nước và xãhội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chứckinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao độngkhác xây dựng và bảo vệ tổ quốc; cùng với cơ quan nhà nước chăm lo vàbảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người laođộng
Hội Nông Dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nôngdân Việt Nam, là thành viên hệ thống chính trị Trong quá trình hoạt động,Hội Nông Dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra,giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; đoàn kết,
Trang 19giáo dục, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân; cùng với cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế tổ chức chăm lo và bảo vệ quyền lợi củanông dân, kiến nghị với nhà nước những vấn đề cần thiết trong chính sáchphát triển nông nghiệp nông thôn.
Đoàn TNCSHCM là tổ chức chính trị - xã hội, liên minh tự nguyện củathanh niên Việt Nam, là đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng cộng sảnViệt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chínhtrị Trong chức năng, nhiệm vụ của mình Đoàn TNCSHCM tập hợp, đoànkết, giáo dục và và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạtđộng của nhà nước và xã hội; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổchức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúngkhác chăm lo và bảo vệ quyền lợi của thế hệ trẻ, đề xuất với Đảng và nhànước các chính sách, quan đểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế
hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện
Hội LHPNVN là tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ Việt Nam, là thànhviên có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Hội LHPNVN tập hợp,đoàn kết, động viên, giáo dục các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực vàocác công việc nhà nước và xã hội, các quá trình phát triển kinh tế, văn hóa,giáo dục, thực hiện bình đẳng giới, phát huy vai trò đặc biệt của phụ nữtrong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục cácthế hệ thanh thiếu niên Việt Nam
Hội CCB Việt Nam là thành viên của MTTQ, một tổ chức thành viên của
hệ thống chính trị Trong phạm vi hoạt động của mình, Hội CCB tập hợp,đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn đấu giữ vững bảnchất cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, phát huy dânchủ góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh; tham
Trang 20gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phầntích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ và tham gia vào hoạt động đối ngoạicủa Đảng và nhà nước.
Sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội mang ý nghĩa chính trị quantrọng, các tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân, với vai trò hội tụsức mạnh toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị TCXH góp phần ổn địnhchính trị từ trung ương đến địa phương tạo điều kiện để nhà nước thực hiện việcquản lý xã hội TCXH đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội ViệtNam, thay mặt quần chúng nhân dân thực hiện quyền lực chính trị đồng thờigiúp cho từng cá nhân phát huy tính tích cực chính trị thông qua việc tuyêntruyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương củaĐảng, pháp luật của nhà nước, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước vàquản lý xã hội Là bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã gópphần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân lao động
00 _**** 00
Trang 21CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN
TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH.
2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN
TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH
Qua hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, các TCXH luôn thu hút đông đảo sốlượng thành viên tham gia với nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, đây chính làđiều kiện thuận lợi để TCXH tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước đến các thành viên trong tổ chức cũng như ngoài tổchức Tuy nhiên các tổ chức này không được nhân danh quyền lực nhà nước, dovậy để hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH đạt hiệu quả cao, cần mộtkhung pháp lý hỗ trợ, đó là những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, tráchnhiệm của TCXH trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật Cụ thể như sau:
Luật MTTQ quy định về quyền và trách nhiệm của MTTQVN trong lĩnh vực
tuyên truyền pháp luật:
“MTTQVN tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật với các nội dung sau đây:
1- Tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
2- Phối hợp, tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội.
Trang 223- Tham gia với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cùng cấp tổ chức các cuộc vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn nhân dân thực hiện hương ước, quy ước về nếp sống tự quản ở thôn, làng, ấp, bản,
tổ dân phố, cộng đồng dân cư khác ở cơ sở phù hợp với pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân.
4- Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở ” (Điều 7)
Nghị định 59/2001/NĐ-CP ngày 16/08/2001 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật MTTQ cũng nêu rõ trách nhiệm của các cơquan nhà nước trong việc phối hợp với Ủy ban MTTQVN, các thành viên củaMặt trận cùng cấp xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục, vận động nhândân thực hiện pháp luật
Luật Công Đoàn năm 1990 cũng quy định “Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục người lao động ý thức chấp hành
và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật”
Tương tự, Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003 quy định tại khoản
5 Điều 22 “TCXH có quyền phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật”
Trên cơ sở pháp luật quy định về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, một sốTCXH trong đó có Hội Luật Gia đã cụ thể hóa nội dung này trong điều lệ của
mình, cụ thể: “Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ, qyền hạn tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức và nhân dân, Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách; thành lập các trung tâm
tư vấn pháp luật” (Điều 3) Các hội viên của Hội Luật Gia được cung cấp thông
tin về pháp luật, được bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật đồng thời cũng có
Trang 23nghĩa vụ tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trìnhcủa hội.
