Hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH.

Một phần của tài liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương (Trang 50 - 53)

pháp luật của TCXH.

Pháp luật giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật nói riêng, pháp luật là cơ sở pháp lý cho các TCXH thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vì vậy để nâng cao vai trò của TCXH trong hoạt động này, trước hết phải xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật, đưa pháp luật trở thành công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho công tác tuyên truyền pháp luật.

Hiện nay, các quy định về hoạt động tuyên truyền pháp luật vẫn nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật Mặt trận Tổ Quốc, Luật Công Đoàn, và các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật này mà chưa có sự tập trung thống nhất trong một văn bản duy nhất, hơn nữa quy định về tuyên truyền pháp luật vẫn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà hoạt động tuyên truyền ngày càng được chú trọng, do vậy thiết nghĩ trong thời gian tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trình Quốc Hội ban hành; Luật quy định chung về hoạt động tuyên truyền pháp luật của cơ quan

nhà nước và của TCXH, quy định cụ thể về cơ chế phối hợp hoạt động giữa TCXH và cơ quan nhà nước trong thực hiện khi thực hiện hoạt động này. Khi Luật được thông qua cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành để Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Trong khi chưa ban hành được Luật thống nhất về tuyên truyền pháp luật thì cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH theo hướng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của TCXH, bổ sung quy định về sự phối hợp, giúp đỡ từ phía cơ quan nhà nước về kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phối hợp với TCXH tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ nhân lực làm công tác tuyên truyền pháp luật của TCXH.

Các Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức tham gia cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan này, tránh hiện tượng chồng chéo trong trách nhiệm thực hiện dẫn tới tình trạng “cha chung không ai khóc”, không mang lại kết quả trên thực tế. Ngoài ra cũng cấn nêu rõ giải pháp thực hiện đối với từng chương trình phù hợp với đối tượng, địa bàn, nội dung tuyên truyền.

Tiếp tục ban hành các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý của TCXH về các vấn đề: cơ cấu tổ chức của các tổ chức trợ giúp pháp lý của TCXH, mối quan hệ giữa tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước với tổ chức trợ giúp pháp lý của TCXH, quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu đối với cộng tác viên hoạt động trợ giúp pháp lý, các quy định đảm bảo cho luật sư hoạt động trợ giúp pháp lý. Cần quy định cụ thể những đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý để từ đó có chính sách phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của họ.

3.2 Tăng cường mối quan hệ giữa TCXH và cơ quan nhà nước trong công

tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và TCXH là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động tuyên truyền pháp luật, do đó trong thời gian tới cần tăng cường mối quan hệ giữa TCXH với các cơ quan nhà nước theo hướng:

- Đối với các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ Tướng chính phủ phê duyệt, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên cần phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đã phê duyệt, trong quá trình thực hiện cần thực hiện tôt công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở các địa phương thực hiện, tổ chức báo cáo, rút kinh nghiệm thường xuyên, biểu dương các điển hình thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật.

- MTTQ các cấp và các thành viên phối hợp với Ủy ban Nhân dân và Hội đồng công tác phổ biến giáo dục pháp luật xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đặc thù của từng địa phương, qua đó công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH nói riêng tại mỗi địa phương sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức pháp luật, từng bước hình thành ý thức tuân thủ pháp luật trong quần chúng nhân dân.

- Các TCXH phối hợp với Sở Tư pháp các tỉnh và các cơ quan hữu quan đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên qua đó nâng cao chất lượng của công tác hòa giải, tuyên truyền quy định pháp luật liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm công tác tuyên truyền pháp luật, các TCXH cần phối hợp với Sở Tư pháp mở các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp

vụ tuyên truyền tạo ra đội ngũ nhân lực vừa có kiến thức, nắm vững được những vấn đề liên quan đến văn bản pháp luật sẽ tuyên truyền như đối tượng, phạm vi, nội dung điều chỉnh, vừa có kỹ năng, nhiệt tình trong công tác.

- MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với Tòa án Nhân dân các địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hội thẩm nhân dân ở địa phương. Hội thẩm nhân dân là thành phần tham gia xét xử tại phiên tòa, thông qua hoạt động của mình hội thẩm nhân dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, qua đó tuyên truyền nội dung các quy định pháp luật đến những người tham dự phiên tòa cũng như quần chúng nhân dân.

- TCXH phối hợp với cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là những kênh thông tin có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trên khắp mọi vùng, miền, vì vậy sự phối hợp này sẽ tạo ra một hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả cao cho công tác tuyên truyền pháp luật.

- Ngoài ra để hoạt động tuyên truyền pháp luật của TCXH ngày càng có hiệu quả thì rất cần có sự hỗ trợ về kinh phí từ cơ quan nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; có chế độ phụ cấp, bồi dưỡng về vật chất cho đội ngũ làm công tác này, làm cho họ yên tâm, gắn bó với công tác.

Một phần của tài liệu hoạt động tuyên truyền pháp luật của các Tổ chức xã hội trên địa bàn một số địa phương (Trang 50 - 53)