TCXH xây dựng chương trình tuyên truyền pháp luật phù hợp với điều kiện mới.

Một phần của tài liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương (Trang 53 - 61)

kiện mới.

Để đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trên thực tế, phát huy hơn nữa vai trò của TCXH trong lĩnh vực này thì mỗi TCXH cần xây dựng cho mình chương trình tuyên

truyền pháp luật cho phù hợp với chức năng hoạt động, mục đích tập hợp của tổ chức mình.

Trước hết nội dung tuyên truyền cần được mở rộng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, khi nước ta đang trong tiến trình chủ động hội nhập với thế giới. Các TCXH lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn hoạt động của mình, tập trung tuyên truyền các văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như Luật Khiếu nại Tố cáo, Luật Hôn nhân Gia đình, Luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Thanh niên, các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, bên cạnh đó cũng cần tập trung tuyên truyền các văn bản mới ban hành, các quy định lien quan đến hội nhập kinh tế quốc tế…đảm bảo yêu cầu tuyên truyền được tất cả các văn bản luật mới ban hành, cung cấp kiến thức pháp luật một cách toàn diện cho quần chúng nhân dân.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hình thức tuyên truyền. Tùy từng đối tượng, địa bàn, điều kiện cụ thể của mỗi TCXH mà thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền trực tiếp, tập huấn giới thiệu văn bản pháp luật mới liên quan đến cuộc sống nhân dân, chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến tới tận cơ sở, tới mỗi người dân. Đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật.

- Phát huy hiệu quả hoạt động tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua việc mở chuyên mục mới, tăng thời lượng, đảm bảo tính chính xác về nội dung, hình thức thể hiện phong phú, hấp

dẫn. Nâng cao tính định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội khi phổ biến thông tin pháp luật, chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo chí bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài.

- Đa dạng hóa các loại tài liệu tuyên truyền pháp luật bao gồm: sách, tờ rơi, băng, đĩa hình, pa nô…các ấn phẩm pháp luật phổ thông cần được phát miễn phí tới người dân, chú trọng tài liệu song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài. Đa dạng hóa các loại hình tủ sách pháp luật, tiến tới kết hợp mô hình tủ sách pháp luật truyền thống với tủ sách pháp luật điện tử, duy trì, củng cố và phát triển tủ sách pháp luật đặc thù cho mỗi vùng, miền.

- Phát huy vai trò của hoạt động hòa giải ở cơ sở trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng cách: kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý công tác hòa giải từ trung ương đến cơ sở, đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên, định kỳ tổ chức giao lưu, hội thi tạo điều kiện cho các hòa giải viên gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật, tập trung đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật tại các câu lạc bộ này theo hướng sinh hoạt pháp luật theo chuyên đề, trao đổi, giải đáp những tình huống pháp luật từ thực tiễn, tiếp tục thực hiện việc lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ khác.

- Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật.

- Phát triển mạnh các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật. Tăng cường kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý cho các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đáp ứng nhu cầu được giải đáp những vướng mắc về pháp luật trong nhân dân. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể xã hội khác.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng thực hiện hương ước của thôn, làng, bản, ấp, điều lệ của các đoàn thể xã hội. Thực hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát động các đợt cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật, xây dựng các điểm sáng về chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng đến phương tiện kĩ thuật phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật của TCXH, mua sắm thêm các phương tiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của công tác này, bằng cách mỗi TCXH dành một phần kinh phí hoạt động để trang bị phương tiện kĩ thuật, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính từ cơ quan nhà nước, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Công tác tuyên truyền pháp luật cần được tiến hành thường xuyên, thường kì, liên tục trên mọi địa bàn, kiên quyết khắc phục tình trạng chỉ chú trọng tuyên truyền khi mới phát động phong trào.

Ngoài ra để nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền pháp luật thì các TCXH cần phải quan tâm củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền pháp luật thông qua các hoạt động như định

kì tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nhất là khi các văn bản mới được ban hành; tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ chức các cuộc thi người làm công tác tuyên truyền pháp luật giỏi nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực thực hiện hoạt động tuyên truyền pháp luật được thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất luợng, hiệu quả công việc; quan tâm đào tạo tiếng dân tộc và ngoại ngữ tại những địa bàn có liên quan. Qua đó phát huy vai trò của các Luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn TNCSHCM, cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Tổ chức xã hội và vai trò của tổ chức xã hội

trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật”, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động

tuyên truyền pháp luật của tổ chức xã hội trong thời gian qua, phân tích và đánh giá thực trạng đề tài này đã đạt được những kết quả nhất định.

Nội dung chính của đề tài này giới thiệu sơ lược về các TCXH với những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại TCXH; những văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của nhà nước về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH. Đồng thời phân tích vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật theo tinh thần của các chương trình tuyên truyền pháp luật do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã đánh giá việc tuyên truyền pháp luật của một số TCXH ở các địa phương cụ thể. Nêu những kết quả đạt được và những hạn chế để rút ra kinh nghiệm trong thời gian tới.

Bên cạnh đó cũng nêu một số giải pháp, kiến nghị các cấp, các ngành xem xét để đề ra những chủ trương chính sách mới, sát thực tế hơn để hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH đạt được kết quả tốt hơn, góp phần hình thành lối sống tuân theo pháp luật trong quần chúng nhân dân, nhằm phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở cơ sở, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tuy nhiên khóa luận mới chỉ đưa ra ý kiến đánh giá của cá nhân, những phương hướng và giải pháp chung chung, chưa phân tích một cách thức sự sâu những giải pháp đó, vì vậy những đánh giá, nhận xét của khóa luận chắc

chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hy vọng vấn đề sẽ được đề cập sâu sắc hơn trong những công trình nghiên cứu khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật hành chính- Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công an Nhân dân năm 2008.

2. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Khoa Luật- Đại học Quốc gia 3. Giáo trình Hành chính và Tài phán hành chính – Học viện Chính trị Hành

chính quốc gia

4. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - Đại học luật Hà Nội.

5. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

6. Dự thảo Luật về Hội lần thứ 11.

7. Nghị định 59/2001/NĐ-CP ngày 16/08/2001 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật MTTQ.

8. Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

9. Luật Công đoàn 1990.

10. Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 1999.

11. Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến 2010.

12. Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010.

13. Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 phê duyệt các đề án chi tiết của chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010.

14.Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012.

15. Điều lệ Hội Luật Gia Việt Nam.

16. Thạc sỹ Luật học Nguyễn Hải Ninh “Khái niệm, đặc điểm và phân loại Hội”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2007.

Một phần của tài liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w