Có thể thấy những quy định trên khẳng định việc tuyên truyền đường lối,chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với mọi tầng lớpnhân dân có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội, là một trong những nhiệm vụquan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa Để những quy định đó đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy được giátrị, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cụ thể hóa chúng:
Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004Phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật
và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã,phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010 Mục tiêu của chương trình là đẩymạnh phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định pháp luật gắn trựctiếp đến cuộc sống người dân, phù hợp với đối tượng, đặc thù kinh tế, xãhội và tình hình thi hành pháp luật ở từng địa bàn; từng bước ngăn chặn vàhạn chế vi phạm pháp luật ở khu vực dân cư; xây dựng môi trường sốnglành mạnh trong từng gia đình; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hànhpháp luật trong các lĩnh vực đất đai, khiếu nại tố cáo, an toàn giao thông,phòng chống tệ nạn xã hội…
Để thực hiện chương trình hành động này, ngày 28/01/2006 Thủ tướngChính phủ ban hành quyết định số 28/2006/QĐ-TTg Phê duyệt các đề áncủa chương trình, trong đó đề án thứ 2 với nội dung Xây dựng và đẩymạnh công tác tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộngđồng dân cư do Ủy ban Trung ương MTTQVN chủ trì với sự phối hợp củaHội NDVN, Hội CCBVN, Trung ương Hội LHPNVN, Trung ương ĐoànTNCSHCM với mục tiêu cụ thể là nâng cao kỹ năng tập hợp, tuyên truyền
Trang 24nhận thức pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật của Ủyban MTTQ, các tổ chức đoàn thể nhân dân, ban công tác Mặt trận và các
tổ chức thành viên ở cộng đồng dân cư Phấn đấu đến hết 2010 các đốitượng: Ban thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã, người đứng đầu các tổchức thành viên của Mặt trận cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng kiến thứcpháp luật Xây dựng điểm sáng trong chấp hành pháp luật tại các cơ sở xã,phường, thị trấn, mỗi xã, phường, thị trấn trong cả nước xây dựng đượcmột “nhóm nòng cốt”, “câu lạc bộ pháp luật” ở khu dân cư hoạt động cóhiệu quả Để đạt được các mục tiêu trên, đề án đưa ra các giải pháp thựchiện trong đó MTTQVN các cấp giữ vai trò chủ đạo xây dựng chươngtrình, kế hoạch chung về phong trào tuyên truyền và vận động chấp hànhpháp luật, theo đó các tổ chức thành viên của MTTQ phát động phong tràochấp hành pháp luật theo từng đối tượng đoàn viên, hội viên và các tầnglớp nhân dân Đề án phân công rõ trách nhiệm của MTTQ và các thànhviên, trong đó:
Ủy ban Trung ương MTTQVN có trách nhiệm xây dựng kế hoạch,chương trình theo từng thời gian cụ thể; hướng dẫn, kiểm tra cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện đề án tạicộng đồng dân cư
Hội NDVN phối hợp với các cơ quan tham gia đề án lồng ghép việctuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong hội viên nông dânvới phong trào nông dân sản xuất giỏi, hoạt động của câu lạc bộnông dân
Trung ương Đoàn TNCSHCM tăng cường phổ biến giáo dục phápluật trong đoàn viên thanh niên; phát huy vai trò nòng cốt của thanhniên trong công tác phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi
Trang 25trường, thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, luật nghĩa vụ quân sự gắn với việc thực hiện đề án với phong trào “thi đua tình nguyệnxây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Với tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền pháp luật, nhất là trong giaiđoạn hiện nay, ngày 12/03/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 37/2008/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục phápluật từ năm 2008 đến 2012, theo đó đến hết năm 2012, công tác phổ biến,giáo dục pháp luật phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Từ 80% đến 90% người dân trên toàn quốc được tuyên truyền phápluật chung và các văn bản luật chuyên ngành liên quan đến từngnhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau;
Từ 95% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiếnthức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ củamình;
95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quyđịnh liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao độngđược tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của côngdân và người lao động;
100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang
bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định khácliên quan trực tiếp đến nhiệm vụ;
95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật liên quan trực tiếp đến đối tượng này;
Trang 26 Từ 95% đến 100% văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Namđược tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp;
Như vậy, theo chương trình này thì việc tập trung tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật được thực hiện đối với 6 nhóm đối tượng là cán bộ, côngchức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộcthiểu số; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; người lao động, người sửdụng lao động; thanh thiếu niên; người Việt Nam ở nước ngoài và người nướcngoài ở Việt Nam Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp luật liên quan trựctiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân và những văn bản quy phạm pháp luật doQuốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành Chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định liên quan đến hộinhập kinh tế quốc tế, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãngphí, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông…Chương trình đượcthực hiện với các đề án trọng tâm;
Đề án thứ 1: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nôngthôn và đồng bào dân tộc thiểu số với sự tham gia của Hội NôngDân Việt Nam, Trung ương Hội LHPNVN;
Đề án thứ 2: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong nhà trường với sự tham gia của Trung ương ĐoànTNCSHCM
Đề án thứ 3: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động
và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp với sựtham gia của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Trang 27 Bên cạnh đó còn có các văn bản khác như: Quyết định số TTg ngày 29/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược pháttriển thanh niên đến 2010, đặt ra mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần,xây dựng nếp sống văn hóa và ý thức tuân theo pháp luật, đẩy lùi tệ nạn xãhội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên.
