Hoạt động tuyên truyền pháp luật của Đảng cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương (Trang 28 - 30)

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐCSVN “là đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt” của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo

sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện. Vai trò của ĐCSVN trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật trước hết thể hiện ở việc Đảng coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước, được thể hiện trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng:

Nghị quyết lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới

và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” đã đặt ra

nhiệm vụ “đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn

thể sát hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên, đoàn viên… tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến mọi người dân, động viên nhân dân thực hiện”

Nghị quyết lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cũng yêu cầu: Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cần có kế hoạch vận động, giáo dục, bồi dưỡng ý thức giác ngộ chính trị cho đoàn viên, hội viên và nhân dân

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn. Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế, ngày 9/12/2003 Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng, các tổ chức Đảng các cấp phải xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một biện pháp của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị; Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính

quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đảng viên.

Vai trò của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật còn thể hiện ở hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng. Các tổ chức cơ sở đảng được thành lập tại các đơn vị cơ sở trong hệ thống TCXH, tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng, là bộ phận cấu thành của Đảng không chỉ thể hiện trong hoạt động xây dựng tổ chức mà còn thể hiện trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cầu nối ngắn nhất trực tiếp giữa Đảng với nhân dân, là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở.

Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân của tổ chức cơ sở Đảng được biểu hiện ở chỗ các tổ chức cơ sở Đảng được thành lập tại các đơn vị cơ sở trong hệ thống TCXH, nó gắn bó trực tiếp với nơi ở hoặc nơi làm việc của Đảng viên, và mọi đảng viên sống, làm việc có quan hệ thường xuyên với nhân dân. Cơ sở là nơi gắn bó trực tiếp với nhân dân, là nơi trực tiếp tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị của chính quyền các cấp tới mọi người dân.

Một phần của tài liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương (Trang 28 - 30)