70/2003/QĐ-Tóm lại, có thể thấy rằng nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyêntruyền pháp luật nói chung và hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH nóiriêng, do đó đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm thực hiệntốt chủ trương của Đảng, triển khai vào thực tiễn cuộc sống Các văn bản trên đãtạo ra hành lang pháp lý và cơ chế để các TCXH tham gia vào công tác tuyêntruyền pháp luật, góp phần cùng cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả của hoạtđộng tuyên truyền pháp luật trên phạm vi cả nước Các văn bản pháp luật đã chỉ
rõ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là quyền, là trách nhiệm, là nghĩa
vụ của mỗi TCXH Việc “luật hóa” hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH
đã góp phần nâng hoạt động này lên một tầm cao mới, trở thành một trongnhững nội dung hoạt động chính của các tổ chức này, bên cạnh việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên Pháp luật cũng quy định tráchnhiệm của cơ quan nhà nước phối hợp với TCXH, mà cụ thể là MTTQ và các tổchức thành viên của mặt trận phối hợp với Ủy ban Nhân dân xây dựng chươngtrình tuyên truyền pháp luật Với tư cách là cơ quan nhà nước, nhân danh nhànước, sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động của mình, sự phối hợp giữa
cơ quan nhà nước và TCXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCXH trong việcthực hiện công tác này Các chương trình tuyên truyền pháp luật đã nêu rõ mụctiêu cần đạt được; nội dung chương trình; thời gian thực hiện và đề ra các giảipháp thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra, theo đó các TCXH có thểphối hợp với cơ quan nhà nước, các TCXH khác hoặc tự mình thực hiện việctuyên truyền pháp luật; phạm vi đối tượng được tuyên truyền pháp luật cũng
Trang 28được mở rộng đến tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội nhằm tạo ra sựchuyển biến toàn diện trong nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật của mọithành phần trong xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những quy định phù hợp, tạo ra cơ sở cho hoạt độngtuyên truyền pháp luật của TCXH thì các quy định pháp luật về vấn đề này vẫncòn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tuyên truyền phápluật của TCXH, nhất là trong giai đoạn hiện nay Phần lớn các văn bản pháp luậtđều chỉ quy định chung chung là TCXH có trách nhiệm tuyên truyền Hiến pháp
và pháp luật cho nhân dân, giáo dục nhân dân ý thức chấp hành và tham gia đấutranh bảo vệ pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân…màkhông quy định rõ rằng để thực hiện hoạt động này các TCXH có thể sử dụngnhững hình thức, phương tiện tuyên truyền như thế nào; sự hỗ trợ, giúp đỡ từphía cơ quan nhà nước ở mức độ nào để công tác này đạt kết quả tốt; chưa phânđịnh trách nhiệm của cơ quan nhà nước và TCXH trong các chương trình phốihợp tuyên truyền pháp luật, cơ quan nhà nước hay TCXH sẽ chịu trách nhiệm
về kết quả của công tác tuyên truyền Chính những thiếu sót trong quy định phápluật này đã làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật trong thời gian qua Để pháp huy hơn nữa vai trò của TCXH trong công táctuyên truyền pháp luật thì trong thời gian tới cần rà soát lại hệ thống văn bảnpháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH, qua đó có sự sửa đổi,
bổ sung các quy định đã có hoặc ban hành các quy định mới cho phù hợp vớitình hình hiện nay, để chúng trở thành động lực phát triển của xã hội
2.2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CỦA TCXH
2.2.1 hoạt động tuyên truyền pháp luật của Đảng cộng sản Việt Nam
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐCSVN “là đội tiên phong dũng cảm và bộtham mưu sáng suốt” của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo
Trang 29sự nghiệp cách mạng của dân tộc Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội,những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng được nhà nước thể chế hóathành pháp luật và tổ chức thực hiện Vai trò của ĐCSVN trong lĩnh vực tuyêntruyền pháp luật trước hết thể hiện ở việc Đảng coi đây là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước, được thể hiện trong các Nghị quyếtcủa các kỳ Đại hội Đảng:
Nghị quyết lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới
và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” đã đặt ra nhiệm vụ “đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể sát hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên, đoàn viên… tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến mọi người dân, động viên nhân dân thực hiện”
Nghị quyết lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về pháthuy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cũng yêu cầu: Mặt trận và các đoàn thểnhân dân cần có kế hoạch vận động, giáo dục, bồi dưỡng ý thức giác ngộ chínhtrị cho đoàn viên, hội viên và nhân dân
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liêntục và ở tầm cao hơn Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế, ngày 9/12/2003Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chỉ thị yêu cầucác cấp ủy Đảng, các tổ chức Đảng các cấp phải xác định rõ phổ biến, giáo dụcpháp luật là một biện pháp của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụcủa toàn hệ thống chính trị; Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính
Trang 30quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nộidung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau Mỗicán bộ, đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụthường xuyên, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đảng viên.
Vai trò của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật còn thể hiện ở hoạtđộng của các tổ chức cơ sở Đảng Các tổ chức cơ sở đảng được thành lập tại cácđơn vị cơ sở trong hệ thống TCXH, tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng, là bộ phậncấu thành của Đảng không chỉ thể hiện trong hoạt động xây dựng tổ chức màcòn thể hiện trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đờisống xã hội, là cầu nối ngắn nhất trực tiếp giữa Đảng với nhân dân, là hạt nhânlãnh đạo ở cơ sở
Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân của tổ chức cơ sở Đảng đượcbiểu hiện ở chỗ các tổ chức cơ sở Đảng được thành lập tại các đơn vị cơ sở trong
hệ thống TCXH, nó gắn bó trực tiếp với nơi ở hoặc nơi làm việc của Đảng viên,
và mọi đảng viên sống, làm việc có quan hệ thường xuyên với nhân dân Cơ sở
là nơi gắn bó trực tiếp với nhân dân, là nơi trực tiếp tuyên truyền đường lối, chủtrương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị của chính quyền các cấp tớimọi người dân
2.2.2 hoạt động tuyên truyền pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội.
hoạt động tuyên truyền pháp luật của MTTQVN
MTTQVN Là tổ chức có mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tựnguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động Là nơi quy tụ,tập hợp đông đủ nhân dân tham gia khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sựnhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân Tuyên truyền, động viên nhân dân
Trang 31phát huy quyền làm chủ, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật.
MTTQVN thực hiện việc tuyên truyền pháp luật tới quần chúng nhân dântrước hết là thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, đây là một trong những nhiệm
vụ của MTTQ các cấp trong việc tuyên truyền pháp luật được quy định tại Điều
7 Luật Mặt trận tổ quốc Bên cạnh đó với tính chất là tổ chức gần gũi, có tầmảnh hưởng sâu rộng và chi phối nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân cư, quy
tụ một lực lượng rất lớn các thành phần xã hội tham gia, do vậy MTTQ có lợithế rất lớn khi tham gia công tác hòa giải ở cơ sở Thông qua hoạt động này,MTTQ đã góp phần to lớn vào việc nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật về đấtđai, hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự cho nhân dân lao động, không những thếcòn góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngăn chặn hành vi
vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, MTTQ các cấp đã phối hợp chặtchẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên để tuyên truyền pháp luật rộng rãitrong thành viên, hội viên và nhân dân những chủ trương, chính sách, đường lốicủa Đảng và pháp luật của nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.Quan tâm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộngđồng dân cư, nhằm thông qua lực lượng này tuyên truyền, phổ biến việc thựchiện pháp luật đến các tầng lớp nhân dân MTTQ các cấp đã tích cực, chủ độngphối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thành viên để thực hiện cácnội dung của chương trình tuyên truyền pháp luật, trong đó chú trọng tới việclồng ghép nội dung các phong trào, các cuộc vận động của MTTQ vào các nộidung tuyên truyền pháp luật
Từ năm 1995 đến nay, Ủy ban Trung ương MTTQVN phát động phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, một trong những